Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thúc đẩy công tác đổi mới trong nhà trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thúc đẩy công tác đổi mới trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_thuc_day_cong_tac_doi_moi_tr.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thúc đẩy công tác đổi mới trong nhà trường
- - 1 - Đề tài : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC ĐỔI MỚI TRONG NHÀ TRƯỜNG Đơn vị : THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. 1. Đặt vấn đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách không chỉ được toàn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng, từng được ghi trong các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Luật giáo dục và đặc biệt mới đây trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nhiệm vụ đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đã được Bộ GD&ĐT chọn là chủ đề năm học 2009-2010 và được tập trung chỉ đạo thực hiện cho đến nay. Năm học 2011-2012, là năm thứ ba nhiệm vụ “Tăng cường đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả định hướng chiến lược phát triển giáo dục –đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đổi mới quản lý nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học làm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đối với trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua 3 năm thực hiện công tác đổi mới, nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường, tuy nhiên về thực chất công tác đổi mới của nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả, thiếu định hướng phát triển toàn diện. Công tác thực hiện các đổi mới chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên. Do đó chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường còn thấp. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để đổi mới phương pháp còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy trí lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Trước thực trạng đó, để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đi vào đúng thực chất, bền vững, trường chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy công tác đổi mới trong nhà trường”. Đề tài này được thực hiện trên qui mô toàn trường, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản lý của nhà trường, nhưng tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý thúc đẩy công tác đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục
- - 2 - toàn diện của nhà trường, tạo cho nhà trường có màu sắc văn hóa riêng, thực chất, bền vững. 2. Cơ sở lý luận: Đánh giá về những tồn tại yếu kém trong công tác Giáo dục-Đào tạo,Văn kiện Đại hội XI của Đảng đánh giá: "Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội". Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập kéo dài nêu trên có nhiều, trong đó phải kể đến: Trên thực tế chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện đầy đủ quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”; tư duy về giáo dục, đào tạo còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc vận động và phát triển của đất nước, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tương lai của dân tộc, là chìa khoá để mở ra tiềm năng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để đào tạo những người lao động có tri thức, có tư duy độc lập, kết hợp tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ với tri thức khoa học xã hội nhân văn, phát triển tự do và toàn diện, tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới thành công và hoàn thành từng bước mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- - 3 - Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”; “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh”; “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục”; “Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông”; “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục” Trên cơ sở đó : Để thúc đẩy hiệu quả công tác đổi mới trong nhà trường, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012, Phòng GD&ĐT Duy Xuyên đã chỉ đạo : - Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục: +Thực hiện rà soát, đánh giá định kỳ chương trình, sách giáo khoa để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, phù hợp với điều kiện thực tế theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. +Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. +.Tiếp tục tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả, chất lượng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. +Tiếp tục thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường, tổ chuyên môn có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”. Xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng tổ chuyên môn, từng trường trung học cơ sở. +Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi cử. Mạnh dạn phân cấp quản lý cho các trường về thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, đặc biệt là nâng cao vai trò của các trường trong việc thực hiện chương trình giáo dục, thực hiện kỷ cương, nề nếp quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá.
- - 4 - Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ; tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Như vậy, việc đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết, được sự quan tâm chỉ đạo của Toàn Đảng, toàn Ngành. Đây là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xem đây là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường xuyên của mọi cán bộ công chức viên chức trong toàn Ngành. Các nhà quản lý giáo dục phải bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở để giải quyết kịp thời dứt điểm những vướng mắc, phát sinh. 3. Cơ sở thực tiễn: Với trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong các năm qua, thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn năm học của Sở-Phòng GD&ĐT, trường đã triển khai đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nhiều năm thực hiện công tác đổi mới, hiện nay trường đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Qui mô trường lớp ổn định, đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo chuẩn đạt 100% và trên chuẩn đạt 72,3%, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng giáo dục học sinh ngày càng tăng và được củng cố qua từng năm. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý và giảng dạy từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn nhiều yếu kém cơ bản : Chất lượng giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, kỹ năng vận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa đồng bộ và còn yếu ở 1 bộ phận không nhỏ giáo viên. Công tác quản lý còn thiếu hiệu quả, thiên về quản lý hơn là lãnh đạo. Công tác đổi mới quản lý nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả, chưa được chú trọng thường xuyên. Nguyên nhân : Công tác quản lý còn thiếu hiệu quả, thiên về quản lý hơn là lãnh đạo. Việc tổ chức thực hiện công tác đổi mới trong nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu đồng bộ, thiếu các giải pháp hỗ trợ nên hiệu quả chưa cao. Giáo viên còn nhiều bất cập trong nghiệp vụ sư phạm, thể hiện qua các kỹ năng phân tích, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm; các kỹ năng xác định, lựa chọn và sử dụng PPDH bộ môn; kỹ năng hướng dẫn cách thức cho học sinh học tập; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới.