Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua môn Lịch sử

doc 14 trang sangkien 27/08/2022 8380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_cho_hoc_sinh_tho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua môn Lịch sử

  1. Phòng giáo dục và đào tạo huyện ứng hoà đề tài Giáo dục truyền thống cho học sinh Thông qua môn lịch sử Họ và tên : vũ đình quý đơn vị : trường THCS đông lỗ Năm học : 2009 - 2010
  2. Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua môn lịch sử I . đặt vấn đề : 1 . lý do chọn đề tài . Dân tộc Việt Nam - Một dân tộc có ngàn năm văn hiến, một dân tộc rất giàu truyền thống, những truyền thống tốt đẹp, trong sáng, lành mạnh vô cùng quý giá đó là : Truyền thống dựng nước và giữ nước, tuyền thống yêu nước , yêu độc lập tự do đó là truyền thống " Uống nước nhớ nguồn ", truyền thống " Tôn sư trọng đạo ", đó là truyền thống " Lá lành đùm lá rách ; lá rách ít đùm lá rách nhiều ". Những truyền thống tốt đẹp đó đã được Ông, Cha ta giữ gìn, nâng niu, trân trọng và phát huy từ đời này sang đời khác . Là công dân Việt Nam, hẳn không ai không thuộc những câu ca dao được truyền từ đời này sang đời khác : " Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " Hoặc : " Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy " Hay : "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn " . Nhưng trong những năm vừa qua quá trình hiện đại hoá gắn với thương mại hoá, cũng là quá trình giao lưu hội nhập khoa học và công nghệ, kinh tế và văn hoá giữa ta và Thế giới. Quá trình này là sự hội nhập Quốc tế mà vẫn giữ bản sắc dân tộc . 01
  3. Trên thực tế đất nước ta đã bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng về văn hoá , xã hội, về giữ gìn bản sắc và truyền thống dân tộc vẫn còn nhiều điều nhức nhối . Cụ thể : Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị xem nhẹ, bị lu mờ hoặc lãng quên và đặc biệt trong các nhà trường nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng . Đây là những cái nôi đào tạo con người, là nơi giáo dục hun đúc những truyền thống quý giá ấy cũng xem nhẹ vấn đề này . Có những trường chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, tin học, về kinh doanh du lịch .mà coi thường, xem nhẹ các mônkhoa học xã hội và nhân văn, các môn lịch sử, địa lý giảng dạy một cách rời rạc, tẻ nhạt và gò ép . Môn giáo dục công dân thì đơn giản, nặng về lý thuyết giáo điều . Giáo viên giảng dạy môn này không được đào tạo chính quy ( Thường thì phân cho giáo viên chủ nhiệm dạy, bất kể đó là giáo viên dạy môn gì ) . Việc tổ chức các ngày kỷ niệm còn hình thức, đơn điệu chưa có tác dụng đến việc giáo dục truyền thống cho học sinh . Xuất phát từ thực tế và suy nghĩ trên, tôi thấy việc giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc cho học sinh là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhà nước giao cho là : " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước " . Đồng thời thực hiện được tốt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường . 2 . Mục đích sáng kiến kinh nghiệm : Đề tài có mục đích cơ bản là nghiên cứu việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu giống nòi, truyền truyền thống tôn sư trọng đạo Trên cơ sở đó nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS Đông Lỗ . 02
  4. 3 . Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : - Học sinh THCS ( Chủ yếu là học sinh khối lớp 9 ) với độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi . - Vấn đề giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một vấn đề lớn của xã hội . Nhưng với cương vị là một cán bộ quản lý trong trường và là giáo viên dạy môn lịch sử lớp 9 nên đề tài của tôi chỉ thực hiện trong phạm vi trường THCS Đông Lỗ và trải qua các năm học ( đặc biệt 4 năm học trở lại đây ) 4. Phương pháp và kế hoạch nghiên cứu : - Dùng phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm . - Phương pháp phân tích tổng hợp . + Điều tra ở học sinh trường THCS Đông Lỗ, ứng Hoà, Hà Nội qua môn : Ngữ văn, Lịch sử ( chủ yếu là học sinh khối 9 ) . + Điều tra khảo sát trên quy