Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_tieng_anh_qua.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up”
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . Mục lục Trang Phần I: Đặt vấn đề. 02 Phần II: Giải quyết vấn đề. 04 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 04 1. Cơ sở lý luận. 04 2. Cơ sở thực tiễn. 05 II. Giả thuyết:. 06 III. Quá trình thực nghiệm giải pháp mới. 06 1. Quy trình tiến hành. 06 a. Xác định mục đích cảu phần mở bài “Warm up”. b. Lựa chọn các hình thức và thủ thuật vào bài. c. Tiến hành một số hình thức thực nhiệm “Warm up” với chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6. 2. Kết quả đạt được. 15 IV. Hiệu quả mới, ý nghĩa của SKKN. 16 Phần III: bài học kinh nghiệm. 17 I. Kinh nghiệm cụ thể: 17 II. Cách sử dụng SKKN: 17 III. Đề xuất hướng phát triển tiếp sáng kiến: 18 IV. Kết luận: 18 Phụ lục 20 Tài liệu tham khảo 21 1 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . Phần I Đặt vấn đề Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ cảu khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho sự rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển giữa các nước trở lên hiện thực hơn, nhanh chóng hơn. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục chính là nền tảng của sự phát triển ấy. Giáo dục chịu trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của thế hệ hôm nay và mai sau. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên mô hình toàn cầu. Tất cả các Quốc gia từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò vị trí quan trọng của giáo dục đối với phát triển kinh tế xã hội. Đối với những nước kém phát triển, để thực hiện thành công việc đi tắt đón đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì vai trò của giáo dục càng quan trọng và có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Hơn 50 năm qua nền giáo dục nước ta đã trải qua ba lần cải cách nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục. Thực tế các nhà trường Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng lạc hậu về phương pháp dạy học, chưa giải quyết được yêu cầu mang tính toàn diện và lâu dài về việc bồi dưỡng thế hệ trẻ những năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn, những tiềm năng tương lai của đất nước. Việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học trở lên hết sức quan trọng và cần thiết. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học ở cấp THCS đã được thực hiện sang năm thứ bảy bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Các trường THCS tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng đã tổ chức nhiều cuộc thi giáo viên giỏi, các giáo viên đã chú ý vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, quá trình giảng dạy hướng tới phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhưng việc làm này còn diễn ra trong phạm vi hẹp, chưa nhân ra diện rộng, mang tính đại trà. 2 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . Nhiều giáo viên còn chưa bắt kịp với xu thế đổi mới của nhành về đổi mới phương pháp dạy học các môn nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Hạn chế này là do sự nhận thức về đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học còn chưa toàn diện và triệt để. Trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS, nhiều giáo viên vẫn giữ phương pháp dạy học truyền thống: ngữ pháp – phiên dịch, giáo viên chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết minh, dành nhiều thời gian giải thích quy tắc ngữ pháp và phát vấn. Học sinh ghi chép, ghi nhớ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ít có cơ hội luyện tập để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học giáo viên chỉ truyền đạt những nội dung ngôn ngữ được trình lấy trong sách giáo khoa, không khai thác hoặc tham khảo tư liệu phục vụ cho phần bài giảng. Học sinh nghe và nhắc lại một cách thụ động. Giờ lên lớp của giáo viên thường diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt. Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một giờ Tiếng Anh ngay từ những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi mỗi khi soạn bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua một số năm giảng dạy, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới sách giáo khoa tiếng anh THCS, qua nghiên cứu tài liệu, qua dự giờ, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp và ngoài nhà trường tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú, tích cực học tập cho các em trong giờ học Ngoại ngữ phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên. Trong đó hoạt động “Warm up” đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù nó chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học. Khâu này hay bị giáo viên bỏ qua, cho là không quan trọng, không cần thiết, hoặc nhiều giáo viên còn không biết cách đổi mới hình thức “Warm up” sao cho hấp dẫn, cuốn hút học sinh giúp cho học sinh chuẩn bị tâm lí, kiến thức cho bài mới. Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . 3 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . Phần II Giải quyết vấn đề I. Cơ sở lý luận và thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận: Vì sao phải: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up”? Trước hết ta cần hiểu rõ khái niệm “Warm up” . Để bắt đầu mõi bài học, giáo viên cần tiến hành một số hoạt động để chuẩn bị cho bài mới, còn gọi là phần mở bài hay vào bài, thuật ngữ tiếng Anh là: “Warm up” hay “Lead in” . Để có được một giờ học thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một bài dạy (bước mở bài), giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động tiếp theo đó. Sau đây là những cơ sở lý luận: * Căn cứ vào những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học THCS. - Điều 23. Luật giáo dục quy định: Mục tiêu của giáo dục THCS “Nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học có trình độ học vấn trung học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. * Căn cứ vào những định hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Nghị quyết Trung ương IV khoá 7 đã xác định phải “Khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp hiện đại bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”. - Nghị quyết Trung ương II khoá 8 tiếp tục khẳng định “Đổi mới một phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. - Định hướng trên đây đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, Điều 24 khoản 2 như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học 4 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. * Căn cứ vào mục tiêu chương trình môn Tiếng Anh THCS. - Ngoài mục tiêu chung của nhà trường phổ thông, bộ môn Tiếng Anh cấp THCS có những mục tiêu cụ thể: “Hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động”. * Căn cứ vào cốt lõi đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh THCS. - Suy nghĩ nhanh nhạy trong nhận thức ngôn ngữ. - Khả năng tưởng tượng linh hoạt, logic, dễ dàng liên tưởng và so sánh sự giống và khác nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ. - Khả năng ghi nhớ tái hiện ngôn ngữ nhanh. - Khả năng độc lập trong học tập chưa tốt (rụt rè, không tự tin, sợ mắc lỗi khi nói). - Thiếu kiên trì trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. 2.2. Căn cứ vào thực tiễn giảng dạy phần “Warm up”. * Trước khi đổi mới sách giáo khoa. - Phần “Warm up” hầu như chưa có, chưa được đưa vào nội dung bài học cũng như trong giáo án giảng dạy của giáo viên. Hoạt động mở bài hầu như không được giáo viên quan tâm, trước khi dạy bài mới giáo viên thường kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ. Việc vào bài bằng các công việc như vậy thường gây một không khí buồn tẻ, đối phó, nhàm chán, không tạo một môi trường có hiệu quả cho học tập, đồng thời là cách ổn định lớp kém hiệu quả nhất. * Từ khi đổi mới sách giáo khoa Tiếng Anh (2002-2003) đến nay. Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới phần giảng dạy các kỹ năng, đổi mới kiểm tra, đánh giá, phần “Warm up” cũng được chú ý và trở thành nội dung bắt buộc không thể thiếu trong giảng dạy, cũng như trong giáo án của giáo viên. 5 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh
- SKKN: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . Một số giáo viên đã rất chú ý đến hoạt động mở bài, gây được hứng thú tích cực học tập của học sinh, làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhà tự nhiên và thoải mái, góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học. Tuy nhiên vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm như phần bài mới, cho rằng hoạt động này chỉ chiếm một thời gian rất ít so với cả tiết học, không quan trọng. Vì vậy chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động mở bài, dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa tạo cho các em “Tâm thế tốt” để vào bài mới. Chính từ những lý do trên đầy mà theo tôi phải đổi mới cách nhìn nhận, phải thấy được vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động vào bài, với tính chất của bài học ngoại ngữ những hoạt động mở bài có ý nghĩa như một phần của bài học, mà nếu không có sẽ làm cho những bước tiếp theo khó hoặc không thực hiện được. Cụ thể, những hoạt động này thường có vai trò tình huống, bối cảnh cho phần giới thiệu hoặc nhu cầu cho một hoạt động nào đó của bài là những điều rất cần thiết để bài học mang tính giao tiếp cao. Các hoạt động vào bài không phải chỉ để cho vui, cho màu sắc và tuỳ thích mà ngược lại, chúng cần được nhìn nhận như những việc làm không thể thiếu cho một bài học ngoại ngữ. Cách vào bài có phương pháp sẽ quyết định phần lớn đến kết quả của bài học. Vì thế tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm của mình về: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” . II. Giả thuyết: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “ Warm up” nếu được tất cả các giáo viên quan tâm, thực hiện đồng bộ, đúng cách thức đã nêu trong sáng kiến này thì chất lượng các giờ dạy Tiếng Anh sẽ được nâng cao, các em học sinh sẽ say mê hứng thú học môn Tiếng Anh hơn: III. quá trình thực nghiệm giải pháp mới: 1. Quy trình tiến hành: a. Xác định mục đích phần mở bài. - Giáo viên cần xác định xem mục đích của phần mở bài trong mỗi tiết học là gì? Từ đó lựa chọn hình thức vào bài sao cho thích hợp. - Thường các hoạt động vào bài nhằm mục đích sau: + ổn định lớp, cho phép học sinh có thời gian để thích nghi với bài học mới. + Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới. + Gây hứng thú với bài học mới. 6 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Vân – Trường THCS Gia Khánh