Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết văn tả cảnh hay

doc 13 trang sangkien 27/08/2022 11684
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết văn tả cảnh hay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_viet_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết văn tả cảnh hay

  1. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay’’ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: a) Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, nó không chỉ giúp học sinh hình thành, củng cố các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, . . . và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới năng động và sáng tạo. Dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy cho các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua văn bản hay còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. Thông qua dạy và học Tập làm văn góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy; cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản của Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. b) Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế giảng dạy Tập làm văn nhiều năm ở lớp 5 cũng như tham khảo ý kiến của một số đông các bạn đồng nghiệp cho thấy: Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng, nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về văn tả cảnh, tìm đọc cho các em nghe một số dàn ý, đoạn văn, bài văn mẫu hay để học sinh dựa vào đó có thể tự mình lập được dàn bài cụ thể. Trên cở sở đó, các em viết thành một bài văn hoàn chỉnh trong thời gian quy định đảm bảo được một số yêu cầu của đề bài. Đối với học sinh lớp 5 tôi trực tiếp giảng dạy trong các năm qua, tôi nhận thấy vốn ngôn ngữ của các em còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt giũa lời văn, câu văn cho bóng bẩy, mang tính “nghệ thuật”, mà đa số các em “nghĩ sao thì viết vậy”. Đặc biệt học sinh lớp tôi chủ yếu là dân lao động nghèo nên phụ huynh chưa chú trong về việc học tập của con em, chưa có điều kiện để cho con em được đi du lịch, tham quan các cảnh quan thiên nhiên. Đó là một trong những khiếm khuyết lớn gây khó khăn cho học sinh khi viết văn tả cảnh. Do vậy đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em còn nhiều hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay; chưa biết cách sử dụng câu nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic; trong khi viết, các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình; một số em có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa nhưng còn cứng nhắc. Từ những lí do khách quan và chủ quan trên thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay”. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc đưa ra giải pháp giúp học sinh lớp 5 viết bài văn tả cảnh hay nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy Tập làm văn ở tiểu học. - Phân tích thực trạng dạy và học tập làm văn tả cảnh ở lớp 5D năm học 2015- 2016 để tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình giảng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn tả cảnh, nhằm giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và sự thay đổi của cảnh theo không gian và thời gian, biết dựa vào cảm xúc của mình để diễn tả làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi và thân thiện Trang 1
  2. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay’’ hơn, viết được bài văn tả cảnh giàu hình ảnh, có tính nghệ thuật, đặc biệt làm cho học sinh hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn tả cảnh nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay. Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 5E Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Khảo sát trên lớp đối chứng và lớp thực nghiệm: * Khảo sát trên lớp đối chứng Trước khi dạy học theo các giải pháp mới, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh. Đề bài khảo sát: Em hãy tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em). Qua quá trình khảo sát, Kết quả thu được như sau: (32 em) Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 3 9,3 7 21,9 15 46,9 7 21,9 Với kết quả khảo sát này cho thấy rõ chất lượng học tập của các em còn chưa tốt, cần bồi dưỡng nhiều hơn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến dạy học văn tả cảnh ở tiểu học. - Phương pháp điều tra: Trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, khi dạy văn tả cảnh. - Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra chất lượng học sinh. - Phương pháp thực tiễn sư phạm: Xây dựng tiết học thử nghiệm, đối chứng và rút ra bài học về phương pháp dạy học mới. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Tìm hiểu kết quả các lớp học sinh trước, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để đưa ra biện pháp khắc phục. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài: a) Phạm vi: Do khả năng và thời gian có giới hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ dừng lại trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, chủ yếu ở phân môn Tập làm văn, năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 (trên lớp 5D năm học 2015-2016, lớp 5E năm học 2016-2017) mà tôi trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. b) Thời gian: - Thời gian tiến hành: Năm học 2015-2016: Nghiên cứu thực tế tình hình dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 5 nói chung và kiểu bài dạy tả cảnh nói riêng; tổ chức kiểm tra học sinh; dự giờ đồng nghiệp; phân tích tìm hiểu nguyên nhân. - Từ đầu tháng 9/2015 đến cuối tháng 4/2016: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, áp dụng giải pháp mới giảng dạy tại lớp 5E vào đầu năm học 2016- 2017, khảo sát chất lượng để kiểm tra kết quả đạt được, so sánh đối chiếu với kết quả cùng kỳ của học sinh năm học trước. - Tháng 11/2016 tiến hành viết, hoàn thiện đề tài và in ấn. Trang 2
