Sáng kiến kinh nghiệm Chứng minh một số dạng toán hình học Lớp 9

doc 18 trang sangkien 27/08/2022 11280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chứng minh một số dạng toán hình học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chung_minh_mot_so_dang_toan_hinh_hoc_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chứng minh một số dạng toán hình học Lớp 9

  1. Trường THCS Hiệp Thuận- Huyện Phúc Thọ- Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm I.Sơ yếu lý lịch : -Họ và tên : Nguyễn Trọng Diễn -Sinh ngày 03 tháng 10 năm 1957 -Năm vào ngành : 01- 09 - 1978 -Chức vụ và đơn vị công tác : Hiệu trưởng-Trường THCS Hiệp Thuận-Phúc Thọ- Hà Nội. -Trình độ chuyên môn : Đại học-Chuyên ngành : Toán tin ứng dụng -Hệ đào tạo : Tại chức -Bộ môn giảng dạy : Toán -Ngoại ngữ : Không -Trình độ chính trị : Học trường Đảng tỉnh Hà Sơn Bình-Hệ trung cấp Ba môn triết học Mác - Lênin. -Khen thưởng : Chiến sỹ thi đua cấp huyện nhiều năm. II.Nội dung đề tài : Tên đề tài : Chứng minh một số dạng toán hình học lớp 9. A.lý do chọn đề tài: -Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừa tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hổ trợ cho các môn học khác.Với môn hình học là môn khoa học rèn luyện cho học sinh khả năng đo đạc, tính toán, suy luận logíc, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh . Đặc biệt là rèn luyện của học sinh khá, giỏi. Nâng cao được năng lực tự duy, tính độc lập, sáng tạo linh hoạt trong cách tìm lời giải bài tập toán nhất là bộ môn hình học càng có ý nghĩa quan trọng. Việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi không đơn thuần chỉ cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản thông qua việc làm bài tập hoặc làm càng nhiều bài tập khó, hay mà giáo viên phải biết rèn luyện khả năng sáng tạo đối với bộ môn hình học càng phải biết rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng và phán đoán lôgíc -Qua các năm công tác giảng dạy ở trường tôi nhận thấy việc học toán nói chung và bồi dưỡng học sinh khá giỏi toán nói riêng, muốn học sinh rèn luyện được tư duy sáng tạo trong việc học và giải toán thì bản thân mỗi người thầy cần phải có nhiều phương pháp và nhiều cách giải nhất. Đặc biệt qua những năm giảng dạy thực tế ở trường việc có được học sinh giỏi của môn Toán là một điều rất hiếm và khó, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan. Song đòi hỏi người thầy cần phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp và cách giải qua một bài Toán để từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Vì vậy tôi tâm huyết chọn sáng kiến kinh nghiệm này: "Rèn luyện khả năng tìm lời giải bài toán hình học cho học sinh khá, giỏi lớp 9 " Với mục đích thứ nhất là rèn luyện khả năng sáng tạo Toán học, trước mỗi bài tập tôi đã cho học sinh tìm nhiều cách giải, đồng thời người thầy giáo, cô giáo cũng phải gợi ý và cung cấp cho học sinh nhiều cách giải. Trên cơ sở đó học sinh tự tìm ra cách giải hợp lý nhất. Phát hiện ra được cách giải tương tự và khái quát phương pháp đường lối chung. Trên cơ sở đó với mỗi bài toán cụ thể các em có thể khái quát hoá thành bài Toán tổng quát và xây dựng các bài Toán tương tự. Điều mong muốn thứ hai đó là mong muốn thay đổi phương pháp bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi từ trước đến nay. Xây dựng một phương pháp mới đó là rèn luyện khả năng sáng tạo GV : Nguyễn Trọng Diễn 1
  2. Trường THCS Hiệp Thuận- Huyện Phúc Thọ- Hà Nội Toán cho học sinh sao cho mọi lúc, mọi nơi các em có thể tự phát huy năng lực độc lập sáng tạo của mình. B.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. a)Thuận lợi. Được sự chỉ đạo của các cấp quản lý và lãnh đạo nhà trường trong công tác giáo dục và đặc biệt trong họat động chuyên môn, luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên phấn đấu, học tập và nghiên cứu, phát huy các phương pháp dạy học đổi mới sáng tạo nhất. Bên cạnh đó các môn học khác có học sinh giỏi huyện luôn khuyến khích các giáo viên dạy toán và học sinh phải năng động tìm tòi, tư duy sáng tạo trong việc dạy và học toán. Mặt khác trong sự nghiệp giáo dục có nhiều thay đổi đáng kể, đã có học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện, do đó các cấp uỷ Đảng chính quyền, các bậc phụ huynh, đặc biệt Hội khuyến học xã đã có phần quan tâm động viên hơn đối với sự nghiệp giáo dục của xã và nhà trường. b) Khó khăn. Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có nhiều những khó khăn như: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, không có phòng học để mở việc bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi theo một trình tự có hệ thống từ các lớp nhỏ đến lớp lớn, cụ thể từ lớp 6 đến lớp 9. Phòng thư viện của nhà trường còn nghèo nàn, do đó việc tìm tòi sách đọc là vấn đề hạn chế. Nhưng khó khăn nhất vẫn là các em học sinh do điều kiện của địa phương với đặc thù là vùng nông thôn, số nhân khẩu đông, điều kiện kinh tế khó khăn, vì vậy việc quan tâm đến học hành còn hạn chế nhiều cả về tinh thần và vật chất, dẫn đến hạn chế việc học hành của các em đặc biệt là môn toán. Chính vì vậy càng cần phải rèn luyện cho các em năng lực tư duy độc lập sáng tạo, càng khiến tôi tâm huyết tìm tòi, nghiên cứu để giảng dạy có hiệu quả nhất. C) Các số liệu : Qua các năm giảng dạy trực tiếp bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi, qua trắc nghiệm hứng thú học toán của học sinh tôi thấy chỉ có 25% các em thực sự có hứng thú học toán (Có tư duy sáng tạo), 45% học sinh thích học toán (chưa có tính độc lập, tư duy sáng tạo) và 30% còn lại nữa thích nữa không . Qua gần gủi tìm hiểu thì các em cho biết cũng rất muốn học xong nhiều khi học một cách thụ động, chưa biết cách tư duy để tạo cho mình một sáng tạo trong cách giải một bài toán nào đó, bởi vì do điều kiện khách quan của địa phương và của nhà trường, học sinh chỉ được bồi dưỡng một thời gian nhất định trước khi đi thi vì vậy học sinh chưa có hứng thú học toán và kết quả qua các kỳ thi chưa cao. III. Quá trình thực hiện đề tài : A. Giải pháp thực hiện. - Hình thành các tình huống có vấn đề liên quan đến các cách giải cho một bài toán. - Hướng dẫn học sinh đưa ra các cách giải cho một bài toán, từ đó hướng dẫn học sinh tìm được một lời giải ngắn nhất và phù hợp nhất đối với từng học sinh. - Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát,đo đạc, dự đoán tiếp cận lời giải. - Nắm vững kiến thức cơ bản, huy động, vận dụng kiến thức cơ bản vào giải quyết các vấn đề có liên quan. B.Kiến thức cần truyền đạt. Xuất phát từ điều mong muốn rèn luyện được khả năng sáng tạo, tìm được nhiều cách giải do đó bản thân người thầy, người dạy phải là người tìm ra nhiều cách giải nhất và hướng dẫn học sinh tìm được lời giải cho bài toán .Trong đề tài này do khuôn khổ, giới hạn của đề tài tôi chỉ đưa ra một số dạng cơ bản và một bài tập điển hình cho dạng toán. c. minh hoạ vài dạng toán hình học phát huy khả năng sáng tạo HS : GV : Nguyễn Trọng Diễn 2
  3. Trường THCS Hiệp Thuận- Huyện Phúc Thọ- Hà Nội Dạng toán chứng minh về góc với đường tròn qua nhiều cách giải 1 bài toán Bài toán 1: Cho ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O, với AB > AC. Kẻ đường cao AH, bán kính OA. Chứng minh Oã AH = à CB - à BC . Cách giải 1: Hình 1. Gợi ý: - Kẻ OI  AC cắt AH ở M - áp dụng kiến thức về góc ngoài tam giác. - Góc nội tiếp,góc ở tâm. Lời giải: Ta có: Oã MH = à CB (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) 1 à OM = à BC (cùng bằng sđ AằC ) 2 Trong OAM thì: Oã MH = à OM + Oã AH (Góc ngoài tam giác) Hay à CB = à BC + Oã AH Vậy: Oã AH = à CB - à BC (Đpcm) Cách giải 2: Hình 2. Gợi ý: Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại A cắt BC ở D . Lời giải: Ta có: à BC = Cã AD (1) (Cùng chắn AằC ) Oã AH = à DC (2) (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Cộng từng vế của (1) và (2) Ta được: à BC + Oã AH = Cã AD + à DC Mà Cã AD + à DC = à CB (góc ngoài tam giác) à BC + Oã AH = à CB Vậy: Oã AH = à CB - à BC (Đpcm) Cách giải 3: Hình 3. Gợi ý: - Kẻ đường kính AOD - Kẻ DK  BC Lời giải: Ta cóDK // AH Oã AH = Oã DK (1) (so le trong) à BC = à DC (2) (góc nội tiếp cùng chắnAằC ) Cộng từng vế của (1) và (2) Ta được Oã AH + à BC = ãODK + à DC = ãKDC Mà: Kã DC = à CB (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Oã AH + à BC = à CB Vậy Oã AH = à CB - à BC (Đpcm) GV : Nguyễn Trọng Diễn 3
  4. Trường THCS Hiệp Thuận- Huyện Phúc Thọ- Hà Nội Cách giải 4: Hình 4 Gợi ý: - Kẻ đường kính AOD - Kẻ CK  AD Lời giải: Ta có: Oã AH = Kã CB (1) (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Ã BC = Ã DC (2) (góc nội tiếp cùng chắn AằC ) Cộng từng vế của (1) và (2) Ta được: Oã AH + Ã BC = Kã CB + Ã DC Mà: Ã DC = Kã CA (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Oã AH + Ã BC = Kã CB + KẳCA = Ã CB Vậy: Oã AH = Ã CB - Ã BC (Đpcm) Cách giải 5: Hình 5. Gợi ý: - Kẻ đường kính AOD - Gọi M là giao điểm của AH và DC Lời giải: Ta có: Ã MC = Ã CB (1) (góc có cạnh các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Ã DM = Ã BC (2) (góc nội tiếp cùng chắn AằC ) Trừ từng vế của (1) và (2) Ta được: Ã MC - Ã DM = Ã CB - Ã BC Mà: Ã MC - Ã DM = Oã AH (góc ngoài tam giác) Vậy Oã AH = Ã CB - Ã BC (Đpcm) Cách giải 6: Hình 6 Gợi ý: Kẻ OI  BC và OK  AB Lời giải: ã à Ta có: OAH = O2 (1) (so le trong) ã à ABC = O1 (2) (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Cộng từng vế của (1) và (2) ã ã à à Ta được OAH + ABC = O1 + O 2 à à ã 1 ằ Mà O1 + O2 = ACB (Cùng bằng sđ AB ) 2 Oã AH + Ã BC = Ã CB Vậy Oã AH = Ã CB - Ã BC (Đpcm) GV : Nguyễn Trọng Diễn 4
  5. Trường THCS Hiệp Thuận- Huyện Phúc Thọ- Hà Nội Cách giải 7: Hình 7 Gợi ý: Tại A kẻ tiếp tuyến Ax và đường thẳng Ay // BC Lời giải: Ta có: Oã AH = xã Ay (1) (góc có các cặp cạnh tương ứng vuông góc) Ã BC = Bã Ay (2) (so le trong) Cộng từng vế của (1) và (2) . Ta được: Oã AH + Ã BC = xã Ay + Bã Ay = xã AB Mà: xã AB = Ã CB (góc nội tiếp cùng chắnAằB ) Oã AH + Ã BC = Ã CB Vậy Oã AH = Ã CB - Ã BC (Đpcm) Đây là một bài toán có nhiều cách giải khác nhau nhưng ở bài toán này việc sử dụng yếu tố vẽ thêm đường phụ là một vấn đề quan trong cho việc tìm ra các lời giải và là vấn đề khó đối với học sinh ở bài toán trên giáo viên cần cho học sinh chỉ ra kiến thức đã vận dụng vào giải bài toán. - Kiến thức về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Góc nội tiếp, góc ở tâm, góc ngoài tam giác. Dạng chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau,đường thẳng song song,đồng quy Bài toán 2: Trong hình vuông ABCD và nữa đường tròn đường kính AD và vẽ cung AC mà tâm là D. Nối D với điểm P bất kỳ trên cung AC, DP cắt nữa đường tròn đường kính AD ở K. Chứng minh PK bằng khoảng cách từ P đến AB. Cách giải 1: Hình 1 Gợi ý : - Kẻ PI  AB - Xét hai tam giác APK và API. Lời giải: Kẻ PI  AB. Xét APK và tam giác API APK vuông tại K ( Vì góc AKD = 900 góc nội tiếp chắn nữa đường tròn đường kính AD) ADP cân tại D, AD = DP  P2 = Dã AP  Mặt khác. P1 = Dã AP ( So le trong vì AD // PI ) ^ ^ Do đó: P1= P2 APK = API ( Có chung cạnh huyền và một cặp góc nhọn bằng nhau ) PK = PI GV : Nguyễn Trọng Diễn 5