Sáng kiến kinh nghiệm Điểm sáng giáo dục Trung học Cơ sở ở A Lưới

doc 4 trang sangkien 10700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Điểm sáng giáo dục Trung học Cơ sở ở A Lưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_diem_sang_giao_duc_trung_hoc_co_so_o_a.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Điểm sáng giáo dục Trung học Cơ sở ở A Lưới

  1. ĐIỂM SÁNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở A LƯỚI TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Trường Trung học cơ sở (THCS) Hồng Thượng nằm ở vị trí có thể nói có nhiều thuận lợi hơn so với các trường khác trên địa bàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế). Mặc dù nơi đây là vùng biên giới, chất độc hóa học, vùng khó khăn song với tinh thần tập thể trong nhiều năm qua đội ngũ Ban giám hiệu cùng Hội đồng sư phạm nhà trường đã vượt khó vươn lên để rồi hôm nay, năm học 2010 - 2011 trường trở thành điểm sáng trong hệ thống giáo dục bậc THCS của huyện miền núi A Lưới. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập 01.03.2006, nhà trường luôn luôn đẩy mạnh và tích cực thực hiện công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thượng và Phú Vinh có con em theo học tại trường. Đặc biệt là phối kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. Quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh hiểu rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. Phụ huynh học sinh đã tham gia tích cực vào việc xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn. Cứ vào đầu năm học, hội phụ huynh học sinh đã trích từ nguồn quỹ của hội với số tiền hơn 1 triệu đồng để mua chậu và cây cảnh các loại trưng bày trước sân trường và hành lang 10 phòng học, mua phân NPK để chăm bón cho cây. Mỗi dịp xuân về, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây, nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể trồng được 300 cây xanh và phân công hẳn số cây xanh, chậu cảnh cho các khối lớp, các đoàn thể nhà trường nhận chăm sóc và bảo vệ. Cùng với việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn nhà trường cũng đã chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh. Nhắc nhở các em thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy nhằm bồi dưỡng cho các em tình yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè và đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp các bạn học sinh nghèo vượt khó để học tập tốt, các lớp thành lập đôi bạn cùng tiến để giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập, giáo dục an toàn giao thông về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ Cũng chính những hoạt động trên đã dần dần hình thành cho các em những kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy, kĩ năng cùng hợp tác, kĩ năng hùng biện trước một tình huống bất ngờ xảy ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhà trường cũng đã tổ chức Hội thảo về trò chơi dân gian để chọn ra một số trò chơi dân gian đầy ý nghĩa nhưng đã bị lãng quên để tổ chức hội thi trò chơi dân gian gồm kéo co, đẩy gậy, mèo đuổi chuột, nhảy bao bố duy trì nề nếp múa hát sân trường Những hoạt động thiết thực và gần gũi này thực sự đã góp phần
  2. tích cực vào quá trình hình thành nên nhân cách của các em, giúp các em hướng tới chân thiện mĩ. Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường đã nhận và chăm sóc tròng cây bóng mát, làm hàng rào tại nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Hồng Thượng. Tổ chức cho giáo viên và học sinh thắp hương tưởng niệm vào các ngày lễ lớn của đất nước để qua đó giáo dục cho các em lòng tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng của A Lưới nói riêng và của đất nước nói chung. Và cũng thông qua hoạt động này để giáo dục các em phải ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. Trong năm học 2009 - 2010 Liên đội dã tổ chức quyên góp 2 đợt được trên 3 triệu đồng và trao 13 phần quà cho 13 học sinh của trường. Hiện tại nhà trường có 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó có 16 nũ, Chi bộ có 15 Đảng viên trong đó có 7 nữ. Có 13 cán bộ, giáo viên có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ 43.33%. Năm học 2009 - 2010 nhà trường huy động được 440 học sinh/12 lớp trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 177 em, chiếm tỉ lệ 40.22%. Để đạt được những kết quả tốt thì ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường tiến hành tổ chức thi khảo sát 5 môn: Văn, Toán, Vật lí, Hóa học và Anh văn để phân loại học sinh. Tiếp đến mở 4 lớp cho đối tượng học sinh yếu khối 6, 7, 8 , 9 và 4 lớp cho đối tượng học sinh giỏi, tập trung cho các môn Văn, Toán, Vật lí và Anh văn cho khối 6 và 7, các môn Văn, Toán, Vật lí, Hóa học và Anh văn cho các khối 8 và 9. Từ những việc làm trên, cuối năm học 2009 - 2010 tỉ lệ học sinh giỏi của trường đạt 15.3%, vượt 2.8% so với kế hoạch, học sinh khá đạt 27.7%, học sinh yếu còn 6.5% giảm 3.2% so với năm học trước. Trong mỗi kì thi học sinh giỏi cấp huyện, Trường THCS Hồng Thượng luôn đạt giải cao, năm học qua có 16 giải trong đó 9 giải nhất và 6 giải khuyến khích. Có 9 học sinh tham gia đội tuyển của huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải khuyến khích môn Ngữ văn lớp 9, 01 học sinh được vào đội tuyển giải toán trên mạng Internet của tỉnh dự thi cấp quốc gia ngày 8.4.2010. Với sự năng động và luôn tìm tòi của đội ngũ giáo viên nên cô Trần Thị Lệ - Hiệu trưởng nhà trường đã cùng với các tổ chuyên môn thực hiện tổ chức hàng chục chuyên đề có hiệu quả như: Một vài giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 9, Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, Giáo dục ý thức xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Một phong trào hoạt động bề nổi của trường mà trong đó cô Lệ là n gười đặt nền móng đi đầu đó là viết và triển khai ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm. Trong thời gian làm quản lý, cô đã có 2 sáng kiến kinh nghiệm đầy sức thuyết phục: “Góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục” và “Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt người dân tộc thiểu số” ở hai sáng kiến kinh nghiệm này cô Lệ đã làm được những việc vừa có lợi, vừa có ích cho trường như: Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các cấp
  3. chính quyền địa phương, liên hệ mật thiết với hội phụ huynh học sinh nhà trường, các đơn vị đóng trên địa bàn như đồn Biên phòng 629, công an xã Hồng Thượng, quản lý số lượng học sinh cá biệt người dân tộc thiểu số cũng như người Kinh, cảm hóa các em bằng tình cảm, tạo điều kiện để học sinh nghèo mượn sách để học Chính những việc làm đó mà uy tín của cô Lệ ngày càng tăng được các đồng chí lãnh đạo ngành và huyện khen thưởng, nhân dân đặt niềm tin. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất của nhà trường thì năm 2011 tới trường THCS Hồng Thượng sẽ là trường miền núi đầu tiên của huyện A Lưới đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Hiện tại nhà trường có 7 phòng học, 1 phòng nghe nhìn, 2 phòng bộ môn, 1 thư viện, 1 phòng máy vi tính có kết nối Internet cho 36 máy, sân chơi rộng thoáng mát. Một điểm mới của trường THCS Hồng Thượng mà không có trường nào trên địa bàn có được là Ban giám hiệu cùng Chi bộ và Công đoàn đề ra các giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh trong từng giai đọa, từng năm học, cụ thể là: Đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện và xuyên suốt của Chi bộ trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, Luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, Thực hiện tốt công tác công khai hóa trường học, Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ, Thực hiện tốt công tác động viên khích lệ nhân rộng nhân tố tích cực kịp thời. Nên các năm học trở lại đây Chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 5 năm liền và được Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen về thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc từ năm 2005 đến nay, Công đoàn được công đoàn giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động các cấp tặng bằng khen từ năm 2005 đến 2009, Liên đội được danh hiệu Liên đội xuất sắc cấp tỉnh trong 5 năm liền. Đến với trường THCS Hồng Thượng chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì cơ sở vật chất khang trang, môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn với hệ thống cây cảnh, cách bài trí phòng học mô phạm, hội đồng sư phạm đoàn kết, học sinh chăm ngoan. Và điều đặc biệt là cô Trần Thị Lệ là một trong những nữ quản lí giáo dục xuất sắc của huyện và là một trong những gương mặt nhà giáo tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế, bởi cô có những thành quả và những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đáng chi nhận. Có được điểm sáng như ngày hôm may cho trường là vì cô luôn thân thiện với mọi người, gần gũi với học sinh đặc biệt là những học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh cá biệt. Sau thời gian dài công tác, với cương vị hiệu trưởng nhưng cô không bao giờ xa rời tập thể. Bài học kinh nghiệm cho thấy đoàn kết nội bộ là điều kiện tiên quyết dẫn đến mọi sự thành công, nắm bắt kịp thời mọi tâm tư nguyện vọng của đội ngũ để có sự chia sẻ và giải quyết thấu đáo, kịp thời để đội ngũ an tâm công tác tốt. Tiếp bước thành công, thành tích của những năm học trước và đặc biệt năm học 2009 - 2010 trường gặt hái được mùa bội thu với những thành tích giải nhất hội thi “Tìm hiểu luật bảo vệ rừng” do Hạt kiểm lâm và Phòng
  4. Giáo dục tổ chức, Giải nhất hội thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” do huyện đoàn và Phòng Giáo dục tổ chức, có 2 giáo viên đạt giải Nhì và giải khuyến khích Giáo án điện tử cấp tỉnh, Đội học sinh giỏi đạt 9 giải nhất, nhì, ba và 6 giải khuyến khích ở các môn Văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Anh văn, Địa lí, Sinh học, Lịch sử và Tin học cấp huyện, có 4 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 2 giáo viên đạt giải khuyến khích. Bước vào năm học 2010 - 2011, Trường THCS Hồng Thượng trên cơ sở những cái đã có sẵn, Hội đồng sư phạm nhà trường chuẩn bị một tâm thế và tư thế mới để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I trong thời gian sớm nhất. Và vẫn mãi xứng đáng là điểm sáng trong hệ thống giáo dục THCS ở huyện A Lưới đang gặp nhiều khó khăn này. Địa chỉ liên lạc: TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Giáo viên Trường THPT A Lưới Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ĐT: 0914.500.913 Email: phongtaoi@gmail.com