Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_q.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8
- ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2015 - 2016 được xác định là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế đơn vị. Tiếp tục tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Yêu cầu của phương pháp giáo dục mới là : Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ . Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội mới . Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Nên việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học là 1 yêu cầu thiết thực . Cần tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động để chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết. Hình thành kĩ năng thông qua kiến thức đã học là khích thích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế để các em được trải nghiệm . Trường TH - THCS Hạnh Dịch với đặc điểm học sinh vùng biên giới miền núi. Phụ huynh thiếu điều kiện chăm sóc và hướng dẫn con em mình học tập, điều kiện học tập còn thiếu thốn. Thực tế cho thấy nhiều học sinh còn thiếu năng lực thích nghi với môi trường sống tập thể, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu năng lực sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, thiếu hiểu biết về giá trị của cuốc sống. Không có khả năng tham gia các hoạt động hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè trong lớp học, Không tự nói được những ý nghĩ của mình. Chính vì vậy bản thân tôi có những trăn trở suy nghĩ và xây dựng nên đề tài : “Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8 ” I. Lý do chọn đề tài I.1. Cơ sở lí luận Dựa vào 3 cơ sở sau: I.1.1. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh 1
- I.1.2. Mục tiêu dạy học bộ môn: Giáo dục trí dục, năng lực sống, trong đó năng lực bao hàm giáo dục năng lực sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này. I.1.3. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. I.2. Cơ sở thực tiễn Giáo dục năng lực sống là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đặc biệt sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được. II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có năng lực sống ở những trường miền núi như trường TH - THCS Hạnh Dịch còn rất hạn chế. Một số nhà trường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, năng lực ứng xử trong các mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên, .). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo truyển tải các nội dung bài dạy. Trong nhiều năm qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm và hoạt động Đoàn – Đội. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp, không có thời gian nắm tình hình của từng em. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề : “ Giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8”. III. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm, tổng hợp, phân tích số liệu liên quan. - Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học. - Phương pháp hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động học tập. - Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận. - Khuyến khích học sinh thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề khi học sinh nghiên cứu kiến thức. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG I. Nôi dung nghiên cứu Năng lực sống là năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần,và xã hội. Năng lực sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Qua nhiều năm dạy sinh học 8 tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục năng lực sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau: I.1. Phân loại kiến thức năng lực sống Chia làm 3 nhóm: - Năng lực sống liên quan đến thể chất sức khỏe. - Năng lực sống liên quan đến trí tuệ, thực hành. - Năng lực sống liên quan đến tình cảm, tinh thần. I.2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục năng lực sống I.2.1. Năng lực sống liên quan đến thể chất, sức khỏe Gồm các bài như: - Cấu tạo cơ thể người - Phản xạ - Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Vệ sinh hô hấp - Vệ sinh tiêu hóa - Bài vitamin, muối khoáng - Tiêu chuẩn ăn uống - Vệ sinh bài tiết - Vệ sinh da 3
- - Vệ sinh hệ thần kinh - Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Đại dịch AIDS ( thảm họa của loài người) I.2.2. Năng lực liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành Gồm các bài như: - Bài phản xạ - Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Thực hành: Hô hấp nhân tạo - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Tuyến sinh dục - Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai I.2.3. Nhóm năng lực liên quan đến tình cảm, tinh thần Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng. * Ví dụ: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. I.3. Vận dụng rèn luyện năng lực thông qua bộ môn Để việc lồng ghép rèn luyện năng lực thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục năng lực có kết quả cao. Giáo dục năng lực sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài năng lực sống. Cụ thể như : I.3.1. Giáo dục năng lực sống liên quan đến thể chất, sức khỏe I.3.1.1. Giáo dục năng lực sống tư thế đứng thẳng * Ví dụ 1: Bài bộ xương: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu ? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó 4
- khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại. * Ví dụ 2: Bài cấu tạo và tính chất của xương: Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương ? Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số năng lực như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. I.3.1.2. Năng lực về phòng tránh một số bệnh tật thông thường * Ví dụ : Bài vệ sinh mắt: Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe? - Nguyên nhân dẫn đến cận thị? Để không bị cận thị em cần phải làm gì? Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; - Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết ? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, I.3.1.3 . Năng lực về sức khỏe sinh sản * Ví dụ 1: Bài tuyến sinh dục - Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý ? * Ví dụ 2: Bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: - Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được ? Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra. I.3.1.4. Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy - Nêu tác hại của khói thuốc lá ? Thông qua bài cấu tạo và chức năng các cơ quan của đường hô hấp – Vệ sinh hô hấp: Giáo viên cho học sinh thấy trong khói thuốc lá có chất Nicotin, nó làm liệt lớp lông rung động lót mặt trong khí quản của đường hô hấp, từ đó bụi, vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể và có thể gây bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, lao phổi, ung thư 5