Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh Tiểu học

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 9640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_tinh_yeu_tho_ca_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh Tiểu học

  1. 1 I/TÊN ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG TÌNH YÊU THƠ CA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước, hầu hết học sinh lơ là trong việc học văn chương, theo xu hướng của xã hội là trọng tâm xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy ở một số địa phương, học sinh từ Tiểu học đã rầm rập đầu tư vào các chương trình học thêm vi tính, ngoại ngữ và những phân môn trực tiếp áp dụng vào các nghành khoa học công nghệ. Thơ ca nói riêng và văn chương nói chung đang đứng bên bờ vực thẳm. Trong thực tế cho thấy sách thơ không được yêu chuộng. Người đọc thơ ngày càng khan hiếm. Nhà thơ phải làm thêm nhiều khác mới có thể ổn định được cuộc sống. Điều này là nguy cơ dẫn đến cuộc sồng ngày càng mất đi chất thơ từ đó có thể dẫn đến cạn kiệt về tâm hồn mà chỉ biết sống quan trọng về vật chất. Thơ ca là lời hay ý đẹp, là nghệ thuật của ngôn từ và cũng chính là nghệ thuật của cuộc sống. Là những người yêu thơ ca, ai cũng tha thiết mong mình có được nghệ thuật sử dụng trong ngôn từ trong giao tiếp để tạo ra được những lời hay ý đẹp khi giao tiếp hoặc ngay từ khi mới bắt đầu cầm bút. Đó chính là cái đích để hướng tới. Để đạt được cái đích ấy không thể tự nhiên mà có được, yêu thơ, hiểu thơ, làm được thơ hay là cả một quá trình rèn luyện lâu dài trong cuộc sống của người yêu thơ ca nói riêng và yêu văn chương nói chung, bằng tất cả tình yêu của mình. Đối với học sinh có năng khiếu về thơ ca, điều ấy lại càng đòi hỏi cao hơn. Bởi chính các em đã có những kiến thức ban đầu, nó là cơ sở, là điểm xuất phát khởi đầu, giúp các em biến những hiểu biết của mình thành những con người có tài năng kiệt xuất nhất. Kiến thức về thơ ca không giới hạn, ngôn từ không bao giờ cạn, người học cứ thế mầ lớn lên trong tâm hồn, trong tư duy, trong tình cảm, trong ứng xử cuộc sống. Theo “ Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường lối và định hướng rất đúng đắn là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở trường Tiểu học đồng hành với nhiệm vụ phổ cập Tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để trở thành học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam bắt đầu từ cấp Tiểu học, đều sử dụng Tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức, trong đó hàm lượng thơ ca chiếm trong các các phân môn Tiếng Việt là không nhỏ. Bất kì ở phân môn Tiếng Việt nào, Tập đọc, Luyện từ và Câu, Chính tả ta cũng đều gặp mặt sự hiện diện của thơ ca. So với văn xuôi thì thơ ca dễ gây cảm xúc, dễ thấm sâu , nhớ lâu, lắng đọng trong lòng người đọc hơn.
  2. 2 Bồi dưỡng tình yêu thơ ca là bồi dưỡng năng khiếu Tiếng Việt. Đó chính là bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu con người lao động, yêu thiên nhiên, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống từ đó mà học sinh càng thêm yêu Tiếng Việt của mình. Bồi dưỡng tình yêu thơ ca không đơn thuần chỉ là biết thơ ca mà còn hiểu rõ hơn cách dùng từ, nghệ thuật ngôn từ, cách bắt nhịp trong thơ, nắm được các thể thơ thường gặp, nắm được âm điệu, màu sắc, tính tư duy trừu tượng, ca ngợi cái hay cái đẹp, phê phán thói hư tật xấu của cuộc sống. Mục đích sâu sắc hơn là làm cho mỗi học sinh sống phải có hồn, phải có cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, cũng như biết ứng xử hay trong giao tiếp, biết bày tỏ quan điểm của mình trước xã hội. