Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp trong thẩm định sáng kiến
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp trong thẩm định sáng kiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tac_nghiep_trong_tham_dinh_s.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp trong thẩm định sáng kiến
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP (Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở) I. SƠ LƢỢC BẢN THÂN: - Họ và tên: Phạm Tấn Thành; - Chức vụ: Chuyên viên Phòng Nội vụ Ea H’Leo; - Ngày, tháng, năm sinh: 28/4/1988; - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Công nghệ thông tin. - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Thi đua-Khen thưởng; QLNN về Thanh niên; Dân vận Chính quyền; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Công nghệ thông tin. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Tên giải pháp: “Giải pháp tác nghiệp trong thẩm định sáng kiến”. 2. Căn cứ hình thành giải pháp - Luật Thi đua-Khen thưởng số 15/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội; Luật số 39/2013/QH13, ngày 16/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng của Quốc hội; - Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; - Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng; - Chỉ thị số 35/CT-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày lễ lớn trong năm 2015; - Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; - Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến; - Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013; - Thông tư số 07/2014/TT-BNV, ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung 1
- một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ- CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng năm 2013; - Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 09/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của tỉnh; - Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của tỉnh; - Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND, ngày 03/3/2015 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đăk Lăk Về việc ban hành Quy định xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu trong khen thưởng các danh hiệu thi đua; 3. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trƣớc khi áp dụng giải pháp - Quy trình thẩm định đối với SKKN, GPCT của cán bộ, công chức hành chính Nhà nƣớc: Hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác (SKKN, GPCT) của các cá nhân được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổng hợp, trình đề nghị UBND huyện công nhận, gửi nộp về UBND huyện thông qua Phòng Nội vụ. Chuyên viên Phòng Nội vụ tiếp nhận, thẩm định sơ bộ sau đó đưa ra Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét, bỏ phiếu kín với tỷ lệ phiếu từ 70% thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện công nhận tại cuộc họp. Sau đó, Phòng Nội vụ sẽ tổng hợp tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định công nhận những SKKN, GPCT đã được các thành viên Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện công nhận. - Quy trình thẩm định đối với SKKN, GPCT của công chức quản lý, viên chức ngành Giáo dục theo năm học: Hồ sơ SKKN, GPCT của cá nhân được nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục xét, chấm điểm theo Công văn số 76/SGDĐT-VP, ngày 16/01/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn viết, đánh giá SKKN từ năm 2013 đến năm 2016: (Loại Tốt (A): Từ 86 đến 100 điểm tr ng đ ti u chu n t đi trở n ti u chu n t đi trở n; Loại Khá (B): Từ 75 đến 85 điểm tr ng đ ti u chu n đạt đi trở n; Loại Trung bình (C): 60 đến 74 điểm; Dưới 60 điểm: Không xếp ại). Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo lập Tờ trình gửi nộp hồ sơ Phòng Nội vụ. Do Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện và Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục là ngang nhau vì cùng do Chủ tịch UBND huyện Quyết định thành lập nên Phòng Nội vụ chỉ kiểm tra thể thức, số lượng hồ sơ mà không thẩm định lại và căn cứ Tờ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định công nhận mà không tham mưu Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét. - Thực trạng: Như vậy, có thể thấy trong một năm để xét, thẩm định các SKKN, GPCT thì huyện cần phải tổ chức 02 Hội đồng khác nhau: Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện (xét ch cán bộ công chức hành chính Nhà nước the nă công tác) và Hội đồng 2
