Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Toán theo phương pháp tích cực

doc 19 trang sangkien 10440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Toán theo phương pháp tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_toan_theo_phuong_phap_tich.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Toán theo phương pháp tích cực

  1. Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2008 - 2009 Phần I - Phần mở đầu 1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm Như chúng ta đều biết, từ năm 2002. Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành cải cách chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình của khối trung học cơ sở, việc cải cách và đổi mới phương pháp dạy học này nhằm phát huy năng lực thực sự của người học, khai thác và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh có khả năng tự phát triển, tự học tập để tìm ra tri thức cho chính bản thân mình, để làm được điều này bộ giáo dục đã có những điều chỉnh về phương pháp giúp cho người dạy ( giáo viên ) và người học tiếp cận kiến thức không phải lúc nào cũng theo một lối mòn cũ là thầy đọc, trò ghi chép mà đã áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh làm trung tâm để học sinh tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Đây là một trong những điều quan trọng để có thê thực hiện được tốt phương pháp gảng dạy mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong chương trình học phổ thông. bộ môn Toán học là một trong những môn khoa học tự nhiên quan trọng, chiếm nhiều thời lượng trong chương trình ( 4 tiết / tuần ). Đây cũng là một trong những môn mà việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực ( theo hướng đổi mới ) là được thể hiện dõ nhất, với tầm quan trọng của bộ môn này, trong những năm qua, tôi nhận thấy việc áp dụng của nhiều giáo viên , kể cả giáo viên trẻ và giáo viên lâu năm còn nhiều lúng túng và chưa được hiệu quả như mong muốn. Với mong muốn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học cho bộ môn Toán học này. Tôi đã lựa chọn và nghiên cứu về lĩnh vực này và mạnh dạn đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Với nội dung như sau : "Dạy học môn Toán theo phương pháp tích cực " 2. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu nhằm nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu bản chất của phương pháp dạy học tích cực. + Đưa ra các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả cho giảng dạy bộ môn Toán học Đặng Thái Sơn - Trường : THCS Tân Hợp 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2008 - 2009 3. Thời gian và đối tượng nghiên cứu của SKKN 3.1- Thời gian: Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 3.2 - Đối tượng : Môn Toán THCS 4. Phương pháp nghiên cứu 4.2 Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu giáo viên, các sách bồi dưỡng chuyên môn, các tạp chí toán học, các thông tin trên internet , 4.2 - Kinh nghiệm giảng dạy và dự giờ giáo viên. Thông qua quá trình giảng dạy môn Toán của bản thân, kết hợp với việc dự giờ của các giáo viên khác để tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn Toán. 4.3 – Phương pháp đàm thoại: Qua chò chuyện, chao đổi trực tiếp với giáo viên cùng chuyên môn, cùng phân môn.Qua tìm hiểu thông tin ngược từ phía học sinh trực tiếp giảng dạy. 5/ Giới hạn của skkn. Do thời gian nghiên cứu có hạn do bản thân vừa phải tham gia giảng dạy trên lớp và các hoạt động kiêm nghiêm khác. Nên sáng kiến kinh nghiệm này chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu về: phương pháp dạy học tích cực trong phạm vi THCS ở bộ môn Toán lớp 6. Phần iI - lý luận của skkn 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì ? Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác địnhk trong nghị quyết trung ương IV khoá VII (1 - 1993), nghị quyết trung ưong 2 khoá VIII (12 - 1998 ), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của Đặng Thái Sơn - Trường : THCS Tân Hợp 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2008 - 2009 từng lớp học, của từng môn học, bồi dưỡng và hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học tập, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại cho học sinh niềm vui, hứng thú học tập của học sinh " Có thể nói cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh ( người học ), làm sao trong hoat động này phải lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phai tự tìm phát hiện ra vấn đề , tự tìm ra được kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tránh học sinh phải học tập theo lối cũ, thụ động, thầy đọc và trò ghi chép. 2. Thế nào là tính tích cực trong học tập. Tính tích cực (TTC) là một sản phẩm vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người phải luôn chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, vì vậy hình thành TTC xã hội là một trong nhưngc nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, nhận thức đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập. Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú, Hứng thú là tiền đề của tự giác, Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo, ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác , hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ xung câu tre lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề được nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ các vấn đề chưa dõ, chưa hiểu kỹ. Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập chung chú ý đến vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trí trước các khó khăn ., TTC của học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp đến cao như: - Bắt chước, gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn - Tìm tòi: độc lập giải quyết các vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu Đặng Thái Sơn - Trường : THCS Tân Hợp 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2008 - 2009 3. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH TC ) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động của người học. " Tích cực " trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái với nghĩa không không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập chung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập chung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp cũ ( thụ động ) thày đọc và trò ghi chép. Như vậy muốn đổi mới cách học thì trước tiên phải đổi mới cách dạy, cách dạy sẽ chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của học trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy giáo. Chẳng hạn : có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy chủ động tích cực nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc cớ trường hợp giáo viên hăng hái áp dung PPDH tích cực nhưng lại không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hopự nhịp nhàng giữa hoạt động dạy và hoạt động học thi mới thành công, như vậy, việc dung thuật ngữ " Dạy học tích cực : đê phân biệt với " Dạy và học thụ động". 4. Mối quan hệ giữa dạy học tích cực và dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục trong nước và nước ngoài, một số văn bản của bộ giáo dục và đào tạo thường nói tới việc cần thiếtphải chuyển dạy học lây giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương tự như: dạy học tập trung của người học, dạy học căn cứ vào người người học các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình Đặng Thái Sơn - Trường : THCS Tân Hợp 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2008 - 2009 dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Lịch sử phát triển của giáo dục cho thấy, một thầy dạy cho một lớp đông học sinh, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy " Thông báo đồng loạt:. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên đang giảng, cách dạy này đã đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ mà ít chú ý suy nghĩ, động não, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập thể lớp. Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời. Trên thực tế, trong quá trình dạy học của người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy , lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của người thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vây, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thi hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thi đương nhiên phải phát huy tính tích cực va chủ động của người học. Tuy nhiên dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá . Chứ không phải là liên quan đến phương pháp dạy và học. 5. Đặc chưng của phương pháp dạy học tích cực. a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, của người học - đối với hoạt động "dạy', đồng thời là chủ thể của hoạt động " học " - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa dõ chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận làm thí nghiệm, giải Đặng Thái Sơn - Trường : THCS Tân Hợp 5