Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp

doc 11 trang sangkien 27/08/2022 7580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp

  1. Trang A. Mở đầu I. Cơ sở lý luận 1-3 II. Cơ sở thực tiễn B. Nội dung của đề tài I. Phạm vi nghiên cứu của đề tài II. Đối tợng nghiên cứu 3-4 III. Nội dung nghiên cứu C. Phơng pháp luyện tập theo cặp, theo nhóm I. Tổ chức luyện tập theo cặp 4-9 II. Tổ chức luyện tập theo nhóm D. Kết quả thực hiện 9-10 E. Kết luận chung 10 F. Những ý kiến kiến nghị 11 G. Tài liệu tham khảo 11 1
  2. A. Phần mở đầu I. Cơ sở lý luận : Đề tài đuợc xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận sau : 1. Trong quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên, phương pháp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu giảng dạy mà không có phương pháp thì chúng ta không thể có một hiệu quả đào tạo thực sự , tức là học sinh không thể nắm bắt đầy đủ những kiến thức chúng ta cần truyền thụ. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp phù hợp với bộ môn và phù hợp với trình độ của học sinh mình đang dạy. 2. Giảng dạy các môn học ở bậc học THPT nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng trong giai đoạn đổi mới phương pháp là vô cùng khó khăn. Giáo viên luôn không ngừng cải tiến phương pháp dạy học để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và ngày càng được củng cố các kỹ năng ngôn ngữ quan trọng như : nghe, nói , đọc , viết . 3. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ có những mặt chung so với phơng pháp giảng dạy các môn khoa học khác , song nó còn có những nét riêng biệt mang tính đặc trưng của bộ môn như : kết hợp tranh ảnh, đồ dùng trực quan, các thiết bị hỗ trợ dạy nghe để cho học sinh có thể tham gia vào vào các hoạt động trên lớp một cách chủ động và sáng tạo, có khả năng đóng góp những kinh nghiệm và vốn sống của bản thân vào bài học thông qua các hoạt động hỏi – trả lời, phỏng vấn, đóng vai Để học sinh đạt đợc những kỹ năng này, phương pháp giảng dạy thực tế của giáo viên đóng vai trò quan trọng, vì tất cả những gì mà giáo viên truyền đạt đều ảnh hư- ởng trực tiếp đến học sinh. Ví dụ nếu giáo viên chỉ chú trọng tới việc dạy các cấu trúc ngữ pháp mà coi nhẹ việc nâng cao và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp thì học sinh chỉ có thể làm được các bài tập ngữ pháp một cách thuần tuý , còn khả năng nói, giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em lại rất hạn chế, mà hai kỹ năng nghe và nói lại là những kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng. 4.Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nói riêng phải được xây dựng mang tính khoa học và thực tiễn. Nguời dạy phải tính đến yếu tố mang tính tâm lý và hoàn cảnh xã hội của người học, giáo viên không thể đưa ra những bài tập quá khó hoặc những yêu cầu quá cao đối với những đối tượng học sinh cụ thể. Giáo viên phải thiết kế các bài tập, các hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sở thích của các em, song phải đảm bảo tính hệ thống, không chệch hướng của chương trình giảng dạy như các chủ đề về gia đình, nhà tr- ường, bạn bè , thể thao , văn hoá, II. Cơ sở thực tiễn : Đề tài được xây dựng dựa trên những cơ sở thực tiễn sau : 1. Hiện nay trong các trường phổ thông, môn Tiếng Anh đang được giảng dạy ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả cao hơn. ở huyện Trấn Yên, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khoá từ năm 1994, cho đến nay đã có 30/ 30 trường THCS đã có giáo viên Tiếng Anh đang giảng dạy. Nhiều năm gần đây 2
  3. huyện Trấn Yên đã có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh môn Tiếng Anh và thi đỗ vào trường Đại học, cao đẳng,TH chuyên nghiệp. Tuy nhiên về phía học sinh còn nảy sinh những khó khăn khi học bộ môn này như : các em chưa có khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ một cách chủ động, tự nhiên trong giao tiếp. 2. Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trường hiện nay, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện dạy học như : đài, băng cát sét, tranh ảnh, tài liệu tham khảo,không có phòng học chuyên môn, 3. Về phía học sinh, còn có những thói quen không tốt trong việc học ngoại ngữ nh- ư lạm dụng tiếng Việt khi học tiếng Anh, mất trật tự trong các giờ thực hành nói, không tập chung vào bài học, ngại giao tiếp , thực hành trước lớp, Vì vậy, trách nhiệm của mỗi giáo viên ngoại ngữ là phải làm cho học sinh hứng thú hơn, quan tâm hơn tới giờ học. Một trong những giải pháp cho những vấn đề trên là phải làm thế nào để giờ học sinh động hơn, hiệu quả hơn. Muốn làm được điều này, người giáo viên phải thiết kế được các hoạt động trên lớp để tất cả học sinh cùng tham gia, được tham gia nhiều , học sinh thực hành được tiếng Anh nhiều nhất trong mỗi tiết học. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp” B. Nội dung của đề tài : I. Phạm vi của đề tài : Đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp” tập chung vào nghiên cứu các nội dung sau : 1.Tác dụng của việc luyện tập theo cặp, theo nhóm 2.Vai trò của giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành. 3. Phương pháp, thủ thuật, các bước khi tiến hành thực hành cặp, nhóm . II. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 10A1, 10B1, 10B2, 10B3, 10C1, 10C2 trường THPT Lê Quí Đôn, là nơi tôi đang công tác và những đối tượng học sinh này là do tôi đang trực tiếp giảng dạy. III. Nội dung nghiên cứu : 1. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài: a. Phương pháp nghiên cứu: - Đề tài tập trung phân tích những hiệu quả của việc sử dụng phương pháp thực hành theo cặp, theo nhóm ở học sinh. - Nêu và phân tích những dẫn chứng cụ thể làm nổi bật những ưu điểm và hiệu quả trong việc sử dụng phương pháp này. - Kết hợp phân tích và đưa ra những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy và thực hiện phương pháp mới. - Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến một số vấn đề về phương pháp dạy môn tiếng Anh. b. ý nghĩa của đề tài: Đề tài được xây dựng và nghiên cứu mang một số ý nghĩa sau : - Đề tài thực sự là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với mỗi giáo viên nói chung và với các giáo viên đang giảng dạy Tiếng Anh nói riêng. 3
  4. - Đề tài góp phần củng cố cho giáo viên những kinh nghiệm về phương pháp dạy ngoại ngữ , đặc biệt trong việc dạy cấu trúc ngữ pháp thông qua các tình huống giao tiếp và sử dụng các hoạt động mang tính tập thể . - Đề tài cung cấp cho giáo viên một tài liệu cần thiết trong việc so sánh , đối chiếu với phương pháp giảng dạy thực tế của họ ở trường, từ đó có thể tìm ra ưu điểm và hạn chế của đề tài. 2. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu : Qua nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra những kết luận sau : - Việc nghiên cứu cần phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể , đồng thời phải dựa trên những dẫn chứng thực tế, có như vậy đề tài mới có tính khả thi và có sức thuyết phục. - Khi nghiên cứu phải bám sát vào nội dung, khía cạnh chính của vấn đề, tập trung đi sâu vào vào việc phân tích những ưu điểm và hiệu quả của việc sử dụng các phư- ơng pháp mới. - Việc nghiên cứu đề tài này cần có sự tham khảo từ những tài liệu và các sách chuyên môn khác, cũng như cần có thời gian để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu có hiệu quả . Cũng như phân tích và xử lý tính đúng sai của những nguồn thông tin và tài liệu tham khảo được sử dụng cho việc hoàn chỉnh đề tài này. C. Phương pháp Luyện tập theo cặp, theo nhóm I. Tổ chức luyện tập theo cặp Nhiều hoạt động để luyện tập từ, cấu trúc câu hay ngữ pháp như nghe nhắc lại, thay thế lắp ghép, chuyển đổi rất thích hợp với việc luyện tập theo cặp. Việc tổ chức luyện tập theo cặp và lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp , trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngoại ngữ . Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp gần giống ngoài đời thực . ở hoàn cảnh Việt Nam chúng ta, lớp học ngoại ngữ thường đông , giờ học ngắn không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học . Trừ việc luyện đọc đồng thanh, trung bình mỗi học sinh trong lớp chỉ có tổng cộng độ 10 – 15 giây để nói. Muốn tăng thời gian học sinh được luyện nói trong buổi học , giáo viên phải tổ chức các hoạt động để tất cả học sinh đều được nói. Những người theo quan điểm lấy người dạy làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp đều tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở nên hết sức ồn ào , mất trật tự , khó kiểm soát. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên và việc thiết lập những quy định khi làm việc ở nhóm , tổ , thì tiếng ồn trao đổi bằng ngoại ngữ là tiếng ồn trao đổi tích cực, là biểu hiện của việc học hành. 1. Vai trò của giáo viên khi học sinh luyện tập theo cặp : Những giáo viên trước kia luôn giữ vai trò lãnh đạo , kiểm soát mọi hành động trong lớp học thì nay cần phải có một cách nhìn nhận khác vì vai trò của họ đã thay đổi trong những giai đoạn luyện tập mới mẻ này của học sinh. Lúc này giáo viên có hai chức năng. chức năng thứ nhất là ngời theo dõi : giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm kia lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh nhưng vẫn để các em nói tự nhiên, hết sức tránh ngắt lời các em, trừ khi thật cần thiết . Những lỗi trầm trọng sẽ được giải quyết vào lúc khác , có thể là đầu buổi học tiếp theo hoặc cuối buổi luyện tập. Chức năng thứ hai của giáo viên là ngời cung cấp tư liệu , giúp đỡ, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung. 4
  5. 2. Giới thiệu cách thức luyện tập theo cặp Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu thì nên giải thích cho học sinh những - ưu điểm và lý do sử dụng nó. Việc giải thích có thể thực hiện bằng tiếng Việt. Thêm vào đó cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau: a. Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian để chuyện gẫu . b. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa. c. Nếu hết giờ và học sinh vẫn chưa làm bài xong thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì quan trọng hơn cả là học sinh đã được thực hành luyện tập, chứ không nhất thiết là kết quả cụ thể của một nhiệm vụ nào đó. d. Học sinh có thể đề nghị giáo viên giúp đỡ nếu cần . e. Sau khi hết thời gian làm bài , nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp. f. Tất cả mọi học sinh phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bị lẻ học sinh nào thì học sinh đó phải tham gia vào với cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ ba ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai ngời kia. 3. Các bước tiến hành luyện tập theo cặp : Bước 1 : Chuẩn bị Cần chuẩn bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả mọi hs đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ . Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin trên bảng. Bước 2 : Giáo viên làm mẫu với một học sinh. Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai làm mẫu hoàn chỉnh một bài tập để cho cả lớp hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện. Bớc 3 : Hai học sinh làm mẫu Gọi hai học sinh khá hoặcgiỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được. Bước 4 : Quy định thời gian Báo cho học sinh biết các em sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này ( thông thường chỉ khoảng 2 – 3 phút ) Bước 5 : Học sinh thực hành theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc.Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của các em dù có thể thấy những lỗi sai. Bước 6 : Kiểm tra trước lớp Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm xong, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kỳ và yêu cầu những học sinh đó trình bày lại bài trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho hs phải làm việc nghiêm túc hơn ở các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở nên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm các hoạt động học tập của các em. 4. Các loại hình luyện tập theo cặp a. Hội thoại : Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp hs đóng vai 5