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học : 2014- 2015 là: “ Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh Tiểu học”. III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thơ ca phải bám sát vào cuộc sống thì mới tồn tại và mới lôi cuốn được người đọc . Cái hay nhất của thơ ca là phải lột tả được những điều đáng khen và đáng chê trong lòng dân tộc, từ đó giúp cho xã hội và con người cần phải làm gì và làm như thế nào để tiến đến hoàn thiện, Điều này gọi là vốn sống. Vốn sống và vốn thơ ca nói riêng hay văn chương nói chung cũng có nhiều điểm tương đồng. Vốn sống không nhất thiết biểu lộ bằng lời mà đa phần biểu lộ qua sự nhận biết về tri thức và kiến thức trong mỗi con người còn vốn thơ ca là vốn của nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật hành văn. Một phần của vốn sống có sự hiện diện của vốn thơ ca. Mục tiêu của việc bồi dưỡng tình yêu thơ ca trong nhà trường Tiểu học không phải là để tạo ra các nhà thơ, nhà ngôn ngữ học mặc dầu trong thực tế, trong số học sinh có năng khiếu về thơ ca, văn chương sẽ có những em trở thành những tài năng văn học và ngôn ngữ học. Mục đích chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn và khả năng tư duy năng lực ngôn ngữ cảm thụ văn học cho học sinh góp phần hình thành con người Việt Nam hiện đại. Sống có văn hóa, có đạo đức biết ứng xử tốt đẹp trong giao tiếp. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Từ khi dạy Tiểu học đến nay đã 20 năm nghề tôi thường xuyên phát hiện học sinh rất yêu thơ ca nhưng rất ngại học văn . Tại sao vậy? Vì lý do văn chương nói một cách tổng thể là khó học hơn các môn học khác nếu học sinh không có năng khiếu. Còn đối với những em có năng khiếu thì có phần đỡ hơn nhưng vẫn ngại ngùng, khó khăn khi làm bài tập làm văn,
  3. 3 Nếu hỏi: Các em các có yêu thích các bài thơ trong sách này không? Thì 100% trả lời có. Nhưng nếu hỏi các em có yêu thích học văn không thì đa số im lặng. Qua khảo sát đầu năm tôi có bảng số liệu thống kê như sau: Lớp Tổng số Thích Thích Làm Đọc Chuyển Vận dụng học sinh thơ ca học văn được diễn được vào bài tập Nói các cảm thơ Luyện từ chung bài và sang và Câu và tập hiểu văn Tập làm về nhanh xuôi văn. thơ được nội dung thơ 5/2 23 23 5 10 10 5 15 Chắc ai cũng hiểu việc học văn thật là rộng và cô đọng của việc học văn làm được bài tập làm văn, mà đa số học sinh làm bài tập làm văn lại không đạt yêu cầu. đây là một vấn đề nan giải và trách nhiệm của thầy cô giáo chúng ta phải biết tìm ra phương pháp dạy học phù hợp hơn. Với tôi thì chọn một điểm để dẫn dắt làm lan tỏa ra tổng thể. Nên tôi chọn cách hãy tạo cho học sinh yêu thích thơ ca rồi từ thơ ca dẫn dắt các em yêu thích văn chương, làm được bài văn. Nó cũng chẳng khó khăn gì khi chuyển thể thơ ca thành văn xuôi rồi hình thành kĩ năng làm Tập làm văn. Dù là thơ ca hay văn xuôi thì tất cả chúng đều nằm trên một con đường đó là con đường đi tìm ngôn ngữ nói , đọc và viết, ngôn ngữ nói, đọc và viết có được thì dù là văn hay thơ cũng đều có thể làm được khi ta nắm được cấu tạo của bài. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: A/ NẮM VỮNG CÁC NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1. Nắm vững các nguyên tắc dạy học tiếng Việt thông qua thơ ca: + Nguyên tắc phát triển lời nói ( Nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc thực hành) + Nguyên tắc phát triển tư duy. + Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh. 2. Các phương pháp thường sử dụng trong việc dạy bồi dưỡng tình yêu thơ ca: + Phương pháp phân tích ngôn ngữ. + Phương pháp rèn luyện theo mẫu. + Phương pháp giao tiếp.
