Đề án Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030

doc 14 trang sangkien 26/08/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề án Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_an_phat_trien_van_hoa_doc_trong_cong_dong_giai_doan_2011.doc

Nội dung text: Đề án Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030

  1. ĐỀ ÁN Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 8 Tháng 3 2013 lúc 10:13 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 3.5 ĐỀ ÁN Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg Ngày tháng năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) MỞ ĐẦU Nghị Quyết TW 5 khóa VIII của Đảng khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin, tích lũy và nâng cao tri thức, từ đó giúp nâng cao kỹ năng sống, mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của con người. Văn hóa Đọc là một hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa Đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển Văn hóa Đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Phát triển Văn hóa Đọc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đề án Phát triển Văn hóa Đọc giai đoạn 2011 – 2020 là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”.
  2. I. HIỆN TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC HIỆN NAY 1. Thành tựu: 1.1. Đảng và Nhà nước quan tâm đến Văn hóa Đọc, luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển. Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi . Đến năm 2010, phấn đấu đưa sách đến cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/năm. Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở ”. Thực hiện chủ trương, đường lối trên, đã có rất nhiều chương trình sách đưa về phục vụ nông thôn, phục vụ cơ sở, trong đó có Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa. Hơn 10 năm qua, Nhà nước đã cấp hàng trăm tỷ đồng thông qua Chương trình này để cung cấp sách báo cho các thư viện công cộng phục vụ cho người dân ở cơ sở. 1.2. Hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho người dân ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, kể cả người khiếm thị. Cho đến nay chúng ta đã hình thành một mạng lưới thư viện rộng khắp trong cả nước, từ trung ương tới cơ sở, với hai loại hình thư viện cơ bản: thư viện công cộng (bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, 63 thư viện cấp tỉnh, 626 thư viện cấp huyện, gần 10.000 thư viện/phòng đọc sách xã và hàng nghìn tủ sách thôn, làng, bản, ấp ) và thư viện đa ngành, chuyên ngành (bao gồm trên 300 thư viện các trường đại học, cao đẳng, gần 25.000 thư viện trường phổ thông các cấp và gần 80 thư viện bộ ngành, các viện nghiên cứu ). Bên cạnh mạng lưới thư viện nhà nước, với chủ trương xã hội hóa của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, đã bắt đầu hình thành và phát triển mô hình thư viện tư nhân (trên 40 thư viện trong cả nước), tủ sách dòng họ có phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân ở cơ sở. Công tác luân chuyển sách báo trong các thư viện công cộng được chú trọng, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các thư viện. Đầu tư phát triển thư viện ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Công tác xuất bản và phát hành ngày càng phát triển. Số lượng xuất bản phẩm gia tăng nhanh chóng, từng bước thích ứng với với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc. Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng loại (dạng in truyền thống, dạng điện tử ), phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầu đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân. 1.3. Nhận thức của xã hội về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc được quân tâm; đã có sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, khích lệ, quảng bá cho Văn hóa Đọc trong đời sống xã hội, góp phần tạo ra thói quen đọc, từng bước hình thành Văn hóa Đọc trong cộng đồng. Trên một số
  3. diễn đàn, Văn hóa Đọc đã được đưa ra và được nhiều trí thức, các nhà quản lý, doanh nhân bàn thảo và đề xuất nhiều các giải pháp, khuyến nghị để duy trì và phát triển Văn hóa Đọc. Một số trang thông tin điện tử về văn hóa đọc đã được thiết lập và trở thành diễn đàn để những người yêu sách, quan tâm tới văn hóa đọc trao đổi chia sẽ những cuốn sách hay, phương pháp, kỹ năng đọc, hoặc là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc . 1.4. Văn hóa Đọc đã bước đầu được hình thành. Nhu cầu đọc của người dân rất lớn và đa dạng. Theo kết quả điều tra xã hội học có khoảng 59 % học sinh, sinh viên và 56,8 % người trưởng thành được điều tra đã sử dụng thời gian rỗi để đọc sách. Hiện nay, có khoảng 20 % gia đình có thư viện, tủ sách trong gia đình; 25% người được điều tra đã dành thời gian đọc sách trên 1 giờ một ngày. Người dân đã có xu hướng chọn lựa sách báo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác chuyên môn, lao động - sản xuất và giải trí để đọc. 2. Hạn chế: 2.1. Đối tượng đọc: Đọc là một hình thức tự học, đọc để tiếp nhận thông tin, để tiếp thu tri thức, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống, song chưa thật sự phổ cập trong xã hội mà mới tập trung ở một số đối tượng, chủ yếu là các nhà nghiên cứu, các cán bộ nghỉ hưu. Hai đối tượng cần đọc nhất trong xã hội là học sinh, sinh viên, những người làm công tác quản lý (ở các cấp, các ngành) lại là những người ngại đọc, ít đọc nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hướng lớn tới chất lượng giáo dục – đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. 2.2. Thói quen đọc: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay số người đọc nhiều, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số người thỉnh thoảng đọc là 44%, trong khi đó số lượng người hoàn toàn không đọc là 26 % - một tỷ lệ khá cao so với thế giới. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ có khoảng 30 nghìn bạn đọc thường xuyên; thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1 - 2 nghìn bạn đọc, cấp huyện 500 - 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 – 200 bạn đọc. Có thể nói, thói quen đọc của người Việt Nam chưa được hình thành một cách vững chắc. 2.3. Xu hướng đọc: Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh,thiếu niên) - đối tượng chúng ta đang hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai - có xu hướng đọc những chuyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập, sách chữ . Xu hướng văn hóa nghe – nhìn đang có phần lấn lướt Văn hóa Đọc. Thời gian dành cho lướt web, chơi game, xem truyền hình của học sinh, sinh viên tương đối cao tới 55%. 2.4. Môi trường đọc: Môi trường đọc chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay đổi của cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - nơi mà trình độ dân trí còn thấp, đời sống vật chất, văn hóa nghèo nàn
  4. - rất cần đến ánh sáng tri thức, thông tin để nâng cao dân trí, để cải thiện cuộc sống của mình. Mạng lưới thư viện, tủ sách công cộng đã phát triển nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng được các nhu cầu đọc của người dân, đặc biệt mạng lưới thư viện cơ sở. Vốn sách báo ít, không được bổ sung thường xuyên, cơ sở vật chất nghèo nàn, cán bộ thiếu, kinh phí hoạt động thấp, thậm chí không được cấp v.v . Thư viện lưu động - một mô hình phục vụ Văn hóa Đọc cho người dân ở cơ sở hết sức có hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả kinh tế - lại chưa được quan tâm đầu tư. Thư viện - một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, học tập trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt mạng lưới thư viện các trường phổ thông hết sức nghèo nàn, yếu kém. Công tác xuất bản – phát hành trong cơ chế thị trường rất sôi động, số lượng xuất bản phẩm gia tăng, nhưng vẫn lại rất thiếu, thiếu những sách có chất lượng nội dung cao. Sách báo mang ý nghĩa giáo dục còn ít, nặng về giải trí rẻ tiền, thậm chí chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc đang có xu hướng phát triển. 2.5. Việc giáo dục thói quen đọc, kỹ năng đọc: Giáo dục thói quen đọc, kỹ năng đọc – một vấn đề có tính chất quyết định tới việc hình thành văn hóa đọc - chưa được quan tâm. Gia đình, nhà trường, thư viện chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng cũng như định hướng đọc cho trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng trên: - Đất nước ta đang chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp với cường độ làm việc, khối lượng công việc, kèm theo áp lực mưu sinh đối với người đang độ tuổi đi làm khiến cho thời gian rảnh rỗi để đọc không được nhiều; - Giáo dục, đào tạo trong nhà trường chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh, sinh viên phương pháp đọc sách, khai thác và sử dụng thông tin, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng thư viện phục vụ cho học tập, nghiên cứu . Yêu cầu đọc sách chưa được coi là một điều kiện bắt buộc trong giảng dạy của giáo viên, giảng viên và trong học tập của học sinh, sinh viên. Chương trình học trong các trường phổ thông còn khá nặng nề, tình trạng học thêm tràn lan, khiến cho học sinh không có thời gian rảnh rỗi để đọc trong khi đó nhu cầu đọc của đối tượng này rất lớn; - Chất lượng các xuất bản phẩm chưa đảm bảo, do bị thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận. Mặt khác, cơ chế chính sách của Nhà nước đầu tư cho các tác giả viết các tác phẩm đỉnh cao chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích được các tác giả toàn tâm, toàn ý vào tác phẩm của mình v.v ; - Lợi thế của văn hóa nghe – nhìn cũng là một trong những nguyên nhân là “mờ” đi Văn hóa Đọc. - Chính sách đầu tư của Nhà nước để tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển chưa thỏa đáng, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; nhận thức của các ngành, các cấp về Văn hóa Đọc chưa đúng mức; đầu tư cho hoạt động thư viện còn rất thấp so với yêu