Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà
- Phòng giáo dục huyện yên lạc báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học phạm công bình @ năm học 2006 - 2007 Các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà I. Đặt vấn đề Mục tiêu giáo dục Tiểu học của nhà nước ta là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tập trung học hoặc đi vào cuộc sống. Thực tế dạy học cho thấy ở học sinh tiểu học khả năng nhận thức có nhiều mức độ khác nhau, có thể phân loại theo ba đối tượng: Học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh còn yếu. Trong trường Tiểu học, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề mũi nhọn bởi xã hội nào cũng cần có nhân tài. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng không kém phần quan trọng vì để cập với sự phát triển của xã hội thì một con người phải có đầy đủ đức, trí, văn, thể, mĩ. Song việc nâng cao chất lượng học sinh đại trà là động lực thúc đẩy tạo điều kiện để phát triển hai mặt chất lượng nói trên bởi vì học sinh đến trường học tập phải nắm được kiến thức cơ bản của chương trình thì mới học tập nâng cao được và mới có khả năng tìm tòi hiểu biết xã hội. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” sự trưởng thành của các em học sinh chính là tương lai đất nước. Vì thế để giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, ngay từ bậc tiểu học, chú trọng nâng cao chất lượng học sinh đại trà thì mới đảm bảo được mục tiêu giáo dục đề ra. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua, nhất là năm học 2006 - 2007 việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi và học sinh đại trà luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Để thực hiện phương châm, đường lối giáo dục của Đảng mà Nghị quyết Trung ương 2 đã nêu. Đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2006 - 2007; căn cứ vào thực tế chất lượng giáo dục của nhà trường những năm gần đây có xu hướng chững lại. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu và giáo viên của nhà trường đã định hướng tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh đại trà. 1
- Đây là những tiêu chí khó có thể đạt được kết quả xuất sắc. Muốn có được kết quả cao phải có sự chỉ đạo sát sao, biện pháp cụ thể. Vấn đề này, nhà trường cũng như cán bộ, giáo viên có nhiều trăn trở để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất. Là hiệu phó phụ trách chuyên môn, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao chất lượng học sinh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học. Tôi thấy rằng: - Đồng Văn là xã thuần nông, nền kinh tế phát triển và tăng trưởng khá, nơi đây có truyền thống hiếu học, là quê hương của Trạng Nguyên Phạm Công Bình, nhân dân quan tâm đến đời sống con em của mình và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng ủy - HĐND - UBND xã tới sự nghiệp giáo dục. Đây là điều kiện rất thuận lợi để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. - Trường tiểu học Phạm Công Bình có 26 lớp với 759 học sinh Tổng số cán bộ công chức: 37 đồng chí. Trong đó có 32 đồng chí là cán bộ, giáo viên được chia ra các trình độ như sau: + Đại học sư phạm: 9 đồng chí + Cao đẳng sư phạm: 15 đồng chí + Còn lại 8 đồng chí đạt trình độ chuẩn (Trong đó có 01 đồng chí đang theo học Cao đẳng sư phạm), tính ra tỉ lệ trên chuẩn đạt 75,4%. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy và học. II. Biện pháp thực hiện Để “Nâng cao chất lượng học sinh đại trà” theo tôi có những biện pháp chỉ đạo sau: 1. Xây dựng kế hoạch và vai trò chỉ đạo của nhà trường Ngay từ đầu năm học, bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể và đưa ra bàn bạc công khai ở Hội nghị cán bộ công chức để thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu, coi đó là pháp lệnh để mọi người thực hiện. Từ đó tìm ra những biện pháp và xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, từng tuần. Thực hiện giao ban bộ tứ, tổ chuyên môn hàng tháng, hàng tuần trước khi triển khai đến giáo viên. 2
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, bàn bạc và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng học sinh. Cụ thể: + Mỗi tổ CM đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo của tổ, xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, kế hoạch từng tháng, từng tuần. + Tổ chức cho giáo viên đăng ký các chỉ tiêu thi đua trong năm học để phấn đấu. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục: Để toàn xã hội cùng tham gia giáo dục. Đảm bảo dân chủ hoá trong nhà trường theo nguyên lý: Giáo viên biết, giáo viên bàn, giáo viên làm , giáo viên kiểm tra. Có chế độ thanh, kiểm tra vấn đề, kiểm tra toàn diện giáo viên. Tổ chức thi đua, hội giảng thành phong trào sôi nổi, vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu. 2. Xây dựng đội ngũ và chỉ đạo nâng cao chất lượng “Thầy nào, trò ấy” nên việc xây dựng đội ngũ là yếu tố cực kì quan trọng. Người thầy có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng học sinh. Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm học. Quan tâm tới việc tự bồi dưỡng, kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Sau mỗi đợt bồi dưỡng áp dụng hình thức kiểm tra trên giấy để đánh giá giáo viên và giúp giáo viên thấy được phần khiếm khuyết của mình mà có kế hoạch điều chỉnh. Thầy giỏi thì mới có trò giỏi, người giáo viên phải có kiến thức thực sự thì mới định ra được phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Cho nên đối với giáo viên cần phải tự học, tự rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện: có sổ tích luỹ, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng nghiệp vụ, kế hoạch bồi dưỡng học sinh, sổ giải bài tập . Ban giám hiệu luôn phát huy vai trò lãnh đạo, thực hiện chế độ công khai, công bằng, dân chủ trong công tác kiểm tra để thúc đẩy thi đua trong đội ngũ và giúp cho hoạt động giáo dục trong nhà trường đi vào nề nếp. Trong công tác chỉ đạo: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn. Trong năm qua 100% giáo viên đều chấp hành tốt. Phương châm chỉ đạo của nhà trường: Kiên trì cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’ và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi 3
- cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Mỗi cán bộ đều rèn mình để thực hiện cuộc vận động trên nhằm đưa chất lượng dạy học cao hơn. Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh, thông báo công khai để cha mẹ học sinh nắm được thực trạng, cùng cha mẹ học sinh thống nhất cách thức quản lý, giúp đỡ học sinh học tập. Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng đầu vào và khoán chỉ tiêu tới từng giáo viên theo từng đợt. Hàng tháng tiến hành kiểm tra chất lượng hai môn Tiếng Việt và toán, công khai chất lượng đó trên bảng tin chuyên môn của nhà trường nhằm giúp cho giáo viên thấy rõ thực chất, chất lượng và hiệu quả giảng dạy của mình để có biện pháp điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Về phía nhà trường, qua đó có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời đối với các hoạt động của giáo viên. Tổ chức thi vô địch, giải bài trên báo bảng, bông hoa điểm mười Động viên khen thưởng kịp thời, từ đó khích lệ học sinh ham mê học tập. Đặc biệt là sự thống nhất trong Đảng, trong bộ tứ, trong ban giám hiệu và sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm là yếu tố quyết định của thành công. 3. Đổi mới phương pháp dạy học Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngoài việc xây dựng kế hoạch, tìm giải pháp thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cũng góp phần quyết định đáng kể tới việc nâng cao chất lượng học sinh. Người giáo viên đã nắm chắc kiến thức, song cần phải có phương pháp truyền thụ kiến thức giúp học sinh nắm bắt được. Với từng đối tượng học sinh mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ dạy nhất là các lớp mới thay sách giáo khoa. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học từ cấp tổ đến cấp trường và cấp trên. Việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả đã được nhà trường chú trọng. Mỗi giáo viên đều có ý thức sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy. Ngoài sử dụng đồ dùng có sẵn, giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng mới bổ sung cho bài dạy. Nhà trường chỉ đạo sát sao việc đăng ký mượn và chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy trước một tuần. Đây là giải pháp mới mà năm học 2006 - 2007 thực hiện khá tốt. 4
- 4. Công tác xã hội hóa giáo dục Xác định rõ nhiệm vụ chính trị là giảng dạy và nâng cao chất lượng học sinh. Một phần quan trọng liên quan đến chất lượng dạy và học là cơ sở vật chất trường học phải được đảm bảo. Hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường học được khang trang mới xứng tầm một trường chuẩn Quốc Gia. Về mặt này Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tham mưu với các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ. Nhà trường luôn duy trì sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và địa phương trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập của từng học sinh đến từng xóm, từng thôn và được phát trên loa truyền thanh, qua sổ liên lạc để kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Đăng kí với UBND xã thường xuyên có các bản tin tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương để mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành đều biết được công việc và mong muốn của nhà ttrường để cùng ủng hộ, giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh nhất là giáo dục học sinh đại trà. Nhờ có công tác xã hội hóa giáo dục mà chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao. 5. Kết quả thực tế Từ việc lập kế hoạch, xây dựng đội ngũ, đổi mới phương pháp, xã hội hóa giáo dục. Qua công tác phân công giảng dạy, kiểm tra chất lượng hàng tháng, đến nay Trường tiểu học Phạm Công Bình đã có 100% giáo viên vững về kiến thức, chắc về tay nghề có thể áp dụng đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Qua hai lần Ban giám hiệu kiểm tra chất lượng giáo viên với tính chất nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất trình độ của đội ngũ giáo viên, 100% giáo viên của nhà trường tham gia đạt yêu cầu về trình độ kiến thức, 100% các giờ dạy chuyên đề của giáo viên đạt khá giỏi. Chất lượng kiểm tra toàn diện giáo viên tăng cao so với năm trước. Chất lượng dạy và học nâng cao hơn một cách toàn diện. 5
- Đợt kiểm tra chất lượng học sinh khối lớp 2,4 theo đề của Phòng giáo dục và kiểm tra chất lượng học sinh khối lớp 5 theo đề của Bộ giáo dục và Đào tạo chất lượng hai môn Tiếng Việt và Toán đạt 100% trung bình trở lên. Chất lượng hai môn Tiếng Việt và Toán cuối năm học: * Môn Tiếng Việt + Khối 1: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 2: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 3: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 4: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 5: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. * Môn Toán + Khối 1: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 2: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 3: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 4: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. + Khối 5: 100% học sinh đạt Trung bình trở lên. Chất lượng giáo dục: Lên lớp 100% Hoàn thành chương trình bậc Tiểu học: 100% III. Những bài học kinh nghiệm - Lãnh đạo phải nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong công việc. Thường xuyên đổi mới phương pháp quản lí. Phát huy vai trò, sức mạnh của tập thể sư phạm. - Giáo viên phải có trình độ kiến thức, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức phấn đấu, ham học hỏi, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với tập thể dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng. Sử dụng nhiều kênh thông tin trong mối quan hệ nhà trường - gia đình. - Phát huy dân chủ trong trường học và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. IV. Phương hướng Tiếp tục bổ xung cho đề tài để vận dụng chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà cho nhà trường. 6