Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận

doc 15 trang sangkien 9840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cac_mon_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận

  1. Đặt vấn đề: I-/ Phần mở đầu: Cùng với những đối mới về kinh tế - xã hội thì nền giáo dục Việt Nam có những đối mới sâu sắc từ mục tiêu, nội dung cho đến phương pháp giáo dục. Một trong những đối mới cơ bản nhất hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học. Nói đến phương pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của QT-DH là một phạm trù lý luận dạy học. Vào những năm của thập kỷ 80 phương pháp dạy học truyền thống đã được vận dụng vào các trường Tiểu học. Phương pháp hoạt động dạy học này coi hoạt động của giáo viên là trung tâm của QT -DH, giáo viên là người truyền thu kiến thức, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động (lắng nghe bắt chước và làm theo khuôn mẫu, tuân theo sự áp đặt của giáo viên). Cách dạy này có nhiều hạn chế: Học sinh tiếp thu kiến thức không chủ động, không có tinh thần sáng tạo, thiéu linh hoạt, không thể phát huy đầy đủ năng lực cá nhân. Mà do đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học thì phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với nội dung và thiết bị dạy học (TBDH), với cách đánh giá và nội dung cách đánh giá kết quả dạy học. Vậy để phát triển mạnh phong trào dạy học, tự đào tạo thường xuyên, liên tục thì chúng ta phải làm gì? Theo báo giáo dục và thời đại số 95 ngày 24/11/1995. Thì ngày 20/11/1995 nhân dịp kỷ niệm 50 năm nền giáo dục Việt Nam, đồng chí Đõ Mười nguyên Tổng Bí thư BCHTW Đảng đã phát biểu: "Mạnh dạn tìm kiếm những phương pháp giáo dục - đào tạo ở các bậc học: Chuyển từ lối học ghi chép, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động sang cách giảng dạy và học tập khuyến khích tinh thần chủ động, rèn luyện, tư duy sáng tạo của người học, tạo thành thói quen trong học tập và trong cuộc sống. Nhằm tạo ra những con người có tinh thần chủ động trong lao động". Về phương pháp giáo dục thì Luật giáo dục đã quy định "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại nièm vui hứng thú học tập cho học sinh. 1
  2. Đặc biệt Chỉ thị, nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2005-2006 đó là: Thực hiện đôi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học chu strọng toàn diện cho học sinh. Do đó việc dổi mới phương pháp dạy học của các môn của Tiểu học là một vấn đề rất thiết thực. Vì Tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc hoc của phương pháp, bậc học của cách học. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ của ngườicán bộ quản lý cũng vô cùng quan trọng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả học tập của tất cả học sinh và việc dạy học của giáo viên. Nói tóm lại việc đổi mới các phương pháp dạy học các môn học là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi về phong trào dạy học trong nhà trường. II/- Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu: Chương I: Một số vấn đề có lien quan đến việc chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp 1- Tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận vào học sinh: Với phương pháp dạy truyền thống có 1 số hạn chế, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý khả năng, thự hành tư duy, nhận thức của học sinh trong học tập và kỹ năng vận dụng vào cuộc sống thực tế bị hạn chế, không tự tin, khả năng hoá nhập thích ứng với yêu cầu cao hơn về học tập rất thất thường, học sinh chỉ trông chờ vào sự gợi ý của giáo viên, vì vậy năng lực của học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học để tăng cường hoạt động thực hành phát huy khả năng cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. 2- Tầm quan trọng của khâu chi đạo trong quản lý trường học: Trường Tiểu học là một đơn vị cơ sở tương đối độc lập và hoàn chỉnh. Quản lý Tiểu học vừa mang tính đặc thù vừa thể hiện nét riêng do bản chất của hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học quy định. 2
  3. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thống những tác động mang mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật chủ thể. Quản lý nhằm thực hiện tốt quy trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đạt được mục tiêu cầu của xã hội. Quản lý, chỉ đạo tốt tạo ra nền tảng vững chắc về mặt sư phạm (trật tự, kỷ cương trạng thái ổn định, vật chất tinh thần, bầu không khí sư phạm lành mạnh, tích cực, tự giác tinh thần dân chủ hợp tác). Làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Người cán bộ quản lý, quản lý một trường học có kỷ cương, nề nếp, chỉ đạo mọi hoạt động nhịp nhàng, mọi người đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau thì năng suất của quá trình dạy học sẽ cao hơn rất nhiều. Như vậy, có thể nói rằng trong quản lý trường học người quản lý có kế hoạch tối ưu, có phương pháp tổ chức hợp lý cùng với sự chỉ đạo sáng tạo khoa học và phù hợp thì sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. 3- Bản chất dạy học theo hướng tiếp cận học vào học sinh: Dạy học theo hướng tiếp cận vào học sinh được hiểu là: Học sinh tự tìm hiểu kiến thức, được trao đổi thực hành để tìm ra nôi dung bài học. Cốt lõi của việc dạy học tiếp cận vào học sinh là đưa học sinh từ tiếp thu thụ động sang thụ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ định hướng, dẫn dắt, trọng tài. Học sinh được tự mình suy nghĩ theo lối của mình trên cơ sở tác động ý kiến của các bạn. Không chỉ chủ động tìm ra nội dung kiến thức mà học sinh cần tìm cách hoà mình vào tập thể, học cách giao tiếp và học cách làm thông qua đó mà hoàn thiện nhân cách của mình. Chương II: Thực trạng của cải tiến phương pháp dạy học các môn ở trường Tiểu học Trúc lâm - Tĩnh Gia I/- Một vài đặc điểm của địa phương và nhà trường: 1- Về địa phương: Trúc Lâm là một xã nghèo, là một xã mà cuộc sống của nhân dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên đời sống nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đặc biệt là những yếu tố khách quan cũng tác động đến tâm lý học sinh. Mặc dù gặp nhiều khó 3
