Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp nhiều màn hình sẵn có, từ 1 CPU truyền tới nhiều màn hình

doc 12 trang sangkien 6980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp nhiều màn hình sẵn có, từ 1 CPU truyền tới nhiều màn hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_nhieu_man_hinh_san_co_tu_1_cpu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp nhiều màn hình sẵn có, từ 1 CPU truyền tới nhiều màn hình

  1. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học I, Đặt vấn đề Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) vào tất cả các lĩnh vực. việc ứng dụng CNTT cũng đã đem lại nhiều hiệu quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong qua trình dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH). Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện hiên đại. Những phương tiện này cho phép giáo viên khai thác, sử dụng, cập nhật sử dụng thông tin. Cụ thể giáo viên có thể tham khảo các tài liệu online, ofline của đồng nghiệp, thu thập các phần mềm, các tài liệu, tham khảo các dịch vụ mạng phục vụ cho mục tiêu và nội dung dạy học của mình. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống thầy đọc trò chép không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp người dạy chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động giảng viên có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi bằng những minh họa trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi giảng viên có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giảng viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình. Giảng dạy bằng phương tiện máy chiếu, giảng viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc Thậm chí, giảng viên có thể chạy cả một đoạn video liên quan đến bài giảng hay hiển thị các vật mẫu bằng một camera chiếu vật thể kết nối với máy chiếu đa năng. Ngoài ra, các hệ thống máy chiếu hiện đại còn cho phép thầy và trò cùng trao đổi, vấn đáp tương tác qua mạng. Giảng viên có thể chấm bài, chọn bài mẫu của học sinh ưu tú để giới thiệu trước cả lớp bằng cách hiển thị bài viết trên màn hình. Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Máy Projector (kết nối với máy vi tính) là phương tiện nghe nhìn được sử dụng hiệu quả khi thực hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng, phục vụ đặc lực cho việc truyền đạt ý tưởng của giảng viên đến học viên. Việc biên soạn giáo án điện tử và triển khai bài giảng, không thể thiếu thiết bị Projector. Máy Projector được xem là chiếu cầu nối thông tin giữa giảng viên và học viên. Hiệu quả của quá trình dạy, học phụ thuộc vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực, trong đó phải biết kết hợp sử dụng linh hoạt máy Projector với các phương tiện khác. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất một số trường chưa trang bị được máy chiếu. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy rất hạn chế. II, Đề xuất Từ trang thiết bị có sẵn của nhà trường là CPU, màn hình máy tính LCD 17’’. Với giải pháp kết hợp nhiều màn hình sẵn có, từ 1 CPU truyền tới nhiều màn hình. Từng màn hình sẽ truyền đến tận từng bàn, từng tổ nhóm. II, Trang thiết bị cần có Tên thiết bị số lượng 1 Màn hình LCD 17” 5 cái 2 Cổng chia VGA 1 cái 8 cổng 3 CPU 1 cái 4 Dây nối VGA dài 5m 5 cái 5 Dây điện 30m 6 ổ cắm 2 lỗ 5 cái 7 Phíc cắm 5 cái Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học III,Cách kết nối mô hình bố trí phòng học CPU Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Anh chụp sơ đồ bố trí phòng học Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Ảnh chụp giờ học cụ thể Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Học sinh thảo luận thông tin trên màn hình Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Kết hợp với bảng truyền thống So sánh với phòng học truyền thống Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học So sánh với phòng học sử dụng máy chiếu Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học So sánh với giờ học sáng kiến Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học III,Ưu điểm -Ứng dụng được công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Trong một thời gian ngắn của tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp thu một lượng kiến thức lớn, một đoạn phim, một hình ảnh mô phỏng Bản thân tôi là một giáo viên Hoá học , viêc trình chiếu giáo án, thí nghiệm mô phỏng, tranh ảnh, video thí nghiệm đã đem lại hiệu quả tiết học rất cao. Sử dụng được trang thiết bị sẵn có ( CPU, Màn hình LCD). Lớp học phân chia thành từng nhóm, hoạt động nhóm rất độc lập, có tính khách quan cao. Có thể thay thế máy chiếu, vẫn đảm bào tầm nhìn cho từng học sinh. Tuy nhiên, ở các trường, nơi mà cơ sở vật chất chưa phát triển, thì sử dụng máy vi tính, vẫn là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả. Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết, đạt được mục tiêu của quá trình dạy - học./. IV, Hạn chế Trên thực tế, việc sử dụng loại phương tiện nay phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể như cơ sở vật chất, đối tượng nghe, nội dung bài giảng Giáo viên phải có trình độ tin học nhất định.Phải có phòng học riêng, nguồn điện ổn định, cần thờii gian lắp đặt. Một số trường vẫn chưa trang bị được máy tính. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đơn thuần chỉ để thay cho phương pháp giảng dạy truyền thống nhằm tiết kiệm thời gian và công sức giảng bài (khá phổ biến hiện nay) nhưng không đồng nghĩa với cải tiến hay đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, thậm chí còn gây hiệu ứng tiêu cực và phản cảm nếu quá lạm dụng. Song song với những tiện ích đó, sử dụng máy tính không thể tránh khỏi những hạn chế như: tốn kém cho đầu tư ban đầu; dễ trục trặc kĩ thuật; cần kĩ năng nhất định để sử dụng; thường phải có kĩ thuật viên trực máy; Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học V, Kết luận Sáng kiến đã được triển khai thành công tại trường Võ Thị Sáu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc như: Dạy chay, thầy đọc trò chép, tránh tiếp xúc hoá chấy độc hại, cung cấp nhiều thông tin, phát huy tính tích cực hứng thú cho học sinh Tôi tin rằng sáng kiến sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới quá trình dạy học. Xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện thành công sáng kiến này. Cư Jút 12/3/2010 Giáo viên : Hồ Hải Sơn Trường Võ Thị Sáu – Cư Jut – Đak Nông Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm trang thiết bị dạy học Hồ Hải Sơn – Tr: Võ Thị Sáu - Cư jut -Đak Nông trang 12