Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn Giáo dục công dân Lớp 7

doc 19 trang sangkien 27/08/2022 7461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_qua.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn Giáo dục công dân Lớp 7

  1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn GDCD lớp 7 GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MỘT SỐ TIẾT Ở MÔN GDCD LỚP 7 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môi trường là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của mỗi con người, của sinh vật và sự phát triển của kinh tế- văn hóa- xã hội. Tuy nhiên, do sự bùng nổ dân số, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường của con người trong nhiều thập kỉ qua còn nhiều hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính mình. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, ý thức sinh thái về sự phát triển bền vững đó là nhiệm vụ vừa cấp bách và cũng là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Chúng ta có thể thấy rõ ràng trong cuộc sống hành động bảo vệ và phá hoại môi trường thường không song hành với nhau. Đặc biệt Việt Nam là một nước có diện tích không lớn (tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 331314 km 2), nhưng lại có mật độ và quy mô dân số tương đối cao trên thế giới (năm 2006 là hơn 84 triệu nguời). Bên cạnh đó Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tính đa dạng sinh học cao, đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên con người đã lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã khiến cho môi trường sống ngày càng suy giảm. Lượng rác thải hàng năm vào môi trường và các dòng sông đang ở mức báo động. Môi trường đang kêu cứu! Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân một trường trung học cơ sở ở vùng núi, tôi thấy rằng hiện tượng người dân phá rừng làm biết bao ngọn đồi xanh thành đồi trọc, khai thác vô tội vạ các nguồn lâm sản, sử dụng quá mức các loại thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi chưa chú trọng xử lí nước, phân thải, bỏ xác động vật chết, xả rác bừa bãi vào môi trường đang là một vấn đề đáng được cơ quan các cấp, chính quyền địa phương thật sự quan tâm. Điều đáng nói là những hành vi lệch lạc trên lại tác động không nhỏ đến tầng lớp học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 2 đang ở lứa tuổi tập làm “người lớn”. Các em có thể chưa ý thức được rằng hành động không bỏ rác vào thùng, phá hoại cây xanh là chưa đúng. Chính vì thế, việc giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục trong nhà trường phổ thông. Trần Thị Thu Nguyên – Huyện Tân Phú 1
  2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn GDCD lớp 7 Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh , đây là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất cho công tác vận động, tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình, cộng đồng dân cư của khắp địa phương cả nước. Hơn nữa việc giáo dục ý thức cho học sinh đồng nghĩa với việc hình thành kĩ năng sống của người lao động mới, kết hợp được giữa việc phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường của con người. Nếu giáo dục có hiệu quả sẽ tạo được ở các em một tình yêu thiên nhiên và ý thức giữ gìn cho môi trường trong sạch, bảo vệ chính môi trường sống của các em sau này. Là những học sinh của một huyện vùng núi, học sinh tôi có thể chưa biết rõ lắm về ô nhiễm môi trường do công nghiệp, giao thông, mật độ dân số cao ở đô thị gây ra cho nen tôi cần phải cho các em biết rõ hơn điều đó. Vì chỉ 5, 7 năm sau thôi, lên đại học - cao đẳng – vào đời tìm việc làm ở thành phố các em sẽ ý thức bảo vệ môi trường hơn khi là một cư dân của đô thị. Tôi phải làm gì đây khi mình là một giáo viên môn giáo dục công dân trước những học sinh đáng yêu đang khao khát hiểu biết? Tôi phải làm gì để để các em trở thành những chiến sĩ bảo vệ môi trường mọi ngày trong cuộc sống? Đó là những câu hỏi thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này. Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự chỉ giáo, góp ý của quí thầy cô đồng nghiệp đê tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nói riêng. Xin trân thành cảm ơn quí thầy cô đã dành thời gian quan tâm đến sáng kiến kinh nghiệm này. Trần Thị Thu Nguyên – Huyện Tân Phú 2
