Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn

doc 30 trang honganh1 15/05/2023 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tinh_cam_dao_duc_hoc_sinh_tho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn

  1. Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” I - Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Năm học 2009- 2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Đông Triều cũng phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng cho học sinh”. Hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta cũng đánh giá cao về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết trung ương II khóa VIII có nêu quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi là mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội. Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chính vì thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật lao động và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Như vậy, đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục trong đó đạo đức là gốc. Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức”. Điều 23- Luật giáo dục cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 1
  2. Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên (lớp người đang giữ vai trò là chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và chưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề này đã được cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành TW khóa X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kém trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy làm người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống, phẩm chất đạo đức yếu. Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc của Đảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân, chất lượng giáo dục còn buông lỏng, nhất là giáo dục đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại”. Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viên đã đến lúc báo động. Nói như tiến sĩ tâm lý học Vũ Kim Thanh: “Nếu không có sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ”. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề “Nóng” không chỉ của ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người” tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy. Chính vì thế năm học 2009- 2010 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Một vấn đề không phải là mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưng nó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn. I.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của công tác giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung. Đề xuất một số biện pháp phối hợp giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở cấp THCS một cách có hiệu quả giúp thế hệ trẻ các em trở thành những người công dân có ích trong thế kỷ XXI, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 2
  3. Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Nghiên cứu đề tài này là tôi mong muốn sẽ cùng với các bạn đồng nghiệp cùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. I.3. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài: - Thời gian: 2 năm (Từ tháng 09/2008 đến tháng 04/2010) - Đối tượng thực nghiệm là chương trình ngữ văn lớp 8, 9 - Địa điểm thực nghiệm: Học sinh Lớp 8A, 9A- Trường THCS Tràng An. I.4. Đóng góp mới về phần lý luận và thực tiễn: I.4.1. Về lý luận: Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, 9 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THCS nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong tình trạng hiện nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều những vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa. I.4.2. Về thực tiễn: Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn vùng nông thôn, là một xã thuần nông. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của học sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường có dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách là tôi muốn đưa ra một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm, trường THCS Tràng An đã làm để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo các em trở thành con người toàn diện. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THCS Tràng An có những biến chuyển rõ rệt. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai cũng có nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học của mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS Tràng An chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 3
  4. Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” II. Phần nội dung: II.1. Chương I: Tổng quan của vấn đề: Chúng ta vẫn biết rằng đạo đức là một hình thái xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình, sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ Chủ Tịch cũng đã nêu “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Như vậy vấn đề thứ nhất tôi đặt ra trong đề tài này là: giáo viên phải nhận thức rõ trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng vì nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác, mà để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thì vai trò của tập thể sư phạm lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định. Thế nhưng điều quan trọng là giáo dục như thế nào bởi vì giáo dục đạo đức không chỉ là việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Giáo dục đạo đức nó là cả một quá trình lâu dài phức tạp đòi hỏi phải có công phu kiên trì liên tục. Muốn làm được điều này người giáo viên dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn mình phụ trách. Ai cũng biết rằng môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Mà điều này người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 4
  5. Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số thực nghiệm về vấn đề kết hợp giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua: - Giờ đọc hiểu văn bản - Giờ tập làm văn - Hoạt động ngoại khóa văn học II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu: Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong xã hội hiện nay lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế hệ trẻ chúng ta. Vì vậy việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. Người giáo viên lên lớp ngoài nhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hình thành cho các em những khái niệm về nhân cách đạo đức. Vì xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội- nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, mà không chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. Nói về sự xuống cấp của đạo đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đến việc con học được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào? Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 5