Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn

doc 8 trang honganh1 15/05/2023 9060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_thiet_ke_giao_an_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn

  1. Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN” Người thực hiện : Lê Thị Khuyên Giáo viên: Trường THCS Lê Quí Đôn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện chủ trương của Bộ GD – ĐT về tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển, tiến bộ và hiện đại ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Sở GD – ĐT Quảng Trị, Phòng GD – ĐT huyện Vĩnh Linh về tập trung đổi mới phương pháp dạy học mà trọng tâm là triển khai ứng dụng triệt để, hiệu quả CNTT, các phương tiện dạy học hiện đại, góp phần nâng cao kết quả của hoạt động dạy học. Trước thực trạng của không ít giáo viên lạm dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện dạy học; thiết kế bài giảng tuỳ tiện, vận dụng các kỷ năng trong thiết kế bài giảng điện tử thiếu khoa học, sai phương pháp. Mặt khác, trong thời gian đầu đưa ứng dụng CNTT vào soạn giảng, bản thân tôi cũng giống như một số giáo viên khác thường ôm đồm, thiết kế giáo án còn nhiều hiệu ứng âm thanh và màu sắc, nên hiệu quả giảng dạy không đưa đến hiệu quả cao. Từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giảng dạy và quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, bản thân thực sự tâm đắc và trăn trở nhất vấn đề đổi mới Phương pháp thiết kế giáo án điện tử môn Ngữ Văn, tăng cường hiệu quả các thiết bị dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong quá trình thực hiện, do những điều kiện khách quan và chủ quan, bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định: *Thuận lợi: Môn Ngữ Văn là môn học bồi đắp cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ, giao tiếp, cách tạo lập văn bản; đồng thời hình thành nhân cách tâm hồn và quan niệm thẩm mĩ cho học sinh. Môn Ngữ Văn cũng là môn học giúp học sinh tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau của nhiều nước trên thế giới. Vì thế nhiều học sinh yêu thích, có hứng thú đặc biệt đối với môn học này. Việc đổi mới phương pháp dạy, đặc biệt việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đã giúp cho học sinh hứng thú hơn với môn học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Có nhiều nguồn tư liệu hổ trợ đắc lực cho việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng như: Các phần mềm hổ trợ dạy học, phần mềm đa phương tiện, internet Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, nghiêm túc, có ý thức vươn lên. Nhiều phụ huynh quan tâm, chăm lo và đầu tư cho việc học tập của con em. - 1 - Lê Thị Khuyên - Trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị
  2. Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn Giáo viên được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổ chuyên môn, BGH nhà trường và sự chỉ đạo trực tiếp về nhiều mặt của chuyên môn nhà trường. Đặc biệt là sự đầu tư, trang cấp khá đầy đủ và hiện đại về cơ sơ vật chất của nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho GV thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. * Khó khăn: - Môn Ngữ Văn là môn học có đặc trưng riêng, rất ít đồ dùng, phương tiện hổ trợ cho hoạt động dạy học, vì thế GV cần phải trăn trở, tìm tòi tương đối vất vả. - Kinh nghiệm bản thân về việc soạn giảng giáo án điện tử còn ít. - Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử của nhà trường còn hạn chế. - Học sinh: Một số học sinh ngại học môn Ngữ Văn vì các em cho rằng đây là môn học trừu tượng, khó hiểu; cũng có một số em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên vẫn coi thường, lười học. II. NỘI DUNG A. Mục tiêu - Từng bước đưa các điều kiện phục vụ cho công tác dạy học – mà cụ thể là ứng dụng CNTT một cách hiệu quả nhất để phục vụ đổi mới PPHD dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Thúc đẩy nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh. - Phấn đấu chấm dứt việc dạy học theo lối “đọc” “chép” ở môn Ngữ văn- vốn là môn học trước đây chủ yếu theo phương pháp thuyết giảng. Tăng cường hoạt động tích cực và sáng tạo của học sinh trong việc tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. B. Tiến trình thực hiện I. Những công việc cơ bản ban đầu: 1. GV cần phải tích cực và chủ động đưa ứng dụng CNTT vào soạn giảng một cách sáng tạo và hiệu quả nhằm cung cấp cho HS kiến thức đa dạng, phong phú, kích thích sự tích cực chủ động và sáng tạo của HS