Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý địa phương

doc 44 trang sangkien 01/09/2022 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_giang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý địa phương

  1. Sở giáo dục tỉnh hưng yên phòng gd & đt thành phố hưng yên    Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương Môn: Địa lí THCS Họvà tên giáo viên: Phạm Thị Mai Tổ : Khoa học xã hội Trường: THCS Hoàng Hanh Năm học 2013-2014
  2. Mục lục Phần Nội dung trang I Lí do chọn đề tài: 3 II Mục đích nghiên cứu 5 III Nhiệm vụ nghiên cứu: 5 IV Phương pháp nghiên cứu: 6 V Kết quả nghiên cứu: 7 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận. 7 2. Phân tích nội dung chương trình địa lý THCS có liên quan đến chương trình địa lý địa 7 8 phương. 3. Nội dung cần đạt và các vấn đề cần tích hợp Bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương. 8 4. Các phương pháp giảng dạy. 16 VI Kết quả thực nghiệm sư phạm. 26 VII Điều kiện để áp dụng đề tài 27 VIII Kết luận đề nghị 28 I X Những vấn đề còn tồn tại 29
  3. I. Lí do chọn đề tài: Xuất phát từ : 1. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học: - Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2002 – 2003. Chương trình THCS được ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo số 03/ 2002 QĐ-BGD&ĐT ngày 24- 1- 2002 đã quy định rõ: “Trong quá trình dạy học địa lí, cần hạn chế các phương pháp thuyết trình, diễn giảng mang tính “nhồi nhét” kiến thức. Tăng cường các hình thức tổ chức học sinh học tập cá nhân, học theo nhóm và vận dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn”. Đặc biệt Chỉ thị ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong từng môn học. 2. Vai trò của giáo dục Bảo vệ môi trừơng qua giảng dạy địa lý địa phương: Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự nhiên. ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này. 3. Thực tế: 3.1. Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, Trái Đất
  4. nóng lên; Hàng loạt các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt: cạn kiệt tài nguyên, gia tăng thiên tai, bệnh tật - Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như Luật bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11) và hàng loạt các thông tư (08/2009/TT-BTNMT; 16/2009/TT-BTNMT; 25/2009/TT-BVMT; 39/2010/TT-BTNMT nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. 3.2. Thời lượng sách giáo khoa mới rút ngắn so với sách giáo khoa cũ, (cộng thêm chương trình giảm tải), thiết kế chương trình sách giáo khoa “mở” nhiều nội dung của các bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống dành cho học sinh tham gia bổ sung thông qua hoạt động học tập, địa lý địa phương nhằm bổ trợ, cụ thể hoá các kiến thức về địa lý cho học sinh, giúp học sinh tiếp cận tri thức địa lí, phát triển tư duy địa lí tốt hơn. 3.3. Khi giảng dạy địa lý địa phương một số giáo viên và học sinh còn qua loa, đại khái do phần chương trình này thời lượng ít, được bố trí vào cuối năm học lớp 8, lớp 9 cuối cấp học các em lại chuẩn bị lo thi chuyển cấp nên việc dạy học vấn đề của địa phương thường ít được coi trọng. Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi viết bài sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này với nội dung: “Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương”.
  5. II. Mục đích nghiên cứu: - Giúp một số giáo viên đặc biệt những giáo viên mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ trong giảng dạy hiểu thêm vấn đề giáo dục BVMT trong giảng dạy địa lí địa phương. - Giúp học sinh phát huy được khả năng quan sát, tự nghiên cứu, suy nghĩ làm việc để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng. - Học sinh thêm hứng thú yêu thích bộ môn.Tích cực ủng hộ, vận động người thân và tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương. - Tôi hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho bạn bè gần xa để giúp nhau cùng dạy tốt bộ môn địa lí ở THCS III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lí luận của giảng dạy môn địa lí THCS - Tìm hiểu phương pháp dạy học bộ môn, địa lý địa phương, đồ dùng cần thiết cho giảng dạy - Tìm hiểu nội dung bài dạy địa lý địa phương. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giá trị của giáo dục bảo vệ môI trường trong giảng dạy địa lý địa phương.
