Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 Luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi

doc 19 trang sangkien 8640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 Luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_luyen_tap_tu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 Luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi

  1. Phòng giáo dục thành phố Yên Bái Tên chuyên đề Hướng dẫn học sinh lớp 6 Luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi *=== *===* Họ tên người viết : Ngô Thị Thanh Hải Tổ : Xã Hội II Trường : Trung học cơ sở Nguyễn Du Năm học : 2008 – 2009 1
  2. Mục lục Trang Phần I : Lý do chọn đề tài 3 I Lý do chọn đề tài. 3 II. Cơ sở lý luận 3 III. Cơ sở thực tiễn 4 1.Thuận lợi 4 2.Khó khăn 4 IV.Đối tượng và thời gian nghiên cứu 5 Phần II: Nội dung của đề tài 6 I. Nội dung 6 II.Biện pháp thực hiện 7 III.Nội dung tiến hành đề tài 7 IV.Kế hoạch thực hiện 11 V.Kết quả thu được 16 Phần III : Kết luận 17 I.Kết luận chung 17 II.Những kiến nghị 17 III.Tài liệu tham khảo 17 IV.Những nhận xét đánh giá 18 2
  3. PHần I : Lý do chọn đề tài I.Lý do chọn đề tài : - Hiện nay ngành giáo dục đã và đang không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy trong các trường phổ thông và trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy được khả năng tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Có rất nhiều các cuộc hội thảo về các phương pháp giảng dạy mới đang được áp dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh. - Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung là một môn học khó, nhất là khi học sinh mới vào học lớp 6 vừa học văn hoá, vừa phải học một ngôn ngữ mới, phải bắt đầu cách nghĩ bằng tiếng Anh và phải diễn đạt bằng tiếng Anh . - Để việc giảng dạy bộ môn tiêng Anh ở trường phổ thông cơ sở có kết quả tốt, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình một cách linh hoạt. Thông qua một số hoạt động trò chơi “Chơi mà học, học mà chơi” nhưng không gò bó nhắm giúp cho các em tiếp thu các kiến thức cơ bản ngay trên lớp. - Qua đó giúp các em nhớ từ và cấu trúc nhanh hơn dựa trên cơ sở vận dụng hài hoà các kỹ năng cơ bản : Nghe, Nói, Đọc, Viết.(Listening, Speaking, Reading and writing) II. Cơ sở lý luận : - Trong quá trình dạy - học : kiến thức là yếu tố quan trọng nhất, nhưng cũng cần phải chú ý đến phương pháp truyền đạt các kiến thức đó tới học sinh như thế nào trong mỗi tiết dạy, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có sự say mê và yêu thích môn học. Khi dạy ngoại ngữ,đặc biệt là môn tiếng Anh giáo viên phải làm thế nào để giúp học sinh tiếp cận, nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để thành lập được một ngôn ngữ đó chính là dạy từ vựng và cấu trúc câu. - Đặc biệt là học sinh lớp 6 có thể nhớ dược từ và cấu trúc câu, sử dụng từ và cấu trúc để thực hành, luyện tập là vô cùng quan trọng. Để làm tốt được điều này người giáo viên cần phải sáng tạo, áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy để bài giảng có hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng lớp dạy của mình. - Qua các đợt tập huấn, hội thảo và bồi dưỡng về chuyên môn, mỗi giáo viên đều được học hỏi và tiếp thu những phương pháp dạy học mới phù hợp với từng kiểu bài , dạng bài lên lớp. Bên cạnh đó mỗi giáo viên cần phải học hỏi thêm các phương pháp dạy học hay của đồng nghiệp bằng cách đi dự giờ, trao đổi phương pháp để rút ra kinh nghiệm và cách dạy học sao cho phù hợp ,sáng tạo hơn. - Bộ sách giáo khoa mới có nhiều ưu điểm , nhưng cũng đòi hỏi học sinh phải chủ động học tập và tiếp thu kiến thức và các bài học có tính giao tiếp cao. Điều đó đòi hỏi các em phải có và biết vận dụng kỹ năng nghe - nói tốt hơn . 3
  4. - Để giúp các em học sinh, nhất là các em còn rụt rè ngại giao tiếp có cơ hội và hứng thú học tốt tiếng Anh tôi đã dạy và luyện tập từ vựng, cấu trúc câu thông qua một số trò chơi. - Vì vậy trong đề tài này tôi đưa ra cách thức chơi một số trò chơi được áp dụng trong hoạt động luyện tập từ vựng và cấu trúc câu trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở lớp 6 để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao hơn. III- Cơ sở thực tiễn: - Hiện nay đất nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc biết tiếng Anh và sử dụng được tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội để nâng cao sự hiểu biết và phát triển về mọi mặt. Chính vì vậy môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng hơn . Ngày nay ở nước ta trong các nhà trường phổ thông, đại học hay cao đẳng và chương trình đào tạo sau đại học bộ môn tiếng Anh đã được coi như là một môn học chính- một môn học bắt buộc. - Trong thực tế khi giảng dạy, tôi nhận thấy việc học tập và thực hành bộ môn tiếng Anh của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa có khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ một cách chủ động trong việc giao tiếp ở trên lớp. Mặt khác trong tiếng Anh hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng được thiết lập và phát âm hoàn toàn khác so với tiếng việt. Cách viết và cách đọc của từ cũng hoàn toàn khác nhau. Vị trí các từ để tạo thành câu cũng khác hẳn trong tiếng việt , do đó rất khó khăn cho người học. - Vì vậy những người làm công tác giảng dạy bộ môn ngoại ngữ cần phải nghiên cứu, trao đổi để tìm ra những phương pháp dạy học hay mà phù hợp với từng kiểu bài hoặc từng đối tượng học sinh. Để giúp cho các em dễ hiểu bài, dễ nhớ từ và cấu trúc tôi đã mạnh dạn áp dụng một số hoạt động trò chơi trong khi giảng dạy và luyện tập tiếng Anh . - Để làm được điều này tôi gặp nhiều thuận lợi và có một số khó khăn cụ thể như sau: 1. Thuận lợi: - Nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, tạo điều kiện rất tốt cho giáo viên và học sinh như : Đài, sách giáo khoa, sách tham khảo, giấy, bút dạ , lớp học được trang bị đầy đủ các phương tiện, đủ bàn ghế, ánh sáng - Có tập thể : tổ, nhóm chuyên môn cùng bàn bạc trao đổi góp ý để có được các bước tiến hành bài dạy tốt hơn. - Có tập thể học sinh đoàn kết, ngoan ngoãn và say mê học tập. - Bản thân tôi thực sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và học hỏi thêm các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. 2. Khó khăn : Do các nguyên nhân sau a. Về phía học sinh: - Nhìn chung trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, điều kiện và môi trường sống của các em chưa đủ để giúp các em học tập tốt. 4
  5. - Phần lớn các em chưa chuyên cần, dẫn đến việc các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao. - Một số em tuy rất chăm chỉ học tập song chưa có phương pháp học sao cho có hiệu quả, có thể tiếp thu kiến thức từng bài tốt nhưng chưa biết cách tổng hợp và vận dụng các kiến thức về từ vựng , cấu trúc ngữ pháp để giao tiếp với bạn bè và thầy cô. b. Về phía giáo viên: - Giáo viên còn chủ quan khi cho rằng mình đã dạy trọng tâm vào từng phần trong các tiết học cụ thể, và học sinh đã hiểu bài là có thể thực hành tốt các cấu trúc ngữ pháp cũng như từ vựng và giao tiếp tốt với bạn bè trong lớp. - Trong thực tế việc áp dụng các bước , các tình huống giao tiếp cho học sinh một cách triệt để trong quá trình dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất và tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh. - Trong một đơn vị bài học đa số là các dạng bài : Nghe, nhắc lại, đọc, hỏi và trả lời thông qua các hoạt động theo cặp, nhóm. Việc sử dụng các trò chơi trong khi thực hành và luyện tập từ – cấu trúc nhằm kích thích học các em khả năng nghe - nói trong khi giao tiếp . Giáo viên dễ dàng sửa lỗi về phát âm cho học sinh.(nếu có) IV- Đối tượng và thời gian nghiên cứu : 1- Đối tượng : - Do đặc điểm học sinh ở các lớp không đồng đều về nhận thức cũng như học lực nên tôi đã áp dụng triệt để phương pháp này ở lớp 6A. *Lớp 6A: - Tổng số học sinh : 31 học sinh. - Số học sinh khá giỏi chiếm 80%, còn lại là học sinh trung bình. - Với sự nhiệt tình của một người thầy-người hướng dẫn tôi đã xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, tôi muốn áp dụng các hoạt động trò chơi này nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Qua đó tăng thêm lòng yêu thích môn học và học tốt môn học này cho các em học sinh. 2- Thời gian nghiên cứu : Tôi đã xây dựng đề tài này và áp dụng trong giảng dạy bắt đầu từ hội giảng cấp tổ, cấp trường năm học 2008 – 2009. ( Thời gian cụ thể : từ tháng 9/ 2008 đến tháng 10/ 2008). 5
  6. Phần II : Nội dung của đề tài I- Nội dung : - Dạy từ vựng và cấu trúc cho học sinh là dạy những thành phần ngôn ngữ nhỏ nhất trong bất kỳ một thứ ngôn ngữ nào đó. Để sau một thời gian hay một quá trình học học sinh có thể phát triển ngôn ngữ giao tiếp của mình một cách sáng tạo. Do đó việc luyện tập , thực hành sau khi làm quen với từ và cấu trúc mới là rất quan trọng và cần thiết. - Ngoài ra việc vận dụng tốt các kiến thức đã học như từ vựng và cấu trúc phải thông qua việc sử dụng hài hoà 4 kỹ năng cơ bản : Nghe, Nói , Đọc, Viết ( Listening, Speaking, Reading and writing) . Điều quan trọng là phải lấy học sinh làm trung tâm, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, trò chủ động tiếp thu kiến thức. - Phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh là một vấn đề giáo học pháp nên cố phạm vi rất rộng. Trong đề tài này tôi chỉ muốn đề cập đến việc áp dụng một số trò chơi trong khi luyện tập từ và cấu trúc ngữ pháp sau mỗi bài học. - Có rất nhiều các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng để luyện tập từ và cấu trúc cho các em nhằm tạo hứng thú, sự mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè trong lớp. Đồng thời thông qua các trò chơi giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh đến đâu để từ đó có thể bổ xung và mở rộng hơn cho các em. Tôi thường sử dụng một số trò chơi sau : + Bingo + Matching + Chaingame + Simon says + Hangman + Word square + Jumbled words + Slap the board + Lucky number + Networks + Jumbled letters + Survey + Noughts and crosses + Brainstorming + Rub out and remember + Shark attact + Guessing games + Substitution drill. - Giáo viên cần phải nghiên cứu từng bài học cụ thể , từng tiết học cụ thể xem có thể sử dụng trò chơi nào thì phù hợp và đạt hiệu quả cao khi luyện tập để áp dụng triệt để, chứ không nhất thiết không phải sử dụng cùng lúc tất cả các trò chơi cho một bài, thậm chí chỉ dành cho từng phần : thực hành từ vựng, thực hành cấu trúc, hoặc cả hai. 6