Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_qua_gian.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân
- MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2 2. Mục đích của sáng kiến 2 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến 3 4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 3 Phần 2. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 1. Đạo đức 4 2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách 5 3. Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông 5 II. Thực trạng của vấn đề 8 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 9 1. Nội dung giáo dục đạo đức qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông 9 2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và phần đạo đức 10 3.Một số ví dụ cụ thể 12 4. Kết quả cụ thể 21 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 23 2. Kiến nghị 24 1
- Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang được giảng dạy trong trường trung học phổ thông. Môn học này trang bị cho học sinh trung học phổ thông những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về triết học, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, về thời đại ngày nay, về đạo đức, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Qua đó, bước đầu hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy biện chứng trong việc phân tích, đánh giá hiện thực khách quan, đặc biệt góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, bao gồm phẩm chất và năng lực - hai nhân tố cơ bản tạo nên nhân cách. Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Nhìn chung nhân cách thể hiện ở hai mặt tài năng và đạo đức, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng trong việc hoàn thiện nhân cách cá nhân. Chính vì vậy, để đào tạo con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ thì giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường trung học phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng cần đặc biệt quan tâm, chú ý. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân trong thời gian vừa qua đã được các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Nhưng nhìn chung đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên Giáo dục công dân chưa có điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn học của mình. Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn hiện nay là “học sinh sa sút về đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng trong nhà trường phổ thông” (Diễn đàn nhân dân cuối tuần - Đỗ Tấn Ngọc) là vấn đề báo động đối với những người quản lý giáo dục và làm công tác giảng dạy. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy Giáo dục công dân đang là nhiệm vụ mang tính cấp bách Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn sáng kiến: “Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ”. 2. Mục đích của sáng kiến Sáng kiến làm rõ vai trò, nhiệm vụ của việc giáo dục đạo đức cũng như những nội dung và những phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ 2
- sở đó, làm rõ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân, đặc biệt là thông qua phần đạo đức trong chương trình. 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến ➢ Phạm vi Nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Hồng Quang ➢ Đối tượng áp dụng của sáng kiến Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Hồng Quang theo chương trình lớp 10, 11, 12 4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến Nghiên cứu và thực nghiệm từ năm học 2014-2015 3
- Phần 2. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Đạo đức Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiến Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos – lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày. Sau này, người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức, còn ethicos là đạo đức học. Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo đức của họ. Đạo là con đường, đường đi, đời sống của con người trong xã hội. Đức nói đến nhân đức, đức tính. Như vậy, có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Theo quan điểm đạo đức học Mácxít: Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội. Đạo đức là một phạm trù phản ánh hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu, các chuẩn mực, các quy tắc điều chỉnh sự ứng xử của con người trong tất cả các mối quan hệ, trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các chuẩn mực ứng xử được củng cố bởi các khái niệm như: thiện - ác, chính – tà, vinh – nhục, lương tâm – trách nhiệm, quyền lợi – nghĩa vụ, hạnh phúc – bất hạnh Hệ thống khái niệm này biểu hiện và phản ánh bản chất xã hội của con người mà chủ yếu là các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở các mức độ khác nhau. Quan hệ đạo đức đan kết trong mọi hoạt động xã hội. Đạo đức là một bộ phận quan trọng của đời sống xã hội. Thể hiện ở chỗ các quan hệ đạo đức, các động cơ đạo đức, hành động, hành vi đạo đức, luôn tồn tại và phát triển cùng với đời sống xã hội. Đạo đức là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ văn minh của xã hội. Có thể nói, đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp lên cao như những nấc thang giá trị của văn minh con người, trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn. 4
- 2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách Nhân cách của con người bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa người đó với những người khác trong xã hội. Vì thế, nhân cách đựơc xem là “sản phẩm muộn” trong sự phát triển của con người. Khi nói đến nhân cách người ta thường quan niệm đó là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt: phẩm chất và năng lực (còn gọi là đức và tài) của con người. Trong đó đạo đức là nền tảng, là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng của nhân cách con người nói chung, học sinh nói riêng. Bộ phận quan trọng ấy không tự nhiên mà hình thành một cách trọn vẹn, đòi hỏi phải có một quá trình hướng vào mục đích ấy. Do đó, ta hiểu: “Giáo dục đạo đức là một quá trình sư phạm bộ phận trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở học sinh ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức, nhờ đó mà tạo ra các phẩm chất đạo đức ở học sinh, theo những nguyên tắc đạo đức cộng sản chủ nghĩa” Như chúng ta biết, con người muốn làm được điều thiện, tránh được điều ác, muốn cho những hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản. Từ đó, con người có thể tự do lựa chọn những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng, hành vi trong quan hệ xã hội theo quan điểm đạo đức tiến bộ, cách mạng. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con người. 3. Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông Mỗi môn học trong trường trung học phổ thông đều có một vị trí nhất định của nó. Môn Giáo dục công dân vừa có vị trí thông thường của một môn học, vừa có vị trí đặc biệt của nó. Ở vị trí thông thường, môn Giáo dục công dân được xếp cùng loại, ngang hàng với các môn học khác trong hệ thống các môn học. Nó có những nhiệm vụ như các môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh. Ở vị trí đặc biệt của nó, môn Giáo dục công dân có những đặc điểm riêng, những nhiệm 5
- vụ riêng, khác biệt so với các môn học khác. Có thể nêu lên mấy đặc điểm sau đây: Một là, môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông đề cập và giải quyết một cách toàn diện hệ thống tri thức cơ bản, cần thiết của một công dân Việt Nam trong thời đại mới. Chủ đề mà môn Giáo dục công dân đề cập bao hàm từ những cái gần gũi, thiết thực trong đời thường cá nhân, công dân, gia đình, xã hội đến những vấn đề lớn hơn như quốc gia, nhân loại; từ những vấn đề thường nhật đến những vấn đề mang tính lý luận, trừu tượng khái quát như triết học, logic học, từ những hiểu biết cần thiết về cuộc sống đến thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Hai là, môn Giáo dục công dân mang tính định hướng chính trị sâu sắc vì nó trực tiếp đề cập, trực tiếp giải quyết những vấn đề chính trị, tư tưởng của giai cấp công nhân, của Đảng ta, trực tiếp xác nhận, củng cố định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Môn Giáo dục công dân trong toàn bộ nội dung của nó từ lớp 10 đến lớp 12 trước hết tập trung vào việc xây dựng cho học sinh phổ thông thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận đúng đắn bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Tất cả đều nhằm làm cho học sinh có những quan niệm, niềm tin triết học làm nền tảng cho hệ thống thế giới quan. Từ đó, học sinh có được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ của bản thân với các cộng đồng trên các lĩnh vực, các phạm vi khác nhau. Cùng với việc hình thành thế giới quan một cách trực tiếp, môn Giáo dục công dân giúp học sinh trả lời một cách khoa học đúng đắn câu hỏi: Sống để làm gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với vai trò, vị trí của người công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tính định hướng chính trị còn thể hiện ở chỗ, môn Giáo dục công dân trực tiếp đề cập đến những vấn đề có tính đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nóng bỏng của đất nước và thế giới. Với những phương pháp luận đã được trang bị, học sinh bước đầu tiên hiểu, phân tích, đánh giá và tự rút ra kết luận cần thiết đúng đắn. Mỗi môn học trong nhà trường đều có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh. Lợi thế hơn các môn học khác, môn Giáo dục công dân thực hiện nhiệm vụ này một cách trực tiếp. Đặc điểm này mở ra khả năng to lớn và trách nhiệm nặng nề đối với môn Giáo dục công dân. 6