Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh Lớp 3

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 4700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_kieu_bai_ve_tranh_chan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh Lớp 3

  1. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 Phần I: phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá cho một quốc gia, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn phát triển toàn diện con người thì không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Giáo dục thẩm mỹ là đào tạo phát triển con người toàn diện đồng thời thông qua các phương tiện thẩm mỹ đặc biệt là phương tiện nghệ thuật để tác động đến sự phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của học sinh tiểu học. Do đó giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường tiểu học là một nhiệm vụ tác động một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch đến sự phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ chủa học sinh thông qua quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các quan hệ xã hội, giúp họ cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong thực tế trong những biểu hiện đa dạng của cuộc sống. Hình thành cho học sinh những năng lực nghệ thuật, lòng mong muốn và khả năng mang cái đẹp vào đời sống, học tập ,lao động, ứng xử. Giáo dục thẩm mỹ luôn xây dựng cho học sinh thái độ không khoan nhượng với cái xấu xa, phản thẩm mý trong tâm hồn, trong hành động, hành vi, cử chỉ, hình dáng trang phục trong cuộc sống cũng như trong cái phản nghệ thuật, trong tác phẩm nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật trong trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh hứng thú và nhu cầu cao đối với giá trị nghệ thuật. Đồng thời giáo dục thẩm mỹ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động thành một quá trình sư phạm toàn vẹn. Vậy đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 thuật phải luôn trau dồi kiến thức, không chỉ nắm vững chuyên môn của môn nghệ thuật tạo hình mà phải nắm vững lý luận kiến thức chung của môn học khác như âm nhạc, văn học, thơ ca. Để truyền đạt một cách tối đa kiến thức tới học sinh bằng con đường gần nhất. Có vận dụng được như vậy thì giáo dục thẩm mỹ mới tác động tích cực đến việc hình thành tư tưởng chính trị của nhân cách. Bởi giáo dục thẩm mỹ không những làm phát triển tư duy, hình tượng mà còn có tác động nâng cao hiệu quả hoạt động của trí tuệ, thúc đẩy lao động trí óc. Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển đạo đức của học sinh, biết yêu quý cái thiện, ghét cái ác. ở độ tuổi học sinh tiểu học thì cái thiện và cái mỹ hoà hợp với nhau bằng trực giác cho nên giáo dục thẩm mỹ làm cho học sinh hiểu biết và ham thích cái đẹp của các mối quan hệ trong xã hội. Cái đẹp trong hành vi ứng xử, góp phần hình thành ở học sinh là lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức con người xã hội thẩm mỹ. Ngoài sự gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại giữa giáo dục thẩm mỹ với giáo dục tư tưởng chính trị - đạo đức -trí tuệ - thể chất - lao động. Môn mĩ thuật trong trường tiểu học không những tìm tòi và khám phá ra những học sinh có năng khiếu mà con giúp học sinh làm quen nhận biết cái đẹp trong màu sắc, đường nét, hình khối, đường nét ánh sáng ở những đồ vật bình thường gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, ở những hiện tượng tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có khả năng diễn đạt những điều nhìn thấy hay những cảm xúc thể nghiệm sâu trong tiềm thức thành những đường nét, màu sắc, hình khối. Qua đó giáo dục học sinh lòng yêu quý ông, bà, cha, mẹ, mọi người xung quanh. Đồng thời yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường, trân trọng những sản phẩm do