- xét duyệt sáng kiến ngành giáo dục (xét cho công chức quản ý vi n chức ngành Giá dục the nă học). Trong đó, điểm hạn chế là Hội đồng xét duyệt sáng kiến ngành Giáo dục cũng do Chủ tịch UBND huyện Quyết định thành lập nhưng qua mỗi năm học thì thành viên Hội đồng chưa được ổn định, phải kiện toàn thay đổi thành viên mới. Nhiều khi cũng SKKN, GPCT đã được thành viên Hội đồng công nhận trong năm học 2013-2014 nhưng thành viên Hội đồng năm học 2014-2015 vẫn tiếp tục công nhận do thành viên mới không biết được giải pháp đó là của năm trước. Một phần cũng là do khâu lưu trữ, quản lý SKKN, GPCT của công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục chưa sàn lọc, làm tốt khâu thẩm định ban đầu. - Các thành viên Hội đồng sáng kiến thì làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bận công việc chuyên môn ở cơ quan nên nhiều lúc không có thời gian xem xét được hết các nội dung của sáng kiến. - Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành đã lâu, không có bảng chấm điểm, khi xét chấm dựa trên 03 điều kiện (Tính ới tính khả thi; phạ vi ảnh hưởng) còn chung chung chưa cụ thể làm cho thành viên Hội đồng khó mường tượng để chấm. Do đó, việc tham mưu Chủ tịch UBND huyện công nhận SKKN, GPCT còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc công nhận trùng lặp SKKN, GPCT; tình trạng sao chép SKKN, GPCT, sao chép trên mạng chưa được phát hiện do chỉ một đầu mối xem xét là 01 Hội đồng xem xét thẩm định; lãng phí tài chính của Nhà nước chi cho công tác xét duyệt sáng kiến, trong khi SKKN, GPCT không mang lại hiệu quả thực chất. 4. Những yếu tố khách quan, chủ quan của những giải pháp đƣợc đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ, công tác a) Những yếu tố khách quan: - Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sát công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, xuất phát từ việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó theo Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng với 06 nội dung chính. Tiếp đến là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng năm 2013; - Được sự quan tâm của tập thể và sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Phòng Nội vụ trong công tác thi đua-khen thưởng đã tác động, thôi thúc bản thân tôi phải trằn trọc, suy nghĩ để làm sao cho việc khen thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở phải đúng thực chất. b) Những yếu tố chủ quan: Năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh Đăk Lăk cũng như huyện nhà. Trong đó, bản thân đã xác định là năm có nhiều công việc cần phải tập trung giải quyết đó là: Đại hội thi đua yêu nước huyện lần II; Huyện Ea H’Leo giữ đương chức Cụm trưởng Cụm thi đua số 2 của tỉnh năm 2015. Do đó, bản thân cũng ý thức được trách nhiệm nặng nề và quyết tâm nổ lực lao động sáng tạo hoàn thành công việc được giao. 3
- Qua nhiều năm công tác, tham mưu Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét các sáng kiến nhưng bản thân gần như còn nhầm lẫn, hiểu nhầm sáng kiến là một mảng khác và giải pháp là một mảng khác. Nhưng thực chất thì giải pháp công tác là một thành phần cấu thành sáng kiến. 5. Nội dung của giải pháp 5.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao năng lực tác nghiệp của công chức làm công tác Thi đua-Khen thưởng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ. Như vậy, trong quy trình thì khâu thẩm định sơ bộ của chuyên viên không quyết định công nhận hay không công nhận SKKN, GPCT nhưng cũng là khâu quan trọng và vất vả vì số lượng hồ sơ SKKN, GPCT nhiều. Hơn nữa, để thẩm định được SKKN, GPCT thì yêu cầu chuyên viên cần phải tự nổ lực từ bản thân để có thể có: Kỹ năng, trình độ chuyên môn của chuyên viên làm công tác thẩm định phải đạt chuẩn nhất định; Vốn kiến thức sâu rộng; Có tư duy tốt; Am hiểu nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ; Phải đọc nắm rõ văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác thi đua - khen thưởng và SKKN, GPCT nhất là phải nắm rõ “điều kiện để công nhận SKKN, GPCT”. Từ đó: Để có thể áp dụng vào việc thẩm định, tổng hợp, báo cáo, gợi ý kết quả thẩm định tham mưu lãnh đạo cơ quan đưa ra trước Hội đồng xem xét trình Chủ tịch UBND huyện quyết định công nhận hoặc không công nhận. 5.2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận SKKN, GPCT. Từ thực tiễn và qua 04 năm kinh nghiệm thẩm định SKKN, GPCT (t nă 0 đến 0 5) bản thân đúc rút ra “Điều kiện để công nhận SKKN, GPCT” trong phạm vi cấp huyện bao gồm 03 điều kiện cơ bản, đó là: Một là, không trùng với các sáng kiến đã được công nhận; Hai là, có tính mới trong phạm vi cơ quan hoặc trong phạm vi cấp huyện; Ba là, đã được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc cấp huyện làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác. 5.3. Giải pháp thứ ba: Phân loại SKKN, GPCT để thuận tiện, dễ dàng trong việc thẩm định đưa ra Hội đồng xem xét Căn cứ theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến đã định nghĩa: Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp). Từ định nghĩa đó, bản thân tôi đã nghiên cứu, áp dụng Thông tư số 18/2013/TT- BKHCN, ngày 01/8/2013 và trăn trở suy nghĩ, cần sắp xếp, phân loại các sáng kiến của các cá nhân đã nộp về thành 03 loại giải pháp chính (the Điều của Thông tư 18/2013/TT-BKHCN) cần thẩm định để trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét (vì giải pháp cấu thành n n sáng kiến): - Giải pháp kỹ thuật: Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ ( ột vấn đề) xác định, bao gồm: + Sản phẩm, dưới các dạng: Sản phẩm công nghệ (dụng cụ áy c thiết bị inh 4