Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị Luận văn học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị Luận văn học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_viet_bai_van_nghi_l.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị Luận văn học Lớp 8
- sở giáo dục và đào tạo tỉnh phú thọ. trường trung học cơ sở xuân áng. sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 8. Họ và tên người viết: nguyễn thị bạch tuyết. tổ khoa học xã hội. xuân áng ngày 09 tháng 5 năm 2011. 1
- sở giáo dục và đào tạo tỉnh phú thọ. sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 8. trường trung học cơ sở xuân áng. tổ khoa học xã hội. Họ và tên người viết: nguyễn thị bạch tuyết người viết skkn. trường thcs xuân áng. hiệu trưởng. nguyễn thị bạch tuyết. nguyễn kim anh. xuân áng ngày 09 tháng 5 năm 2011 2
- I-Đặt vấn đề 1- Lí do chọn vấn đề. Nghị luận là một kiểu bài khó so với các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh của phân môn tập làm văn nói chung . Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội ,về văn học , về lịch sử và đặc biệt là kĩ năng trình bày . Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh miền núi thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc , khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng , lập luận chưa có sức thuyết phục , vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa ,dài dòng, không thoát ý , mắc nhiều lỗi chính tả Từ thực trạng trên , tôi tìm tòi, học hỏi bạn bè , đồng nghiẹp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 8 2- Nhiệm vụ của đề tài Người giáo viên cần cung cấp giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng . Từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng , dần dần hướng tới bài viết hay , có ý tứ sâu sa , lời lẽ ngắn gọn , hàm xúc , bài viết mạch lạc , gợi cảm và có sức thuyết phục . 3- Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi đã chọn đối tượng học sinh lớp 8 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp 4-Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hướng dẫn thực hành , luyện viết là chủ yếu. 3
- II-giải quyết vấn đề. 1-Cơ sở của lí luận. Hai lớp 8 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 50 em thuộc xã vùng núi Xuân áng và Lâm Lợi . Do đó việc cảm thụ về văn chương và kĩ năng viết văn còn rất nhiều hạn chế . Hầu hết học sinh rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn . Theo các em đây là môn học " Vừa khô , vừa khó , vừa khổ " . Bởi vì các học sinh có vốn từ quá yếu, quá thiếu , nhiều em còn ngại suy nghĩ , không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn nội dung phong phú , lập luận chặt chẽ , sắc sảo thì quả là rất khó đối với học sinh. 2- Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi * Giáo viên - Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ . Trường có đội ngũ giáo viên có năng lực trình độ vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ . - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối ổn định * Học sinh - Đa số các em ngoan ngoãn , có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập. - Các em được cung cấp đủ sách giáo khoa vở viết. b. Khó khăn * Giáo viên : Tài liệu nghiên cứu ,tham khảo của bộ môn chưa có nhiều . Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh nên kết quả chưa cao . * Học sinh : Chủ yếu là học sinh con em làm nghề nông , ở Tiến Mỹ điều kiện đi lại khó khăn , đời sống kinh tế còn hạn hẹp . Do vậy các em không có điều kiện để mua tài liệu tham khảo , trang bị kiến thức cho bài viết . Học sinh thường xuyên có kĩ năng diễn đạt còn yếu. c. Kết quả khảo sát đầu năm. 4
- Trước khi thực hiện phương pháp trên, tôi đã tiến hành kiểm tra tình hình, thực trạnh của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau: Tổng số học Giỏi Khá Trung bình Yếu sinh 54 em 4/50 =8% 9/50 =18 % 31/50 =62% 6/50 =12% 3- các biện pháp thực hiện Để học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học yêu cầu người giáo viên cần phải truyền thụ đúng , đầy đủ, chính xác để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về kiểu bài: Nghị luận chứng minh và Nghị luận giải thích, phân tích Trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn cách khai thác chi tiết và phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt kết quả tốt nhất . a- Những kiến thức cơ bản Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận nói chung và nghị luận chứng minh ; Nghị luận giải thích , phân tích - Biết tìm hiểu đề ,tìm ý - Biết lập dàn ý từ đại cương đến chi tiết - Biết dựng đoạn và liên kết đoạn văn b- Hướng dẫn học sinh viết bài văn hay Muốn học sinh viết bài văn nghị luận từ đạt yêu cầu đến hay giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý thoả mãn các điều kiện sau: *. Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề: Đối với kiểu bài nghị luận cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? Chứng minh hay giải thích Trên cơ sở đó mà tiến hành tiếp nội dung các bước sau: - Đối với kiểu bài nghị luận cần phải xác định phạm vi đối tượng mà đề yêu cầu .Cần xác định được đề tài và nội dung của đề bài . Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa chọn ) -Cần hiểu đúng ,đầy đủ nội dung yêu cầu của đề , tránh sai lạc ,xác định được giới hạn phạm vi yêu cầu của đề ( chứng minh, bình luận , giải thích hay phân tích ) Để từ đó lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu cho bài làm . -Đưa đối tượng phải bàn bạc (nhân vật , chủ đề , nội dung, nghệ thuật ) gắn câu hỏi tìm ý để có những ý kiến cụ thể ( Điều nổi bật nhất, nét tiêu biểu cụ thể? Chi tiết nào biểu hiện ? ý nghĩa xã hội như thế nào ? Giá trị tiêu biểu ra sao ? ) 5
- -Đối với từng đối tượng phải bàn cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp *. Xác định luận điểm rõ ràng Có luận điểm rõ ràng , bài văn sạch sẽ mạch lạc ,các ý trình bày không bị chồng chéo ,lủng củng .Khi triển khai các luận điểm sẽ dễ tìm luận cứ , luận chứng và lí lẽ . Để có luận điểm rõ ràng phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài , xác định giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý : Điều nổi bật nhất để có thể làm rõ vấn đề là gì ? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào ? VD1: Khi làm đề bài: Hồ Chủ tịch có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người vô dụng”. Em hãy giải thích câu nói trên. Ta cần tìm trình bày và phân tích hệ thống luận điểm sau: a) Khái niệm về đức, tài:- Đức là gì? Tài là là gì? b) Mối quan hệ giữa tài và đức: - Vì sao “Có tài mà không có đức là người vô dụng” - Vì sao “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” - Tài và đức có mối quan hệ như thế nào? VD2: Có ý kiến cho rằng: “ Một trong những yếu tố gây hứng thú và làm rung động lòng người đọc qua truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô. Hen- ri đó là kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần.” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. + Học sinh tìm hiểu và phân tích hệ thống luận điểm như sau: (Chỉ ra tình huống đều xảy ra vào lúc truyện gần kết thúc và trái chiều nhau). + Luận điểm 1: Giôn xi tiến gần đến cái chết và trở lại lòng yêu đời. + Luận điểm 2: Bơ men khoẻ mạnh bất ngờ qua đời sau khi vẽ kiệt tác “ Chiếc lá cuối cùng”. - Biết vận dụng nội dung và nghệ thuật của truyện để lập luận và đưa dẫn chứng làm sáng tỏ 2 tình huống đó trong truyện. + Giôn xi bị bệnh sưng phổi và cô gắn cuộc đời mình vào chiếc lá thường xuân.( ám ảnh vì bệnh tật nên cô đếm lá thường xuân để chờ chết, cô tuyệt vọng nghĩ rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi thì cô cũng qua đời nhưng cuối cùng chiếc lá vẫn “bám chặt trên cành” và sự sống đã hồi sinh ở trong cô) + Hoạ sĩ già Bơ men ( người ở cùng nhà trọ nghèo với Giôn xi) đã vẽ chiếc lá thường xuân vào một đêm mưa gió và giá rét khi chiếc lá thật cuối cùng rụng xuống), cụ đã chết vì bệnh sưng phổi( tập trung làm nổi bật rõ kiệt tác của Bơ men): Đó là chiếc lá của tình yêu thương, của nghệ thuật chân chính mà cả đời hoạ sĩ khao khát, ước vọng. Đó là sức mạnh của nghệ thuật chân chính đã đem lại sự sống cho con người. Chiếc lá cuối cùng đã trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dung bằng tình người *. Lựa chọn các chi tiết hình ảnh tiêu biểu Đối với bài nghị luận về giải thích cần lần lượt nghị luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các lí lẽ Quan trọng nhất là phải biết phân tích những chứng cứ có giá trị để làm sáng tỏ luận điểm . 6
- *. Lựa chọn từ ngữ phù hợp Ngôn ngữ giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, thái độ của người viết .Vì vậy, khi viết văn cần lựa chọn từ ngữ và sắp xếp lời văn để đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Có thể sử dụng từ ngữ mang sắc thái trang trọng , dùng cách nói giảm, nói tránh, sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao ( tượng thanh , tượng hình ) kết hợp sử dụng các cách nói tu từ ẩn dụ với các điệp từ , điệp ngữ , so sánh nhân hoá , đặc biệt lời văn phải gợi cảm , thể hiện sự rung động chân thành. . *. Bố cục chặt chẽ hợp lí . Mở bài ,thân bài ,kết bài tách bạch rõ ràng . Trình bày các ý dứt khoát , tránh lan man đi quá xa đề , trình tự các ý phải theo một lôgic hợp lí . Đối với kiểu bài nghị luận phân tích : Trình tự phân tích khác trình tự kể chuyện của tác phẩm , trình tự phân tích là theo mạch lập luận lí giải của người nghị luận . Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phân tích thẩm bình ( cảm thụ ) theo mạch cảm xúc của bài thơ , đoạn thơ *. Kết hợp tốt các phương thức biểu đạt Biết kết hợp tốt các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học thì hiệu quả diễn đạt sẽ cao hơn , bài văn trở nên có hồn và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó cần biết kết hợp hài hoà giữa nêu ý kiến khái quát ( luận điểm ) với phân tích , giữa nhận xét một chi tiết với thẩm bình cụ thể để tạo sự mạch lạc trong bài viết . Có thể nói , phương pháp hướng dẫn để học sinh viết được một bài văn hay là vô cùng , hiểu được những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp học sinh định hướng được cách nghĩ , cách làm để có đựơc những bài viết mạch lạc , rõ ràng với lập luận chặt chẽ nội dung cô đọng , xúc tích. 7
- 4. Hiệu quả đạt được . Với phương pháp hướng dẫn như trên, năm học qua tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau: Tổng số học Loại giỏi Loại khá Loại Trung Loại yếu sinh bình 50 3/50=6% 20/50=40% 24/50=48% 3/50=6% Trung bình trở lên đạt : 94% 8