Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới

docx 36 trang Mịch Hương 27/09/2024 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_huy_dong_nguon_luc_xa_hoi_ho.docx
  • pdfPhan Trọng Đông - THPT Diễn Châu 3 - Quản lý Giáo dục.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 - NGUYỄN XUÂN ÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đề tài: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC HƯỚNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Người thực hiện: 1. PHAN TRỌNG ĐÔNG Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An Điện thoại: 0915249666 Email: dongpt@nghean.edu.vn 2. NGUYỄN THỊ HÀ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Nguyễn Xuân Ôn – Nghệ An Điện thoại: 0912884908 Email: 3. CAO THỊ HẢI AN Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An Điện thoại: 0984067667 Email: ancth.c3dc3@nghean.edu.vn Diễn Châu, tháng 04 năm 2022
  2. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng ngày càng cao trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội. Là một trong những phương thức thực hiện để mọi người dân đều có cơ hội được học tập. Quan điểm của Đảng "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục". Chủ trương xã hội hoá giáo dục là xuất phát từ quan điểm coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đào tạo một nguồn nhân lực rất lớn có chất lượng cao. Vì vậy, phải phát triển mạnh mẽ quy mô giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Trong điều kiện Nhà nước chưa đủ sức và không thể bao cấp toàn bộ sự nghiệp phát triển giáo dục thì xã hội hoá giáo dục là một trong những phương thức cơ bản để phát triển giáo dục. Vì vậy, cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách Nhà nước, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện quan điểm của Đảng "Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu". Trong những năm qua kết quả giáo dục của trường THPT Diễn Châu đã đạt được kết quả cao, đáng ghi nhận và đang trên đà tiếp tục phát triển. Tuy nhiên công tác giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo cơ cấu giữa các môn, đời sống giáo viên còn gặp khó khăn. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của giáo dục. Nhận thức trong một số cán bộ nhân dân về công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện nên chưa huy động được các nguồn lực các lực lượng xã hội tham gia phối hợp trong công tác giáo dục. Thực tế các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể hóa, nên các nhà trường đang thật sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Chính vì thế, nhằm thực hiện tốt chủ trương của ngành, cũng như mục tiêu nhiệm vụ mà nhà trường hướng tới vì chất lượng giáo dục học sinh. Từ nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý, nhóm tác giả đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới”. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Xác định những giải pháp căn bản trong thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới. 1.2.2. Ý nghĩa 1
  3. Phần II. NỘI DUNG 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2.1.1. Quan điểm, tư tưởng xã hội hoá giáo dục trong công tác quản lý giáo dục 2.1.1.1. Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược để phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay Với quan điểm lấy con người làm “Trung tâm của sự phát triển”, giáo dục và đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, là thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” quá trình giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, có năng lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế- xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả. Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, nhiều Nghị quyết, Văn kiện của Đảng đã chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VII có ghi: “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu, để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt sự phát triển các lĩnh vực này với sản xuất và mục tiêu kinh tế - xã hội. Một mặt Nhà nước đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn dân, các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xã hội hóa được Đảng ta xác định là cơ sở để hoạch định hệ thống chính sách xã hội: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Trên tinh thần ấy, văn kiện Đại hội VIII về GD&ĐT đã nêu: “Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, trước hết là vấn đề đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng cho sự phát triển Giáo dục và Đào tạo, cần thu hút 3