Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh học môn Âm nhạc

doc 17 trang sangkien 31/08/2022 7460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh học môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_hoc_mon_am_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh học môn Âm nhạc

  1. Tªn ®Ò tµi: “G©y høng thó cho häc sinh häc m«n ¢m nh¹c”. MỤC LỤC: TRANG PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3 I/ CƠ SỞ KHOA HỌC : 3 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 4 III/ THỰC TRẠNG: 4 -> 5 IV/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 5 1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới 5 thiệu đề mục mới: 2. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải biết phát huy tính tích cực, 5 chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em. 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 6 -> 8 4. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu 8 quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh: 5. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc 8 cảm: 6. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học 9 âm nhạc: 7. Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh được 9 xem, được nghe, được thể hiện và bình luận: * Bài soạn tiết dạy 24: Ôn tập bài hát “Ngày đầu tiên đi học”; Ôn tập đọc 10 -> 13 nhạc – TĐN số 7; Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Mô-Da V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY: 14 -> 15 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 14 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 15 - 16 PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG: 16 T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Hoa 1 N¨m häc: 2013 - 2014
  2. Tªn ®Ò tµi: “G©y høng thó cho häc sinh häc m«n ¢m nh¹c”. GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC MÔN ÂM NHẠC PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU: - Môn Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “ Trình độ văn hóa âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo học sinh phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thẩm - Mĩ. - Cắn cứ từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu tầm quan trọng của môn học âm nhạc nói riêng, chúng ta biết rằng môn Âm nhạc ở trường THCS không đào tạo ra được những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em học sinh phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em phải là những người được trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học riêng lẻ song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường và của lớp. - Môn Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp cho các em học sinh luôn cảm thấy được sự thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh, trong sáng. - Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới và cũng xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. - Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê hơn trong học tập. - Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Hoa 2 N¨m häc: 2013 - 2014
  3. Tªn ®Ò tµi: “G©y høng thó cho häc sinh häc m«n ¢m nh¹c”. PHẦN II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I- CƠ SỞ KHOA HỌC: Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chính con người chúng ta. Những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Vì vậy, việc dạy âm nhạc ở trường THCS nói chung mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học sinh. Hơn nữa, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ khác với những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm Học - Vui - Vui - Học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất không thể thiếu được. Chúng đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu ta có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều. Việc có hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn của người học. Bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc bản thân nó cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho rất nhiều người nói chung và tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em luôn có cảm giác thật vui tươi phấn khởi và thoải mái về tinh thần. Là một người giáo viên và đang trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường phổ thông, tôi tự nhận thấy việc gây hứng thú là một trong những yếu tố hết sức T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Hoa 3 N¨m häc: 2013 - 2014
  4. Tªn ®Ò tµi: “G©y høng thó cho häc sinh häc m«n ¢m nh¹c”. quan trọng và cần thiết, cần được đặt lên hàng đầu và áp dụng trong mọi môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng ngay từ những ngày đầu của năm học. II – CƠ SỞ THỰC TIỄN: a. Về phía nhà trường: Môn Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình học THCS. Vì vậy việc dạy và học phải được giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học THCS. Xong, thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa thực sự nhận được sự quan tâm của chính học sinh và của cha mẹ các em nữa. Việc trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thiếu thốn và nghèo nàn. Không ít các nhà trường chưa có phòng riêng để dạy âm nhạc. Một số loại nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu khá nhiều tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy - học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm và giáo viên phải tự mình tìm tòi tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (như: video, đài đĩa, máy chiếu ) để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn. b. Về phía học sinh: Đối với phần lớn các em học sinh trong toàn huyện Thanh Oai nói chung, và với trường THCS Thanh Thùy nói riêng, đa phần các em là con em sống ở vùng nông thôn và lao động tự do nên không ít các em không có đủ điều kiện và chưa được quan tâm thích đáng đến việc học tập – kể cả với các môn văn hóa. Vì vậy, với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh chưa thực sự biết lo lắng cho việc học hành, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích được các em học tập. Hơn nữa, đa phần các em còn bị chi phối, ảnh hưởng về khoảng cách giữa các môn chính, môn phụ. Nhiều học sinh phải tập trung cho các môn học chính, lo cho các kỳ thi Học sinh giỏi, thi Olympic, thi Học kỳ vv , lo đến việc đánh giá kết quả học tập, nên phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. Hay đối với học sinh ở các khối lớp 8, lớp 9 thì đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm lý, sinh lý. Không ít các em – nhất là các học sinh nữ - bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp hay những buổi sinh hoạt tập thể cả trường. Vì vậy, việc tạo cho học sinh có được hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Hoa 4 N¨m häc: 2013 - 2014
  5. Tªn ®Ò tµi: “G©y høng thó cho häc sinh häc m«n ¢m nh¹c”. Từ thực tế giảng dạy âm nhạc trong những năm qua tôi xin mạnh dạn trình bày để các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp tham khảo thêm. III – THỰC TRẠNG: Xuất phát từ sự việc thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến việc học môn học mà các em và gia đình đã định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học. Hơn nữa, vẫn còn có những giáo viên dạy còn mang tính chất qua loa chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh. Bởi vì đặc trưng của bộ môn âm nhạc là khác so với nhiều môn học khác nhưng có một số giáo viên chưa thực sự nắm vững được đặc trưng của bộ môn nên trong quá trình dạy còn hơi cứng nhắc, vì vậy học sinh cảm thấy tiết học nhạc đó còn nặng nề và không tập trung học. Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên cần phải làm cho học sinh có được sự ham mê, hứng thú học tập và làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui tươi, trong sáng và bổ ích. Với bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường phổ thông nói riêng là nguồn cảm hứng là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh ở các khối lớp 8 và lớp 9. Căn cứ từ thực tế hiện nay là giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. IV - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu của bài học, phần giới thiệu đề mục mới: Có một điều thật rõ ràng là ngay từ bước chân của người giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự được bắt đầu với phần giới thiệu của giáo viên về đề mục mới, chúng sẽ tạo sự hấp dẫn đối với các em. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Hoa 5 N¨m häc: 2013 - 2014