con người làm ra và do thiên nhiên ban tặng. Bởi vậy nhà trường có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vê nghệ thuật, mĩ thuật, rèn luyện cho các em có kỹ năng về mĩ thuật, đặc biệt là cách vẽ tranh khi sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên cũng đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải khó khăn bất cập, và hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy tôi manh dạn vận dụng một số phương pháp để dạy tốt phần môn vẽ tranh, đặc biệt là bài vẽ chân dung ở lớp 3 Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 I.2. Mục đích nghiên cứu Trong mĩ thuật 4 có 5 phân môn gồm: + Thưởng thức mỹ thuật + Vẽ trang trí + Vẽ tranh + Tập nặn tạo dáng Mĩ thuật 3 xây dựng và phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua việc vẽ, nặn, xem tranh, được thể hiện trong sách giáo khoa. Qua việc hướng dẫn học sinh vẽ tranh giúp các em không những cảm nhận được vẻ đẹp về hình khối, màu sắc trong tranh, mà còn giúp các em vẽ được bức tranh đẹp từ bố cục đến hình vẽ và màu sắc và còn xây dựng khả năng tham gia hoạt động mĩ thuật giúp cho việc phát triển hài hoà, toàn diện cân bằng, phát hiện những học sinh có năng khiếu mỹ thuật, động viên các em và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. Tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với cái đẹp và hiểu cách vẽ và vẽ được nhiều bức tranh đẹp về đề tài khác nhau. I.3. Thời gian và địa điểm I.3.1.Thời gian nghiên cứu Qua quá trình giảng dạy cùng với các năm đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa và trọng tâm là từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 là thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các nội dung trong phạm vi của đề tài này. I.3.2.Địa điểm nghiên cứu. Phạm vi đề tài tôi nghiên cứu và áp dụng với học sinh tiều học lớp 3 trong trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ. I.4.Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật cao , giáo viên mĩ thuật phải hiểu sâu rộng , nắm bắt được tâm lý học sinh , để sử dụng phương pháp dạy và truyền đạt cho thích hợp với các em giữa các khối lớp để gây được sự chú ý , hứng thú học hỏi của các em . Say mê tìm tòi khám phá trong xã hội , thiên nhiên , con người, và môi trường Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 xung quanh cuộc sống của các em . Biết vận dụng tổ chức cho các em hoạt động thẩm mỹ bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú . Giáo dục các em yêu thiên nhiên , yêu ban bè, kímh trọng thầy cô , biết yêu quý cái đẹp , cái thẩm mỹ của môn mỹ thuật. Môn mĩ thuật có tác dụng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho học sinh , môn mỹ thuật góp phần tích cực làm đẹp cho xã hội , con người. Giáo viên mĩ thuật cần nắm sâu lý thuyết bộ môn để vận dụng phương pháp giảng dạy cho thích hợp . đồng thời phải có sư phạm , có khả năng tổ chức cac trò chơi phù hợp , có sự phối hợp giữa môn nọ môn kia để tìm ra sự tương quan hỗ trợ lẫn nhau . Muốn vậy người giáo viên mĩ thuật cần phải nghiên cứu vân dụng những lý luận đã học vào quá trình giảng dạy cho chu đáo , sâu sắc hơn. I.5. Thực trạng và định hướng Thực tiễn dạy và học mĩ thuật trong những năm qua ở các trường tiểu học nói chung và truờng tiểu học Nguyễn Văn Cừ nói riêng có những thuận lợi và hạn chế sau: a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và được sự giúp đỡ tạo điề kiện của ban giám hiệu nhà trường để giáo viên giảng dạy, học sinh được học tập. - Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn do phòng Sở tổ chức. Giáo viên được cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho tiết học, đồ dùng trực quan, sách giáo khoa, sách giáo viên. b) Hạn chế: - Học sinh còn coi môn mĩ thuật là môn phụ. - Những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc còn thiếu. - Chưa có phòng học chức năng riêng cho môn mĩ thuật trong mọi tiết dạy còn hạn chế vẫn còn bị gò bó về kỷ luật. - Phụ huynh học sinh chưa thấy rõ được vai trò của bộ môn mĩ thuật trong việc hỗ trợ, bổ trợ cho những môn học khác. Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 - Phụ huynh học sinh chưa đầu tư cho các em phát triển năng khiếu bằng cách cho các em tham gia vào các lớp năng khiếu. Từ những khó khăn trên giáo viên phải khắc phục tìm tòi, áp dụng phương pháp để dạy kiểu bài vẽ tranh đạt hiệu quả và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học. Phần II: Nội dung II.1. Chương 1: Tổng quan Mĩ thuật là môn học trực quan , là một loại hình nghệ thuật thị giác , là một loại hình học có tầm quan trọng cho học sinh và giáo viên nắm chắc kiến thức mĩ thuật để trang bị cho việc dạy và học nó mang tính nghệ thuật cao trong nghệ thuật tạo hình . Nó đòi hỏi giáo viên phải có năng lực , trình độ , phẩm chất , đạo đức , có lòng say mê nghệ thuật thẩm mĩ , sáng tạo mĩ thuật , có trí tưởng tượng chiêm ngưỡng sản phẩm của mình của bạn bè ởi vậy môn mĩ thuật là nơi để các em thể hiện mình , những tài năng của mình và cũng là điều kiện giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt , năng lực và phẩm chất . Môn mĩ thuật là có mục tiêu giúp học sinh phát triển về đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để hình thành lên nhân cách con người mới . Dạy cho các em môn mỹ thuật , giúp cho các em tạo ra cái đẹp , có khả năng tìm tòi sáng tạo , có nhiều cảm xúc về mỹ thuật . Môn mĩ thuật chủ yếu là giáo dục thểm mỹ cho học sinh , giúp các em cảm nhận vận dụng cái hay cái đẹp của mỹ thuật và học tập sinh hoạt hàng ngày. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật cao, giáo viên mĩ thuật phải hiểu sâu rộng, nắm bắt được tâm lý học sinh, để sử dụng những phương pháp dạy và truyền đạt cho thích hợp với các em giữa các khối lớp, để gây được sự chú ý hứng thú học hỏi của các em, say mê tìm tòi khám phá trong xã hội, thiên nhiên, con người và môi trường xung quanh cuộc sống của các em. Biết vận dụng tổ chức cho các em các hoạt động thẩm mỹ bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Giáo dục các em yêu thiên nhiên yêu bạn bè, kính trọng thầy cô, biết yêu quý cái đẹp, cái thẩm mỹ của môn mỹ thuật. Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm:Kinh nghiệm dạy kiểu bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 3 Môn mĩ thuật có tác dụng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, môn mỹ thuật góp phần tích cực làm đẹp cho xã hội, con người. Giáo viên mĩ thuật cần nắm sâu lý thuyết bộ môn để vận dụng phương pháp giảng dạy cho thích hợp. Đồng thời có phương pháp sư phạm, có sự phối hợp giữa môn nọ môn kia để tìm ra sự tương quan hỗ chợ lẫn nhau. II.2 Chương 2: Nội dung nghiên cứu Để hướng dẫn học sinh học tốt phần môn vẽ tranh: vẽ chân dung tôi thực hiện các bước sau: Đầu năm tôi nhận công tác giảng dạy ở các khối lớp 1-2-3-4-5. Đứng trước tình hình khó khăn khi học sinh còn bỡ ngỡ với môn học, tôi đã tiến hành thẩm định kiểm tra tình hình học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp hướng dẫn các em học tập đạt kết quả cao hơn II.2.1: Kiểm tra đầu năm lớp 3A Sỹ số lớp Hoàn thành tốt : A+ Hoàn thành :A Chưa hoàn thành :B 30 SL CL SL CL SL CL 10 33% 17 57% 3 10% Trước kết quả còn hạn chế hầu hết các em chưa biết sắp xếp bố cục hình ảnh, màu sắc, làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp. Trước tình hình đố tôi không hề chán nản vội vã mà đấy chính là điều kiện để mình nghiên cứu tìm tòi ra những biện pháp hướng dẫn các em tiếp thu bài nhanh, và thực hành bài vẽ kết quả cao nhất. II.2.2:Tiến hành bài dạy cụ thể cho học sinh lớp 3a Bài 8: Vẽ tranh Vẽ chân dung Giáo viên mĩ thuật: Nguyễn Thị Sen 6