  4. khăn, song toàn Đảng, toàn dân trong xã và các đơn vị giáo dục ở địa phương đã không ngừng phấn đấu. Kết quả giáo dục chưa gọi là thoả mãn nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá về học tập của phụ huỳnh và học sinh. 2- Về nhà trường: Trường Tiểu học Trúc Lâm được thành lập từ năm 1996 - 1997 trên mảnh đất hoang sơ cằn cỗi. Trải qua những thăng trầm và biết báo khó khăn, gian khổ. Mặc dù vậy, nhà trường đã không ngừng nổ lực, khắc phục để phấn đấu vươn lên. Do đó, trong suốt hàng chục năm qua, trường tiểu học Trúc Lâm luôn là đơn vị có nhiều thành tích, số lượng học sinh năn sau luôn cao hơn năm trước. Trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I, đang phấn đấu để đón trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II và ra mặt cơ quan văn hoá. * Về đội ngũ giáo viên (Năm học 2006-2007): - Tổng số cán bộ giáo viên: 24 - Cán bộ quản lý: 03 - Giáo viên đứng lớp: 15 - Giáo viên đặc thù: 03 - Hành chính: 02 - Giáo viên đi học: 01 * Trình độ chuyên môn: - Đại học: 02 - Cao đẳng: 05 - Trung học sư phạm: 02 - Tổng số học sinh: 470 II/- Thực trạng cải tiến phương pháp dạy các môn học theo hư ớng tiếp cận vào học sinh: Đổi mới phương pháp dạy bậc tiểu học ở đơn vị đã đạt đựơc một số thành tích đáng kể. Giáo viên đã phần nào hiểu về phương pháp dạy học mới đã được sử dụng thành công trong một số môn học. Song việc vận dụng phương pháp dạy học mới vào bài giảng của mình chưa được sâu sắc. 4
  5. 1- Thực trạng về việc chuẩn bị bài lên lớp cua giáo viên: Phần lớn giáo viên đã nắm rõ bản chất đặc trưng cũng như ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, 100% giáo viên các khối lớp đã xây dựng được kế hoạch bài học và thực thi đúng với mục tiêu của phương pháp dạy học mới. Song, bên cạnh đó chưa chú trọng đến nội dung sâu sắc, trọng tâm của bài mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình khi khai thác nội dung đứng trước học sinh. * Về hình thức và cách tiến hành bài học: Với điều kiẹn đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, đồ dùng dạy học thì hình thức và cách tiến hành vấn đề rất thuận tiện. Bước đầu tạo cho học sinh hứng thú, hăng hái, kích thích sự sáng tạo vấn đề chưa biết thông qua các đồ dùng với cách thức thể hiện của giáo viên. Tuy nhiên, một số giáo viên khi sử dụng trực quan chưa giới thiệu và cho học sinh biết rõ tác dụng ra sao, từ chỗ đó các em không đủ cơ sở để khai thác triệt để khi có hoặc xem trực quan áp dụng cho bài học của mình. 2- Việc sử dung phương pháp dạy học mới: ở đây, giáo viên thường sử dụng phương pháp như: Gợi mở, vấn đáp, trực quan, thực hành. Thông qua giờ dạy nhìn chung giáo viên đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả phương pháp dạy học mới trong các tiết học tuy nhiên ở một số giờ tinh thần ấy chưa cao. Thực tế trong giảng dạy giáo viên có thể vận dụng tổng hợp các kỷ thuật dạy học của nhiều phương pháp dạy học. Vì vậy xu hướng chung hiện nay không áp đặt giáo viên phải thực hiện cứng nhắc một số kỹ thuật, phương pháp đã định trước cho nội dung cụ thể mà giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp kỹ thuật tối ưu đạt hiệu quả cao nhất. III/- Thực trạng của việc chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận vào học sinh: Trong công tác chỉ đạo luôn xác định: Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm lấy đó làm phương châm hành động của thầy và trò. Tôi đã tiến hành các bước như sau: 5
  6. 1- Lập kế hoạch. 2- Tổ chức đăng ký giảng dạy theo phương pháp mới. 3- Tổ chức Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học. 4- Triển khai thí điểm (xây dựng kế hoạch bài học, tên lớp) theo phương pháp dạy học cải tiến phát huy tính tích cực của học sinh. 5- Triển khai đại trà về phương pháp dạy học đổi mới. 6- Tổ chức rút kinh nghiệm. 7- Triển khai thực hiện kiểm tra phương pháp dạy học của giáo viên - phát động làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy. 8- Tổ chức sơ kết tổng kết. Chất lượng giáo dục năm học 2005-2006 Số Chất lượng văn hoá Hạnh kiểm Khối học Chưa Ghi chú Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ sinh đạt 1 76 31 40,8 34 44,7 11 14,5 76 100 2 87 12 13,7 51 58,6 24 27,7 87 100 3 89 13 14,6 47 52,8 29 32,6 89 100 4 89 24 30 47 49,8 18 20,2 89 100 5 129 39 30,5 75 58,6 14 109 129 100 Cộng: 469 119 25,4 254 54,3 95 20,3 469 100 B- Giải quyết vấn đề: I/- Các biện pháp thực hiện: 1- Tập trung bồi dưỡng chính trị, tư tưởng nhận thức cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục: 2- Tập trung chí đạo thực hiện gồm: Chỉ đạo điểm, chỉ đạo chuyên đề, nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ, tổ chức các đợt thi giáo viên giỏi cấp Huyện, trường, tạo điều kiện cho giáo viên học tập chuyên môn nghiệp vụ, vận động giáo viên tích cực sưu tầm tích luỹ tư liệu giảng dạy. 6