trong việc chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện được điều này, bản thân tôi lên kế hoạch thực hiện cho bản thân như sau: - Thường xuyên trau dồi kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT; sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại. - Cập nhật các phần mềm dạy học mới, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Khai thác internet và băng đĩa để tạo nguồn học liệu riêng của bộ môn mình. 2. Trong quá trình ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng điện tử bản thân tôi thấy cần lưu ý một số yêu cầu sau : a. Thiết kế các bước logic, đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng. - 2 - Lê Thị Khuyên - Trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị
  3. Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn b. Không nên sao chép nguyên văn giáo án vào slide mà cần trình bày theo hướng tinh giản và biểu tượng, mô hình hóa. c. Phải nhất quán trong thiết kế: - Màu trên mỗi Slide nhất quán. - Kiểu trình bày nhất quán - Font chữ, màu nền nhất quán, có thể dùng in nghiêng, đậm, gạch chân để nhấn mạnh d. Cần đưa ra ý tưởng chính trong mỗi slide. e. Chọn kích cỡ chữ phù hợp. f. Không tạo quá 4 gạch đầu dòng cho một nội dung văn bản trong một slide, hoặc làm mờ nội dung đã trình bày. g. Chọn đồ hoạ phải cẩn thận cho trình diễn. Chọn hình ảnh phù hợp với mục đích, đối tượng và mang tính giáo dục cao. h. Tránh lạm dụng âm thanh, màu sắc và hình ảnh gây phân tán sự chú ý và tập trung của học sinh. II. Tổ chức thực hiện đổi mới việc soạn GAĐT theo đặc trưng bộ môn. Sau khi lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, tôi đã nghiên cứu và rút ra kết luận: việc sử dụng GAĐT thích hợp và có hiệu quả đối với việc soạn giảng các tiết thuộc phân môn Tiếng Việt, tập làm văn, các văn bản nhật dụng; với tác phẩm văn học thì cần có sự lựa chọn thích hợp. Ví dụ: thiết kế các sơ đồ khái quát phục vụ cho việc giảng dạy các tiết Tiếng Việt. S¬ ®å minh ho¹ T3-NV6; T43-NV9 SƠ ĐỒ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy chính phụ đẳng lập toàn bộ bộ phận láy âm láy vần - 3 - Lê Thị Khuyên - Trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị
  4. Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn Sau đây tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm về cách soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử: Bước 1: - Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp: - Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không. - Một là: mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi, kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. - Hai là: nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề. - Ba là: nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn). Bước 2: Lập dàn ý trình bày Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. - Thứ nhất: là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. - Hai là: các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. - Thứ ba: là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Đầu tiên, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Nếu ở mỗi phần kiến thức có thêm câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động khác thì giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động. Thông thường các ý tưởng của bài dạy được trình bày dưới dạng các slide. Trong lúc hình thành dàn ý bài dạy dưới dạng các slide như thế này, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn. Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh chuẩn bị cho việc soạn bài: - Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: sách báo, băng đĩa, internet, phần mềm Violet, Plash - Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy nhằm giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập kĩ năng thực hành. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. - 4 - Lê Thị Khuyên - Trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị
  5. Đổi mới phương pháp thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ Văn Về phương diện này, GV tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học, tạo trực quan sinh động để hướng HS suy nghĩ và giải quyết một vấn đề mà GV khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Ví dụ 1: Ảnh minh hoạ bài Nhớ rừng - Thễ Lữ (Tiết 73- NV8 ) (Phân tích khổ thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt - Bức tranh tứ bình tuyệt bút trong bài thơ.) - 5 - Lê Thị Khuyên - Trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị