Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hệu quả chuyển đổi số ở trường Trung học Phổ thông

docx 31 trang Mịch Hương 27/09/2024 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hệu quả chuyển đổi số ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_heu_qua_chuyen_doi.docx
  • pdfNguyễn Văn Cường-THPT Đông Hiếu-Quản lý.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hệu quả chuyển đổi số ở trường Trung học Phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Quản lý Họ và tên: Nguyễn Văn Cường Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Đông Hiếu Số điện thoại: 0972967359 NGHỆ AN, 4/2022
  2. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông CNTT : Công nghệ thông tin DHTT : Dạy học trực tuyến KT,ĐG : Kiểm tra, đánh giá CĐS : Chuyển đổi số GV : Giáo viên HS : Học sinh GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông CSVC : Cơ sở vật chất CBQL : Cán bộ quản lý 2
  3. chuyển đổi số phù hợp, kịp thời ứng phó với đại dịch Covid-19 để công tác dạy và học được triển khai theo kế hoạch, thực hiện phương châm: “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, “Không để em học sinh nào bị bỏ lại phía sau”. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào nhiều yếu tố như đường lối, chủ trương chính sách, đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, người học, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số Là một hiệu trưởng trường THPT, bản thân tôi xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong trường học rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo, từ thực tiễn hoạt động chuyển đổi số tại trường THPT Đông Hiếu trong những năm gần đây, bản thân đã triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường trung học phổ thông”. Đề tài này được nhìn từ góc độ của một nhà quản lý giáo dục, đề tài không đi sâu vào kiến thức chuyên ngành công nghệ, vấn đề chuyển đổi số được nhìn nhận ở những khái niệm cơ bản, phù hợp với thực tiễn bối cảnh giáo dục phổ thông đại trà hiện nay. Mong muốn của tác giả là tìm cách thay đổi tư duy, hướng tiếp cận và tìm kiếm các giải pháp góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong trường học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản của nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo và các tài liệu khác về chuyển đổi số; từ thực trạng của chuyển đổi số tại trường THPT Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa), sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại trường trung học phổ thông và từ đó, xin được chia sẻ kinh nghiệm đến các đồng nghiệp là cán bộ quản lý nhà trường trong bối cảnh hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa ; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh, tăng cường CĐS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hiện nay tại một trường THPT miền núi như trường THPT Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) nói riêng và các trường THPT nói chung. 4. Tính mới của đề tài Từ góc độ của một nhà quản lý, đề tài đề xuất được những giải pháp nâng cao chất lượng chuyển đổi số ở trường THPT dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm thực tế cụ thể, khoa học. Đề tài thuộc lĩnh vực Quản lý giáo dục, nhìn nhận vấn đề CĐS từ góc độ của nhà quản lý trường học. 4
  4. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi số 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức hoạt động dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, nó có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình hoạt động, tạo ra những cơ hội, hiệu quả và giá trị mới. Nhìn chung, các định nghĩa trên đều có điểm chung, CĐS thực chất là chuyển các hoạt động của con người từ thế giới thực, từ phương pháp, cách thức truyền thống sang phương pháp, cách thức mới ở trên môi trường mạng dựa trên công nghệ số. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi tư duy, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức, của một lĩnh vực nào đó. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. 1.2. Dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong ngành giáo dục- đào tạo. - Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. Hệ thống dạy học trực tuyến bao gồm hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học chính là thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục. - Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình áp dụng công nghệ thông tin, những thành tựu của công nghệ số vào việc quản lý và dạy - học nhằm thay đổi phương pháp, cách thức hoạt động truyền thống, tạo ra những cơ hội, hiệu quả và giá trị mới trong ngành giáo dục. Chuyển đổi số chính là để vận hành giáo dục hiệu quả, chất lượng hơn. Cụ thể, CĐS trong giáo dục được làm rõ trong Chương trình CĐS quốc gia, cụ thể đó là: “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến". Hiện nay, CĐS trong giáo dục và đào tạo tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống 6