Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm toán học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm toán học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm toán học
- Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin mà ở đó khối lượng tri thức của loài người tăng lên với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Người ta tính được sau 10 năm thì lượng tri thức tăng lên gấp đôi. Đứng trước thực tế này, GD nhà trường đã có những thay đổi căn bản: Từ quan niệm học tập chỉ trong một thời gian nhất định bằng quan niệm: “Học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời”. Để có thể học tập suốt đời đạt hiệu quả, đương nhiên mỗi người phải lấy tự học làm nền tảng. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH – HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc CNH – HĐH là con người, nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để làm được điều này giáo dục Việt Nam đang phải đứng trước một bài toán: Phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và phương tiện dạy học. Nghị quyết số 29- NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng đã khẳng định:Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Một số kết quả điều tra xã hội học và nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình phát triển tâm sinh lý của thanh thiếu niên hiện nay: Các em giờ đây được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, vì thế có hiểu biết linh hoạt và thực tế hơn so với thế hệ cùng lứa tuổi cách đây vài chục năm. Trong học tập, các em không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thông tin thụ động, không dừng lại ở việc tiếp nhận các giải pháp được đưa ra. Các em mong muốn được lĩnh hội một cách độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Tuy các phương thức tự học ở các em nếu muốn được hình thành một cách có chủ định thì cần phải có sự hướng dẫn, đặc biệt là ở lứa tuổi nhỏ các em chưa biết tổ chức các hoạt động trí tuệ cho mình, chưa nắm được một số thủ pháp tư duy, ghi nhớ, tập trung chú ý, đối với tài liệu học tập. 1
- Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở khoa học của dạy học tự học a. Cơ sở triết học Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Mâu thuẫn trong học tập nảy sinh giữa yêu cầu nhận thức với tri thức, kỹ năng còn hạn chế của người học. b. Cơ sở tâm lý Theo các nhà tâm lý học, chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu hoạt động, chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích tự giác và tích cực. Thực tế cho thấy nếu học sinh chỉ học một cách thụ động, được nhồi nhét kiến thức, không có thói quen suy nghĩ một cách sâu sắc thì kiến thức nhanh chóng bị lãng quên. c. Cơ sở giáo dục học Dạy học tự học nằm trong hệ thống giáo dục nó phù hợp với nguyên tắc về tính tích cực và tự giác. Nó khêu gợi hoạt động học tập của học sinh, hướng đích gây hứng thú cho người học. Những kết quả nghiên cứu của giáo dục cho thấy: Sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt hơn nếu quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo, quá trình giáo dục được biến thành quá trình tự giáo dục. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc “dạy tự học”. 1.2 Nhận xét từ những nghiên cứu về vấn đề tự học Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời. Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không chỉ trang bị cho người học tri thức mà là phương pháp tự học. 1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực tự học toán của học sinh a. Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân học sinh Ý thức học tập và động cơ nhận thức có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. Vì xét cho cùng chất lượng 3
- Qua hoạt động dạy học, người thầy còn hướng dẫn học sinh đọc SGK và tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày càng được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người học tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời. e. Ảnh hưởng của phương pháp học tập của trò “Phương pháp học tốt giúp ta phát huy được tài năng vốn có; phương pháp học dở sẽ cản trở tài năng phát triển”. Như vậy phương pháp học tập có vai trò rất quan trọng để người đó có thể thành công trong học tập. 1.4 Bồi dưỡng cho học sinh một số năng lực tự học trong dạy học toán a. Năng lực nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của học sinh trong quá trình học tập nói chung và nhất là trong học toán nói riêng. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức, tư duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó. Để rèn luyện kỹ năng nghe giảng và ghi chép hợp lí cho học sinh. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh: - Cách kết hợp giữa việc vừa nghe giảng vừa ghi chép. - Nghe giảng với thái độ độc lập và có phê phán; ghi chép hoặc thắc mắc những chỗ còn hoài nghi hoặc chưa hiểu để hỏi bạn và thầy. - Nghe giảng đồng thời phải tư duy tích cực, khẩn trương: Liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm ra mối liên hệ. - Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, có thể dùng các ký hiệu toán học hoặc chữ viết tắt để tiết kiệm thời gian ghi chép dành thời gian cho việc nghe giảng. b. Năng lực đặt câu hỏi trong tự học toán Trong học tập thì việc đặt câu hỏi là thao tác thường xuyên diễn ra. Khi dạy học, giáo viên phải giúp học sinh biết cách tự mình đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh phải tự mình suy nghĩ, động não để tự tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Trong quá trình suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể vấn đề cần hỏi đó được giải quyết ngay, nhưng cũng có thể chưa giải quyết ngay được, lúc này học sinh cần tiếp tục suy nghĩ, đến khi bản thân cảm thấy không trả lời được thì hỏi bạn hỏi thầy. Trong lúc nghe thầy hoặc bạn trình bày, người học vẫn phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động để có thể tìm ra cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất. c. Năng lực ghi nhớ các tri thức toán học Ghi nhớ là thành phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học tập nói chung và học toán nói riêng. Vì nếu không có ghi nhớ thì người học cũng chẳng thể tư duy. Để hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ các tri thức toán học giáo viên cần: Hướng dẫn 5
- - Khả năng phát hiện ra những chỗ thiếu hụt về kiến thức, những sai lầm trong nhận thức, để từ đó tìm cách bổ sung, khắc phục. g. Năng lực tổ chức các hoạt động tự học Kỹ năng này bao gồm: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc tự học. Chu trình tổ chức việc tự học Đánh giá thường xuyên của giáo viên và bản thân học sinh về quá trình tự học và hoàn thành kế hoạch tự học là phương tiện mạnh mẽ, để kích thích, nâng cao quá trình tự học của người học. Từ sự đánh giá này, học sinh rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình, dẫn tới sự điều chỉnh để lần sau thực hiện kế hoạch tự học tốt hơn. h. Năng lực giao tiếp với thầy với bạn trong quá trình tự học Trong nhà trường làm việc theo nhóm là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi, trong đó các thành viên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình với những phương pháp ý tưởng khác nhau. Qua hoạt động nhóm, học sinh rèn luyện được sự tập trung chú ý. Học được cách đặt câu hỏi, học được kỹ năng giao tiếp với thầy với bạn, Để có thể giao tiếp với bạn với thầy được hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh: • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm do thầy tổ chức. Cần tham gia các hoạt động một cách bình đẳng, tự chủ và sáng tạo. Tuyệt đối không lệ thuộc, ỷ lại vào suy nghĩ và kết quả làm việc của bạn. • Tự giải quyết các vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy và tham gia của bạn. Biết đưa các câu hỏi, thắc mắc của mình với thầy và bạn một cách hợp lý để được giải đáp một cách thỏa đáng. 2. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS hiện nay 2.1 Thực tế việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở THCS hiện nay Việc dạy cho học sinh tự học chưa thực sự được các nhà trường quan tâm. Phương pháp chủ yếu để dạy học vẫn là “ thuyết trình, giảng giải”. Việc dạy học như 7
- 3. Giải pháp thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS trong dạy học khái niệm Toán học 3.1 Lý luận về dạy học khái niệm toán học a. Vai trò và vị trí của khái niệm Trong dạy học toán, cũng như việc dạy học bất cứ một môn học nào, điều quan trọng nhất là hình thành một cách vững chắc cho học sinh một hệ thống khái niệm. Đó là toàn bộ kiến thức Toán học của học sinh, là tiền đề quan trọng để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng các kiến thức đã học. Quá trình hình thành các khái niệm có tác dụng lớn đến việc phát triển trí tuệ, đồng thời cũng góp phần giáo dục thế giới quan cho học sinh. b.Yêu cầu cơ bản trong dạy học khái niệm Việc dạy học các khái niệm toán học cần đạt được các yêu cầu sau: - Nắm vững các đặc điểm đặc trưng cho một khái niệm. - Biết nhận dạng khái niệm, tức là biết phát hiện xem một đối tượng cho trước có thuộc phạm vi một khái niệm nào đó hay không, đồng thời biết thể hiện khái niệm. - Biết phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa của một số khái niệm. - Biết vận dụng các khái niệm trong những tình huống cụ thể trong hoạt động giải toán và ứng dụng vào thực tiễn. - Biết phân loại khái niệm và nắm được mối quan hệ của một khái niệm với những khái niệm khác trong một hệ thống khái niệm. c. Những con đường tiếp cận trong dạy học khái niệm Tiếp cận khái niệm là khâu đầu tiên trong quá trình hình thành khái niệm, trong dạy học người ta thường tiếp cận khái niệm theo ba con đường sau: Con đường quy nạp (Con đường này nên dành cho đối tượng HS có trình độ còn thấp và vốn kiến thức chưa nhiều và thường sử dụng trong điều kiện chưa phát hiện ra một khái niệm nào làm điểm xuất phát cho con đường suy diễn) Tiếp cận khái niệm theo con đường quy nạp là xuất phát từ một số trường hợp riêng lẻ hay những đối tượng riêng lẻ. Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích, so sánh, trừu tượng hóa khái quát hóa để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm thể hiện từ các đối tượng này. Từ đó dẫn tới định nghĩa tường minh hay sự hiểu biết trực giác của khái niệm tùy theo yêu cầu của chương trình. Quy trình như sau: -GV đưa ra một số ví dụ cụ thể để học sinh thấy được sự tồn tại hoặc tác dụng của một loạt đối tượng đưa ra lên các giác quan của học sinh. 9
- Việc hình thành khái niệm bằng con đường suy diễn tiềm tàng khả năng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS, tiết kiêm thời gian. Tuy nhiên con đường này hạn chế sự phát triển trí tuệ chung như: phân tích, so sánh, Ví dụ: Từ hình khái niệm : Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song có thể suy ra được khái niệm hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy. Ngoài ra có thể hình thành khái niệm theo con đường kiến thiết. 3.2 Giải pháp thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm Trong quá trình giảng dạy khái niệm toán học, để tháo gỡ những khó khăn nêu trên tôi sử dụng, kết hợp các biện pháp sau: Biện pháp 1: Thông qua các ví dụ cụ thể giáo viên giúp học sinh nắm được nội hàm khái niệm. Ví dụ: Khi dạy học khái niệm Trung điểm của đoạn thẳng (Hình Học 6) Giáo viên đưa hình vẽ, cho học sinh quan sát và cho biết điểm M có vị trí như thế nào ? M Học sinh quan sát và thấy rằng: A B Điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và cách đều 2 điểm A, B (MA = MB). Từ đó giáo viên giới thiệu: điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy thế nào là trung điểm của đoạn thẳng? Như vậy, thông qua ví dụ cụ thể học sinh đã hiểu được nội hàm của khái niệm. Từ đó có thể tự hình thành khái niệm Biện pháp 2: Giáo viên giúp học sinh hình thành khái niệm. Từ việc tiếp cận khái niệm ở biện pháp 1 nêu trên học sinh có thể tự phát biểu khái niệm bằng ngôn ngữ của riêng mình, theo ý hiểu của mình, bằng cách làm đó học sinh đã được bồi dưỡng năng lực tự học và được phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ. Cách phát biểu của học sinh có thể chưa thật đầy đủ nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát biểu hoàn chỉnh khái niệm: “Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều 2 điểm A, B ”. Biện pháp 3: Giáo viên giúp học sinh nhận dạng và thể hiện khái niệm, đặc biệt chú ý đến các phản ví dụ. Sau khi hình thành khái niệm Trung điểm của đoạn thẳng giáo viên có thể cho học sinh làm một số bài tập để học sinh nhận dạng và thể hiện khái niệm như sau: 11
- Trên cơ sở nắm được nội hàm khái niệm, học sinh có thể tự mình giải quyết các bài tập có liên quan. Từ đó học sinh được bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho bản thân. Biện pháp 6: Tìm hiếu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến khái niệm vừa học. Học sinh vận dụng khái niệm để giải quyết tình huống sau trong thực tiền : - Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau thì phải làm như thế nào? - Trong trường hợp chiều dài của sợi dây ngắn hơn chiều dài của thanh gỗ thì ta “chia” thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau như thế nào? Như vậy, khi dạy học khái niệm Trung điểm của đoạn thẳng giáo viên đã sử dụng linh hoạt các biện pháp trên để hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm, củng cố và vận dụng khái niệm. Từ đó học sinh có thể tự mình giải quyết các bài toán liên quan và những tình huống trong thực tiễn như việc “chia” một thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau. Việc làm đó đã giúp học sinh phát triển năng lực tự học. 3.3 Một số giáo án minh họa việc sử dụng tổng hợp các biện pháp thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm Điều cốt yếu trong dạy học khái niệm là giúp học sinh nắm vững nội hàm của khái niệm. Tuy nhiên để đạt được điều này giáo viên có nhiều con đường giúp học sinh tiếp cận khái niệm. Ngoài ra, việc hình thành khái niệm cho học sinh cần phải trải qua nhiều công đoạn. Trong khi đó, các biện pháp cụ thể nêu trong mục 4.2 tương ứng với từng công đoạn. Do vậy, giáo viên cần vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các biện pháp nêu trên, tùy thuộc vào nội dung khái niệm và đối tượng học sinh. Dưới đây là một số giáo án minh họa về một số tình huống dạy học khái niệm trong chương trình môn Toán ở THCS. Giáo án 1: Dạy học khái niệm Phân thức đại số (Đại số 8) HĐ 1: Tiếp cận khái niệm Câu hỏi của giáo viên Câu trả lời mong muốn a ? Thế nào là phân số Người ta gọi voi a,b Z, b 0 là một phân -Phân số được tạo thành từ số b nguyên. Phân thức đại số được tạo số thành từ ? A Quan sát các biểu thức có dạng B dưới đây: Các biểu thức A, B là những đa thức 13