Sáng kiến kinh nghiệm Để có được một ban chỉ huy chi đội giỏi trong trường Trung học cơ sở

doc 17 trang sangkien 30/08/2022 4440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để có được một ban chỉ huy chi đội giỏi trong trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_co_duoc_mot_ban_chi_huy_chi_doi_gio.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Để có được một ban chỉ huy chi đội giỏi trong trường Trung học cơ sở

  1. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ –––––––––––– Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “ ĐỂ CÓ ĐƯỢC MỘT BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI GIỎI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ” Người viết: Lê Ngọc Tuyên Tổng phụ trách Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ Năm học 2010 - 2011 Trang 1
  2. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ Mục lục A. Phần mở đầu. Trang 3 I. Lý do chọn đề tài 3 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 4 IV. Nhiệm vụ của đề tài 4 V. Phạm vi nghiên cứu 4 VI. Phương pháp nghiên cứu 4 B. Nội dung nghiên cứu. 5 I. Cơ sở lý luận 5 II. Cơ sở thực tiễn 6 III. Các hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng 6 hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. C. Kết luận - kiến nghị. 15 I. Kết luận 15 II. Kiến nghị 16 Trang 2
  3. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ ". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu " Trong trường THCS Hoàng Văn Thụ, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt". Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là BCH Đội. BCH Đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Chi đội TNTP là nơi biến nghị quyết của liên đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình từng tuần, tháng, học kỳ Chi đội là nơi trực tiếp giao việc và động viên từng Đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, kết nạp Đội viên mới và giới thiệu cho Đoàn những Đội viên ưu tú, phân công Đội viên phụ trách sao nhi đồng. Vì vậy một liên Đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên Đội và đặc biệt là sự điều hành của BCH chi Đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng BCH chi Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “ Để có được một BCH chi đội giỏi trong trường trung học cơ sở” II. Mục đích nghiên cứu: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trang 3
  4. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đề tài " “ Để có được một BCH chi đội giỏi trong trường trung học cơ sở” giúp: - Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng BCH chi Đội đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương. - Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ BCH chi Đội có đủ phẩm chất của người Đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. III. Đối tượng nghiên cứu: Đây là đề tài “ Để có được một BCH chi đội giỏi trong trường trung học cơ sở” nên tôi tập trung nghiên cứu các Ban chỉ huy chi Đội thuộc Liên Đội trường THCS Hoàng Văn Thụ. IV. Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài này tập trung nghiên cứu về nội dung bồi dưỡng thường xuyên BCH chi Đội và đưa ra một số phương pháp, hình thức phù hợp trong việc bồi dưỡng BCH chi Đội. V. Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng BCH chi Đội, có nghĩa đối tượng nghiên cứu là BCH chi Đội của liên Đội (từ lớp 6 đến lớp 9). VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về các em thuộc BCH chi Đội từ lớp 6 đến lớp 9 bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố khác có liên quan. 2. Phương pháp điều tra: Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của các em Đội viên về việc tham gia công tác Đội qua sự hướng dẫn của BCH chi Đội. 3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải quyết như thế nào? Liên quan đến đâu 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện. Trang 4
  5. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho Đội viên, giúp đỡ Đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của Đội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều 5 chương II điều lệ Đội ghi rõ "Đội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội". Cũng vì lẽ đó mà Đội TNTP Hồ Chí Minh có một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng, đó là BCH chi Đội - BCH liên Đội và đặc biệt là BCH chi Đội. BCH Đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên Đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy BCH chi Đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình. Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác, bồi dưỡng BCH chi Đội là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của BCH chi Đội, phát huy được sở trường, tư chất của BCH chi Đội. Bồi dưỡng chi Đội tốt thì hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn nhiều em Đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ (từ 11 đến 15 tuổi) nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ rất chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến. Công tác bồi dưỡng BCH là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng BCH đòi hỏi phụ trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. Vậy một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do BCH chi Đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. Trang 5
  6. Lê Ngọc Tuyên Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ II. Cơ sở thực tiễn: Trường THCS Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn của một vùng kinh tế mới, xa trung tâm do vậy phần đông các em là con nông dân, con công nhân công ty cà phê 715B. Các em phần lớn đều ngoan ngoãn, dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội. Trường luôn luôn đạt cơ quan văn hóa. BGH nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Chi đoàn trong Nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả. Qua 6 năm làm Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động Đội. Đặc biệt làm thế nào cho đội ngũ BCH Đội hoạt động có hiệu quả và có kinh nghiệm để luôn giữ vững danh hiệu: "liên Đội vững mạnh ". Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện, học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị đã từng nhiều năm làm Tổng phụ trách, tôi đã phần nào thực hiện tốt công tác Tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Do vậy trong những năm học vừa qua, công việc bồi dưỡng BCH chi Đội đã đạt kết quả rõ rệt, và muốn cố được như trên thi trước tiên TPT phải đưa ra kế hoạch, nội dung bồi dưỡng BCH chi đội. III. Các biện pháp bồi dưỡng BCH chi Đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đội TNTP hồ chí minh: Bồi dưỡng BCH là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của phụ trách. Bồi dưỡng BCH là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội. Bồi dưỡng BCH là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy niềm tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy. 1. Nội dung bồi dưỡng: * Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH: - Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách. - Phương pháp tổ chức họp BCH Đội. - Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch thi đua). - Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp cán bộ Đội, đại hội Đội ). - Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm. * Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH: - Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ trưởng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội ). Trang 6