  3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn GDCD lớp 7 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo của quý cấp lãnh đạo: Phòng GD-ĐT, Ban giám hiệu nhà trường. - Giáo viên được tập huấn những kiến thức cơ bản về pháp luật, lồng ghép bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy. - Đại đa số học sinh ham tìm tòi, học hỏi và có khả năng tiếp thu kiến thức cao nên quá trình truyền tải, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra thuận lợi. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương trong công tác giáo dục (tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm ). - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trong trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện dạy và học của giáo viên-học sinh. - Các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, internet cung cấp nhiều thông tin, sự kiện về môi trường. 2. Khó khăn: - Huyện Tân Phú là một huyện vùng sâu, vùng xa nên những thiết bị cần thiết cho nhu cầu giữ vệ sinh hằng ngày như thùng rác, nhà vệ sinh vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. - Ý thức của một số học sinh về bảo vệ môi trường chưa cao, để thay đổi ý thức của các em trong thời gian ngắn là điều không dễ dàng. - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Do nhà trường còn nhiều khó khăn nên chưa thể tổ chức được những buổi tham quan về môi trường ở các vùng công nghiệp, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm. 3. Số liệu thống kê: Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh về ý thức bảo vệ môi trường qua các nội dung sau: •Ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay không? Các buổi lao động đó nhằm mục đích gì? • Sau khi sân trường đã sạch, đẹp thì em có ý thức giữ gìn hay không? • Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi với bạn bè thì những rác thải có được bỏ đúng nơi quy định hay không? • Em thấy con người làm ô nhiễm môi trường nước ở địa phương em như thế nào? • Rác thải làm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của con người? • Hành động nào ở địa phương em đã phá hoại cảnh quan thiên nhiên? • Em có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường? • Em đã tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng như thế nào? Trần Thị Thu Nguyên – Huyện Tân Phú 3
  4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn GDCD lớp 7 Số học sinh có ý thức Số học sinh đã có Số học sinh chưa có bảo vệ môi trường Sĩ ý thức bảo vệ môi ý thức bảo vệ môi Lớp nhưng chưa thường số trường trường xuyên Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 71 39 20 51,2 15 38,5 4 10,3 72 39 17 43,6 16 41,0 6 15,4 73 37 18 48,7 12 32,4 7 18,9 74 39 19 48,7 12 30,8 8 20,5 75 37 19 51,4 11 29,7 7 18,9 4. Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và địa phương: a. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nước Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa thì môi trường của Việt Nam cũng đang xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí ở một số nơi đang ở mức báo động. Độ che phủ của rừng từ 74,3% (năm 1943) chỉ còn 27,7% (năm1992), hiện nay độ che phủ còn 28% nhờ chương trình trồng rừng. Rừng Việt Nam tăng trưởng chậm (khoảng 10 triệu m 2 / năm ). Hiện khai thác 35triệu- 45 triệu m 3/ năm. Trung bình rừng bị phá hàng năm từ 150.000 – 200.000 ha/năm. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động vật quý hiếm. Bên cạnh “lá phổi xanh” của con người đang có nguy cơ cạn kiệt dần tác dụng thì tài nguyên đất cũng đang bị đe dọa. Tỉ lệ đất canh tác đang rơi vào tình trạng lãng phí do con người quá lạm dụng đất mà không có biện pháp bảo vệ hợp lí, lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật quá mức cho phép làm cho đất đai ngày càng trở nên xấu đi, lượng thuốc hóa học dư thừa lại thấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nước, nguy hại đến tính mạng và sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn đã xuất hiện nhiều nơi, nhất là các khu công nghiệp. Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nan giải, xử lí chưa triệt để, các dòng sông ở các thành phố bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, bụi gia tăng, các loại khí có nơi SO2 vượt 14 lần cho phép, CO2 vượt 2,7 lần cho phép. b. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương: Do huyện Tân Phú là một huyện có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên hiện tượng ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra dưới hình thức ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Lượng đất canh tác nông nghiệp của huyện Tân Phú còn hạn chế nên nguời dân thường tăng số lượng mùa vụ cây trồng trong năm. Để cây trồng cho năng suất cao thì người dân lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ quá nồng lượng cho phép. Chính điều này đã làm cho đất canh tác ngày càng xấu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và làm ô nhiễm luôn mạch nước ngầm. Bên cạnh đó có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc như lợn, trâu bò vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải nên gây ra hiện tượng ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trần Thị Thu Nguyên – Huyện Tân Phú 4