  3. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay’’ 2. NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Nó hình thành và phát triển những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy; cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản của Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho các em về tình yêu quê hương đất nước, con người, yêu cái đẹp và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng. Học Tiếng Việt, học sinh còn được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết để giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của Tiếng Việt sẽ là hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Chính vì thế, dạy và học phân môn Tập làm văn là một vấn đề tương đối khó ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Trong phân môn tập làm văn, khi dạy và học thể loại văn miêu tả lại càng khó khăn hơn cho cả giáo viên và học sinh. Vì văn miêu tả là một thể loại rất đặc biệt. Có nhiều quan niệm về miêu tả, để đi đến thống nhất một quan điểm chung là điều không phải dễ dàng. Sau đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa về miêu tả như sau: Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người”. Còn nhà văn Phạm Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc, . . . nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu ta bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.” Từ sự tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà văn cho chúng ta hiểu miêu tả như sau: Miêu tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ mó được. Từ những lí do khách quan và chủ quan trên thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua. Tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng dẫn học sinh lớp 5 cách viết bài văn tả cảnh hay. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: a) Đối với chương trình sách giáo khoa: Trang 3
  4. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh hay’’ Tập làm văn lớp 5 có nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình tập làm văn là văn miêu tả. Trong đó, văn tả cảnh là một kiểu bài khó nhất vì học sinh ít có khả năng quan sát tinh tế, không cảm nhận được vẻ đẹp và sự thay đổi của cảnh theo không gian và thời gian, không biết dựa vào cảm xúc của mình để diễn tả làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi và thân thiện hơn. Thế nhưng trong chương trình sách giáo khoa, các tiết hướng dẫn học sinh lập dàn ý còn chung chung, chưa cụ thể, các tiết học lập dàn ý chi tiết còn hạn chế. Bên cạnh đó, trong chương trình mới không có tiết làm văn miệng, việc hướng dẫn học sinh làm văn miệng chỉ được giáo viên dạy lồng ghép trong các tiết lập dàn ý, hay viết một đoạn văn. Do đó khó giúp học sinh phát hiện được cái hay và cái chưa hay trong bài văn của mình và của bạn. Học sinh ít có cơ hội để học tập và rút kinh nghiệm. Mặt khác, một số tài liệu tham khảo như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế đã hướng dẫn nhưng hướng dẫn vẫn còn chung chung không có một sự hướng dẫn cụ thể nào định hướng cho giáo viên và học sinh. b. Đối với học sinh: - Vốn ngôn ngữ của các em còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt giũa lời văn, câu văn cho bóng bẩy, mang tính “nghệ thuật”, mà đa số các em “nghĩ sao thì viết vậy”. - Xác định nôi dung của đề bài chưa chính xác. - Một số học sinh chưa nắm chắc cách trình bày bài văn, dàn bài chưa cụ thể, thứ tự tả còn lộn xộn. - Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em còn nhiều hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay, mở bài, kết bài thường rập khuôn chưa linh hoạt. - Chưa biết cách sử dụng câu nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic. Khả năng phát triển một ý thành một đoạn văn còn hạn chế do vốn từ ngữ còn nghèo nàn. - Trong khi viết, các em chưa có sự liên tưởng, chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình. Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ trong khi làm văn để diễn tả hình ảnh, âm thanh của sự vật .Một số em có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa nhưng còn cứng nhắc. - Đặc biệt học sinh ở Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân đa số là con của dân lao động nghèo nên phụ huynh chưa chú trọng về việc học tập của con em, chưa có điều kiện để cho con em được đi du lịch, tham quan các cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là một trong những khó khăn cho học sinh khi viết văn tả cảnh. - Từ những ngày đầu khi bắt đầu làm quen với văn tả cảnh hầu hết các em bỡ ngỡ không biết mình sẽ phải bắt đầu từ đâu để có thể lập được dàn ý của bài văn. Cho nên để hướng dẫn các em lập được dàn ý và viết đoạn văn, bài văn của một bài văn tả cảnh gặp rất nhiều khó khăn và cần rất nhiều thời gian. c) Đối với giáo viên: Khi nghiên cứu về đề tài này tôi nhận thấy thực trạng của giáo viên như sau: - Khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết cho học sinh còn hạn chế. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh còn ít, hướng dẫn chưa nhiều cách sử dụng các biện pháp tu từ trong khi viết văn, đôi khi cũng cảm thấy lúng túng và không biết hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay giàu hình ảnh, có cảm xúc thực sự. - Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến thức dạy cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào sách hướng dẫn vì thế không gây được hứng thú cho học sinh. Trang 4