mô toàn trường giao cho tổng phụ trách Đội tiến hành . II : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1: Khảo sát thực tế: Qua quan sát thường ngày, tôi và đồng nghiệp nhận thấy : Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị lu mờ như truyền thống " Tôn sư trọng đạo " không còn được như xưa . Học sinh thiếu lễ độ với Thầy, Cô giáo trong nhà trường . Thậm trí ngoài xã hội còn có những học sinh còn dám hành hung cả Thầy, Cô đang trực tiếp giảng dạy cho mình . Nhiều học sinh trong nhà trường không nhớ những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc Năm học 2006 - 2007 chúng tôi chỉ đạo Ban phụ trách Đội tiến hành khảo sát toàn thể học sinh trong nhà trường qua một số câu hỏi như sau : 1 - Em hãy cho biết ai là người có công thành lập nhà nước Văn Lang ? 2 - Nêu những ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc . 03
  5. 3 - Chi đội em mang tên anh hùng liệt sỹ nào ? Em hiểu gì về tấm gương hy sinh của anh hùng liệt sỹ mà chi đội mình mang tên ? 4 - Kể tên những thầy giáo, cô giáo đã dạy em từ trường mẫu giáo 5 tuổi đến nay ? Kết quả cụ thể như sau: TS hoc sinh Số học sinh trả lời đúng kiểm tra Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 360 78 em = 21% 85 em = 23% 12 em = 3% 175 em = 47% Chúng tôi chỉ đạo giáo viên giảng dạy môn lịch sử khối lớp 9 khảo sát tình hình nhận thức của học sinh qua một số câu hỏi sau: 1 - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên xẩy ra vào năm nào, ở đâu, ai là chỉ huy ? 2 - Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược diễn ra trong giai đoạn nào ? 3 - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra trong giai đoạn nào ? 4 - Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào ? do ai thành lập ? Có tên gọi là gì ? Kết quả như sau: Năm học Số HS tham gia Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 2006 - 2007 87 32 em = 37% 55 em = 63% 2007 - 2008 85 34 em = 40% 51em = 60% 2008 - 2009 84 35 em = 42% 39 em = 58% Đồng thời chỉ đạo các giáo viên dạy môn Văn - Tiếng Việt lớp 7,8,9 khảo sát nhận thức của học sinh qua những câu hỏi sau: 1 - Dân tộc Viêt Nam có những truyền thống quý báu nào ? 2 - Kể tên 5 người vừa là nhà thơ, nhà văn, vừa là nhà cách mạng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc ? Kết quả cụ thể như sau : 04
  6. Năm học Số HS tham gia Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 2006 - 2007 180 em 49em = 27% 131em = 73% 2007 - 2008 195 em 62 em = 31% 132em = 69% 2008 - 2009 210 em 70 em = 33,3% 140 em = 66,7% Chất lượng về giáo dục đạo đức cũng cần phải quan tâm hơn. Cụ thể như sau: Trung Từ khá trở Năm học Tốt Khá Yếu Kém bình lên 2006 - 2007 48,8% 43,8% 7,9% 0 92,1% 2007 - 2008 58% 37,7% 4,2% 0,3% 95,3% 2008 - 2009 58,5% 38,8% 2,7% 0 97,3% Nguyên nhân chính do chất lượng giảng dạy của thầy và trò chưa đồng đều. Việc quản lý dạy và học còn chưa thực sự có hiệu quả, chưa quan tâm thực sự đến các bộ môn khoa học xã hội. Mặt khác nhận thức của phụ huynh học sinh về việc đầu tư cho con học tập còn lệch lạc. Trước tình hình đó phải chú trọng đến vấn đề giáo dục truyền thống cho học sinh qua các môn khoa học xã hôi, hoạt động ngoại kháo. II/ Những biện pháp thực hịên: 1 - Giáo dục truyền thống qua sự gương mẫu và mô phạm của người Thầy: Người Thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn học sinh '' Tôn sư trọng đạo '' thì người thầy phải có đạo đức và tri thức xứng đáng để học sinh tôn trọng. Chính từ những suy nghĩ như vậy nên tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng sự mẫu mực trong hội đồng sư phạm. Thực hiện tốt khẩu hiệu của ngành: ''Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm ''. Đặc biệt trong những năm qua, vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan, có những trường bằng mọi cách mọi cách tế nhị và trắng trợn, Thầy bắt trò phải học thêm môn của thầy và thu tiền một cách cũng hết sức tế nhị Chính từ quan hệ đồng tiền này đã là một trong những nguyên nhân làm rạn nứt quan hệ Thầy trò và làm 05