  6. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Nghiên cứu chương trình: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa địa lí, địa lý địa phương, sách giáo viên, câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, vở bài tập địa lí . - Nghiên cứu hệ thống bài học có nội dung liên quan đến địa lý địa phương: địa lý tự nhiên Việt Nam, địa lý kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, địa lý vùng Đồng bằng sông Hồng : các vấn đề về giáo dục BVMT từ lớp từ lớp 6 đến lớp 9. - Nghiên cứu tài liệu tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học cơ sở xuất bản năm 2012. 2. Thực nghiệm sư phạm: - Mục đích : Kiểm tra kết quả của đề tài bằng hoạt động thực tiễn. - Phương pháp tiến hành: Năm học 2008 – 2009 trường THCS Hoàng Hanh có 2 lớp 8, sĩ số và chất lượng khởi điểm tương đối đồng đều. Năm đầu tiên tôi chỉ ứng dụng ở một lớp, sau đó xử lí các số liệu, đánh giá tỉ lệ. Những năm sau tôi theo dõi tiếp ở lớp 9, tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của hệ thống bài thực hành, hướng dẫn học sinh làm bài tập địa lý đến việc tiếp thu các kiến thức địa lý. 3. Phương pháp điều tra sư phạm: - Mục đích: Nhằm thu thập thực trạng giảng dạy chương trình địa lí THCS trên khu vực rộng. 4. Phương pháp chuyên gia: - Mục đích: Khảo sát thực nghiệm bằng cách lấy ý kiến đánh giá của những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy bộ môn. V. Kết quả nghiên cứu: Qua 4 năm nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã đạt đuợc những kết quả như sau: 1. Hệ thống hoá được cơ sở lí luận: - Có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về nội dung
  7. giáo dục BVMT môn Địa lí THCS. - Sử dụng tối đa thời gian, thời lượng của phân phối chương trình và các tuần đệm để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và tham quan, ngoại khoá. - Khắc sâu những kiến thức trọng tâm có liên quan đến chương trình địa lí ở các khối lớp trên. - Các em thấy được: dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường. - Có thái độ tích cực tham gia bảo vệ môi trường ở gia đình, địa phương và hướng dẫn mọi người cùng tham gia. 2. Phân tích nội dung chương trình địa lí THCS có liên quan và chương trình địa lí địa phương a) Chương trình địa lí 6 THCS có liên quan: - Chương 2: Cỏc thành phần của Trỏi Đất: + Địa chất, địa hỡnh. + Khớ hậu. + Thủy văn. + Đất, thực vật, động võt. b) Chương trình địa lí 7 địa phương: Địa lý tỉnh Hưng Yờn. * Phần 1: Thành phần nhõn văn của mụi trường. * Phần 2: Cỏc mụi trường địa lý. + Chương 1: Mụi trường đới núng, hoạt động kinh tế của con người ở đới núng.
  8. c) Chương trình địa lý lớp 8: Gồm 2 phần: * Phần 1: Thiờn nhiờn con người ở cỏc chõu lục (Tiếp chương trỡnh địa lý lớp 7): Chương 11: Chõu Á. * Phần 2 : Địa lý Việt Nam phần tự nhiờn. * Tiết 50: Thực hành: Tìm hiểu địa phương. d) Chương trình địa lý lớp 9: Nghiên cứu địa lý dân cư, kinh tế Việt Nam và địa lý tỉnh, thành phố. Gồm 4 phần: + Địa lý dõn cư . + Địa lý kinh tế. + Sự phõn húa lónh thổ (Cỏc vựng kinh tế). + Địa lý địa phương: Tiết 48; 49; 50 3. Nội dung cần đạt và các vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương: 3.1. Lớp 8: Tiết 50-Bài 44- Thực hành tìm hiểu địa phương: Tùy theo địa điểm cụ thể của địa phương nơi trường đóng để thực hiện. + Bước 1; Cho học sinh tìm hiểu về thôn An Châu, xã Hoàng Hanh theo dàn ý: - Tên địa điểm: Thôn An Châu, xã Hoàng Hanh - Vị Trí: Trung tâm xã Hoàng Hanh, bắc giáp xã Quảng Châu, phía đông giáp xã Hồng Nam, phía nam giáp thôn Phù Sa, phía tây giáp sông Hồng. - Lịch sử phát triển: Do phù sa sông bồi đắp trên vùng biển nông giai đoạn Tân kiến tạo, được khai phá từ khoảng thế kỉ 16. - Vai trò, ý nghĩa của địa điểm: + Vai trò: - Môi trường sống của cư dân thôn An Châu, xã Hoàng Hanh. - Đất trồng rộng, chủ yếu là đất phù sa ven sông Hồng được bồi đắp hàng năm nên rất màu mỡ, phì nhiêu. - Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú. -> Thích hợp cho phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản; - Nhiều bãi cát -> Khai thác cát, sản xuất gạch + ý nghĩa của địa điểm: Đối với nhân dân trong xã: Là địa bàn cư
  9. trú và sản xuất của hơn một nghìn dân thôn An Châu, là trung tâm văn hoá, chính trị của xã Hoàng Hanh, địa bàn trường trung học cơ sở Hoàng Hanh. Bước 2: Tổ chức báo cáo và tham quan đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế và những vấn đề về môi trường. 3.2. Lớp 9: Tiết 48; 49; 50. Sử dụng kênh chữ: Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài học theo tài liệu: “ Địa lí 9” (Chương trình địa phương tỉnh Hưng Yên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 122-2010/CXB/20-124/GD; Tìm hiểu các nội dung và các vấn đề về môi trường như sau: Phần I: - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. - Diện tích: 923,45 km2. - Vị trí của vùng: nằm giữa vùng Đồng bằng sông Hồng từ đó học sinh dựa vào các kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng để dự đoán các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh nhà. - Ranh giới của tỉnh: học sinh tìm trên bản đồ để xác định Hưng Yên giáp các tỉnh thành phố: Bắc Ninh, Hà nam, Thái Bình, Hải Dương, thủ đô hà Nội; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Phân tích được thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí: + Giáp thủ đô Hà Nội; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ . + 3 mặt có sông bao bọc, lại không giáp biển nên khó khăn, tốn phí cho phát triển giao thông, không có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển. Phần II - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Địa hình: đồng bằng nghiêng dốc hướng tây bắc - Đông nam. độ dốc trung bình là 8 cm/km. + Thuận lợi: giao thông, canh tác sản xuất. + Khó khăn: vấn đề nước tưới. + Tác động của con người đến địa hình: - Tích cực: Tạo ra nhiều dạng địa hình nhân tạo: Đê sông, đường giao thông, thành phố, nhà máy