  4. 4 Chú trọng trong đề tài này là: + Sự chi phối nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích hợp đến nội dung và phương pháp dạy học hình thành kĩ năng cảm nhận, đọc hiểu thơ ca. + Vận dụng sử dụng các phương pháp đặc trưng ( Luyện phát âm giọng điệu thơ theo mẫu , phân tích nhịp thơ, đọc diễn cảm thơ, học thuộc lòng đoạn thơ hay ) hướng dẫn học sinh các bài tập về thơ như đã nêu trên qua việc phân tích mục tiêu, cơ sở ngôn ngữ và thiết kế bài tập. 3. Thực hiện giao tiếp, ứng dụng vào việc dạy các dạng thơ: + Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi, tìm ý trong dạy học các bài tập rèn luyện về thơ. Hướng dẫn thực hành một số kiểu bài tập có liên quan đến thơ, bài tập nói, đọc diễn cảm thơ, bài tập chuyển thơ sang văn bản văn xuôi. + Đặc trưng của tính giao tiếp thể hiện qua một số đoạn thơ diễn bằng lời như qua thơ chuyển thành văn, qua thơ kể lại câu chuyện ( VD: Nàng tiên ốc lớp 4). B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để đạt được nội dung và mục tiêu bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh giúp các em học giỏi môn Tiếng Việt cần đặt ra những nhiệm vụ và nội dung cơ bản sau đây: 1. Phát hiện những học sinh có tình yêu thơ ca trong giờ học: Chương trình tiếng việt không dạy riêng môn thơ ca và cách làm bài thơ. Thơ ca chỉ được lồng vào các bài dạy trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và Câu, Chính tả Để phát hiện học sinh có khả năng ham thích thơ ca ta phải tìm ra những biểu hiện của học sinh qua các bài dạy. Các em có lòng say mê thơ ca, có hứng thú với nhịp điệu thơ, giọng điệu thơ, các em ham đọc thuộc lòng những bài thơ, ghi chép những câu thơ hay, các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực đọc hiểu bài thơ. Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất, tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa rất có khả năng học tốt thơ ca dẫn đến học giỏi văn. Năng lực tư duy của thơ ca thể hện ở năng lực quan sát hay nhận xét liên tưởng một sự vật hoặc một vấn đề nào đó. Như Trần Đăng Khoa khi nhìn cây dừa đã liên tưởng: “ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. Ai mang nước ngọt nước lành, ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa” Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là khi tiếp cận thơ ca phải biết tiếp nhận khác so với logich thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc được những gì bí ẩn dưới những chuổi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ: Những em học sinh có năng lực khi đọc hai câu thơ: “ Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào, con nhạt
  5. 5 miệng có canh tôm nấu khế”. ( Mẹ- Bằng Việt TV 4 tập II). Sẽ hiểu được rằng hai câu thơ này đã nói một cách đầy hình ảnh, cụ thể vừa khái quát hóa một điều: Mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con . Lo lắng cho con , sẵn sàng làm tất cả những gì con cần. Trong khi đó, một số em khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết hiểu một cách “thật thà”, theo lối thường, không hiểu được nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc tại sao lại xót lòng cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm. Từ đó cho thấy học sinh có khả năng tiếp nhận ngôn từ, cách diễn đạt của thơ ca, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ và đánh giá được chúng trong việc biểu lộ nội dung qua sự hiểu nói viết học thuộc và nhớ nhanh những câu thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ. Để phát hiện học sinh có năng lực thơ ca nói riêng hay văn chương nói chung cần có sự điều tra bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em. Để tìm hiểu và cần phải theo dõi chặt chẻ khi trẻ đọc thơ, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi để nắm quá trình học tập của trẻ, phát hiện những biểu hiện đáng chú ý về tình yêu thơ ca của trẻ, tìm hiểu hứng thú qua bài tập đọc là thơ, hay các bài tập tìm từ, tìm nghệ thuật so sánh nhân hóa trong bài thơ để có phương pháp bồi dưỡng cho trẻ. 2. Bồi dưỡng hứng thú thơ ca cho học sinh: Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Cũng nói : “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” ( M.Gorki). Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không được duy trì cũng có thể bị mất đi. Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với tình yêu thơ ca ngoài cách giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của thơ ca . Từng giờ, từng phút trong bài giảng thơ ca, người GV đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Chúng ta đã học rất nhiều bài thơ viết về mẹ. “ Bao tháng bao năm mẹ bế con trên đôi tay mềm mại ấy”( Lớp 1). “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” ( Lớp 2). Hôm nay chúng ta lại học một bài thơ có tựa đề “Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt. các em cùng thầy xem bài “Mẹ” này có khác gì với những bài về mẹ các em đã học. Không có cách gì tạo hứng thú thơ ca cho trẻ ngoài con đường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt các tác phẩm thơ, những thể loại thơ hay ngôn ngữ mẫu mực vì: “ Không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó.” ( Lê Trí Viễn). Hứng thú với thơ ca còn được tạo ra bằng cách kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà thơ nổi tiếng và nếu có thể các em gặp trực tiếp họ, tổ chức các cuộc nói chuyện thơ cũng như các hình thức ngoại khóa Tiếng Việt khác. 3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh thông qua thơ ca.