  7. cho '' Tôn sư '' của trò mất dần qua các năm học ( ở đây tôi không nói đến những Thầy dạy thêm đúng quy định và có lương tâm ) Vì vậy, trong trường tôi nghiêm cấm giáo viên của tôi dạy thêm khi không được Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt và không được sự nhất trí của các bậc cha, mẹ học sinh, nên mặc dù xung quanh một số trường bạn bị ảnh hưởng truyền thống ''Tôn sư'' thì trường THCS Đông Lỗ của chúng tôi vẫn giữ được vững vàng và ngày càng được củng cố. 2 - Giáo dục truyền thống cho học sinh qua các môn văn hoá. Đặc biệt qua các môn khoa học xã hội: ''Trong quá trình hiện đại hoá đất nước hiện nay và sau này, khoa học xã hội và nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Văn học, lịch sử, luật học, triết học, địa lý học là những khoa học góp phần quyết định nâng cao dân trí và hiểu biết truyền thống con người và xã hội Việt Nam'' ( Giáo sư : Phạm Đại Doãn - ĐHQG Hà Nội ) Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của các môn khoa học xã hội trong việc giáo dục truyền thống nên chúng tôi chỉ đạo tổ khoa học xã hội làm tốt vấn đề này. Đối với bộ môn văn học: Qua các áng thơ, các tác phẩm văn học giáo dục cho học sinh sự hiểu biết về đất nước con người Việt Nam. Từ đó gây lòng tự hào dân tộc. 3- Giáo dục truyền thống dân tộc qua các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể: Đây có thể nói là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để giáo dục truyền thống, bởi lẽ: Hoạt động tập thể rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THCS. Hơn nữa các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội thường được tổ chức vào các ngày kỉ niệm lớn của dân tộc nên càng thuận lợi cho việc giáo dục truyền thống. Để giáo dục " Lòng kính yêu lãnh tụ". Ngoài việc giảng dậy các bộ môn văn hoá, chung tôi tổ chức tốt hoạt động tập thể ở 2 thời điểm chính.Thời điểm thứ nhất: Hoạt động kỉ niệm lần cuối cùng Bác Hồ gửi thư cho Thầy,Cô giáo và học sinh 06
  8. Vào ngày 15/10 lễ phát động chủ đề năm học để các em học sinh thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục, tình thương vô bờ bến của Người. Từ đó nuôi nấng trong các em tình cảm biết ơn, lòng kính yêu vô hạn đối với Bác và quyết tâm nỗ lực học tập, tu dưỡng theo 5 điều Bác Hồ dạy. Thời điểm thứ 2 là: Tổ chức tốt Đại hội cháu ngoan Bác Hồ vào ngày 19/5 hàng năm, chính vào ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu.Tháng năm là tháng cả trường hát vang những bài ca về Bác , báo công dâng lên Bác kính yêu những bông hoa tốt, những tình cảm đẹp đẽ nhất. Để giáo dục truyền thống '' Uống nước nhớ nguồn '' chúng tôi chú ý đến giáo dục học sinh: Để có cuộc sống ấm no hạnh phúc ngày nay đã có bao nhiêu anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, máu đào của các anh, chị đã cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do qua nhiều hoạt động có ý nghĩa. Hoạt động chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ: Trường THCS Đông Lỗ ở gần nghĩa trang liệt sĩ. Để giáo dục truyền thống '' Uống nước nhớ nguồn '' chúng tôi rất quan tâm đến việc hướng các hoạt động của các em thể hiện lòng biết ơn sâu sắc. Trước hết là việc cấm trèo tường bao vào nghĩa trang chơi đùa, hái hoa, bẻ cành . Thường xuyên phân công các lớp bảo vệ, quét rọn, trồng hoa, nhổ cỏ khu vực nghĩa trang ( đây là công trình măng non của một chi đội do hội đồng nhà trường giao cho chi đội đảm nhận). Trong những ngày kỷ niệm lớn hoặc Đại hội liên đội, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thì trước khi Đại hội chúng tôi tổ chức học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ. Liên đội thường xuyên quan tâm giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho con thương binh, bệnh binh. Ngày 27/ 7 hàng năm từng chi đội trích quỹ mua quà tặng cho con thương binh, bệnh binh. Món quà tuy nhỏ là mảnh vải may áo, mấy quyển vở, chiếc bút nhưng chứa đựng tình cảm sâu đậm, sự chia sẻ với các bạn và gia đình các bạn. Hưởng ứng tốt cuộc phát động của hội đồng đội cấp trên: ủng hộ những học sinh bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Liên đội đã mua ủmg hộ 700 vé xổ số trị giá 07