Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường Tiểu học

doc 13 trang sangkien 31/08/2022 8740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_trong_nh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường Tiểu học

  1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC I./Những vấn đề cơ sở: 1./Cơ sở lý luận: Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Do đó hiện nay đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc học tiểu học các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động của nhà trường các em phải có nghĩa vụ phải học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên (ở trường) và cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sơm giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp để bước vào bậc học cao hơn trong tương lai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đội ngũ nhà giáo là những chiến sĩ tiên phong xung kích đi 1
  2. đầu trong phong trào này. Chính nghề dạy học đã đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Để đáp ứng không ngừng yêu cầu của sự phát triển xã hội loài người, mỗi một con người cần phải không ngừng rèn luyện tư tưởng đạo đức và ra sức học tập để trở thành con người lao động có đủ tri thức và đạo đức XHCN .Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo các trường học cần tập trung: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học” Việc rèn luyện đạo đức, tác phong cho học sinh cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục và nó có mối quan hệ mật thiết với tất cả các môn học trong nhà trường. Bởi vậy ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải được sự quan tâm giáo dục của toàn xã hội trong đó vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM và anh chị phụ đội là rất quan trọng. Việc nâng cao giáo dục rèn luyện đạo đức trong nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống, hoạt động đội, trò chơi và các tiết học đạo đức trong chính khóa đã tạo ra cho các em một không khí vui vẻ, sôi động, không cứng nhắc, khô khan mà lại mang tính giáo dục cao và thuyết phục học sinh nói và làm theo gương người tốt việc tốt. Trong cuộc sống hiện nay thì đa số mọi người đều tốt song bên cạnh đó cũng có không ít những thói hư tật xấu đang còn tồn tại cùng với các em ở trong trường học mà thầy, cô; cha mẹ và xã hội quan tâm chưa đúng mực một vài em học sinh cá biệt đã lôi kéo các em làm những việc sai trái đã tạo nên thói hư, tật xấu cho các em. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học sinh tiểu học (6 tuổi đến 11 tuổi) lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống đang còn rất bỡ ngỡ, đơn giãn của các em. Mạt khác còn có 2
  3. những điều kiện khách quan khác như thiếu sự chăm sóc của gia đinh, hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế, các yếu tố tâm lý khác đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và đạo đức xấu của các em. Cụ thể các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, chửi thề, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gỗ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trương giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng trong mục tiêu giáo dục đào tạo, từ tình hình thực tế đạo đức của học sinh trong những năm qua. Bản thân tôi nhận thức được rằng: Trường học là môi trường giáo dục và rèn luyện cho thể hệ trẻ về cả đức lẫn tài. Vì vậy với vai trò của một giáo viên-TPT Đội bản thân cần phải tổ chức tốt các phong trào hoạt động Đội thật hấp dẫn, hào hứng, sôi nỗi nhăm thu hút các em tham gia tích cực vào sinh hoạt đội, tạo hứng thú cho các em trong học tập và sinh hoạt “học mà chơi, chơi mà học”. Mặt khác qua hoạt động đội để giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và lên án, phê phán và đấu tranh những hành vi đạo đức sai trái để các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo sự giáo dục của người lớn. 2./Cơ sỏ thực tiễn: -Con người là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. Con người một mặt là sản phẩm của xã hội. Mặt khác con người là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử đó. -Dựa vào triết học Mác-lê nin: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. -Từ thực tế công tác ở bậc học Tiểu học. -Tâm lý lứa tuổi học sinh ở bậc học Tiểu học. -Tình hình thực tế tại địa phương và sự chăm sóc của các đoàn thể xã hội khác 3./Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Ph­¬ng S¬n . Năm học 2010 - 2011 3
  4. II./Nội dung nghiên cứu: 1./Điều tra khảo sát: Ph­¬ng S¬n là một xã gần 5000 dân, lµ mét x· miÒn nói của huyện Lôc Nam , địa bàn của xã kéo dài gần 3 km. Phần lớn mọi người dân tập trung sống bằng nông nghiệp, kinh tế thu nhập các gia đình gặp khó khăn vì phần lớn thu nhập và chi tiêu hàng ngày đều dựa vào sản phẩm nông nghiệp làm ra. Do đó việc chăm sóc con cái còn hạn chế, đầu tư cho việc học của học sinh chưa cao. Chính vấn đề này cũng đã ảnh hưởng chất lượng công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, tuy vậy phần lớn học sinh trong nhà trường đều ngoan, hiền biết lễ phép với người lớn, có ý thức tổ chức kỷ luật, thích thú với các hoạt động tập thể song bên cạnh đó còn có một số em do thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nên nãy sinh những tật xấu như: Nói tục, hoang nghịch, trộm cắp đồ dùng học tập của các bạn cùng lớp, cùng trường Với vai trò là người thầy giáo phụ trách công tác đội bản thân tôi luôn luôn băn khoăn lo lắng khi thấy một số em học sinh chưa được ngoan, từ đó tôi bắt đầu đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên, qua thực tế tôi được biết một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, bố mẹ bận việc đồng áng hoặc đi làm ăn xa nên việc chăm sóc giáo dục các em chưa được thấu đáo nên các em có những hành động việc làm chưa đúng. Đứng trước tình hình thực tế như vậy bản thân đã kết hợp với lãnh đạo nhà trường, hội đồng giáo viên và các anh chị phụ trách chi đội để uốn nắn các hành vi sai trái của học sinh, kết hợp tìm những biện pháp giáo dục thích hợp để đem lại kết quả cao. Bởi chính mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học là nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài về nhân cách và năng lực toàn diện cho con người của mọi thời đại. Đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có đủ đức, đủ tài để làm chủ đất nước, nhằm sơm đưa nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và tiếp thu tinh hoa của nhân loại đồng thời giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc. Xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 2./Các biện pháp thực hiện: Tổng phụ trách Đội vừa là cán bộ Đoàn, vừa là nhà giáo dục để hướng dẫn, chỉ đạo mọi hoạt động của liên đội và thực hiện chức trách của người giáo viên thông qua 4
  5. việc dạy học, phù hợp với đối tượng đào tạo. Do đó TPT Đội vừa là người cha, người mẹ đỡ đầu về mặt tinh thần của các em và cũng là người cán bộ chính trị-xã hội công tác trong thiếu niên học sinh do đó phải biết hòa mình làm người anh, người chị và cũng là người bạn chí tình của các em. Chính từ sự gần gũi với các em và bằng cả tấm lòng yêu mến trẻ. Một nhà văn Pháp đã từng nói: “Người ta chỉ có thể giáo dục bằng chính phẩm chất của mình”. GV-TPT có một nhiệm vụ quan trọng là dạy các em sống: Làm cho các em trở thành những người sống có mục đích, có lý tưởng, có trách nhiệm, biết hợp tác và sống có ích cho xã hội. Cái các em cần học nhất là học làm người, cần niềm tin để lớn lên. Do đó là thầy cô giáo chúng ta phải trở thành người mẫu mực cho các em noi theo, xuất phát điểm là tình thương đối với học sinh và luôn cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất giúp trẻ em hoàn thiện mình do đó muốn thực hiện được những vấn đề trên chúng ta phải luôn luôn quan tâm, ân cần, lắng nghe để tìm hiểu ước vọng và nhu cầu chính đáng của các em Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ bằng những lời lẽ giáo huấn buồn tẻ và những lời răn dạy khô khan, lạnh nhạt mà phải bằng những câu chuyện thân mật, chân thành và có những biện pháp thực hiện thiết thực thông qua giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội nhằm sớm hình thành nhân cách cho học sinh. Nhân cách đó được thể hiện qua các hành vi của các em như sau: +Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo và người lớn. +Đoàn kết giúp đỡ bạn bè. +Đi học chuyên cần và đúng giờ. +Biết vâng lời và giữ gìn trật tự lớp học. +Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. +Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập và có ý thức bảo vệ của công. +Thật thà, ngay thẳng và trung thực trong cuộc sống. Giáo dục đạo đức tác phong: Cần đi vào những nội dung cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày như kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi. Khi muốn đi chơi phải xin phép, khi về phải chào hỏi 5