Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

doc 20 trang sangkien 29/08/2022 13920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS Người thực hiện: Lê Thị Liên Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Xi Măng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Giáo dục đạo đức THANH HOÁ NĂM 2013
  2. A- ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Sự ảnh hưởng của một đất đổi mới trong xu thế hội nhập quốc tế rất lớn đến đời sống xã hội và con người Việt Nam. Chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển Kinh tế - Xã hội, Văn hóa - Giáo dục. Song cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên rất nhiều. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Tuy nhiên tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh vẫn xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Đây cũng là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục. Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên ông Phùng Khắc Bình đã nói về một số biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống, tội phạm trong học sinh phổ thông hiện nay đó là, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ, đua đòi chạy theo các giá trị vật chất dẫn đến sao nhãng học tập, tham gia tệ nạn xã hội và phạm tội. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ học sinh biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống đáng lo ngại như: thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, thường xuyên nói tục, chửi thề; thích thể hiện bản thân một cách thái quá Và một vấn đề nhức nhối nữa trong học sinh hiện nay là tình trạng “nghiện”, chơi “games”, “chát”. Tuy là một hình thức giải trí, phù hợp với lứa tuổi nhưng nếu quá đam mê thì tác dụng ngược lại. 1
  3. Như vậy, đạo đức học sinh đang là một vấn đề nóng được xã hội hết sức quan tâm, là niềm trăn trở của các thầy cô giáo và những người làm công tác trồng người, là một phần trách nhiệm giáo dục của nhà trường THCS. Trường THCS Xi Măng cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi , bi A, games, chát để móc tiền học sinh. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người làm công tác quản lý một trường THCS, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh (GDĐĐHS) ở trường THCS”. 2
  4. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 1.Khái niệm về đạo đức: Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng. 2.Giáo dục đạo đức: 2.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. 2.2.Chức năng giáo dục đạo đức: Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. 2.3.Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: - Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức. - Nội dung: Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường - Phương pháp: Có nhiều phương pháp để GDĐĐHS: + Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; + Phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn giao việc, rèn luyện,tập thói quen ; + Phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt 3
  5. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục củaPhường Đông Sơn 1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của Phường Đông Sơn. Đông Sơn là một phường nằm phía Đông Bỉm Sơn, Phường được thành lập hơn 10 năm nay kể từ khi chia tách phường Lam Sơn theo nghị định số 44/ 2002/ NĐ/ CP ngày 11/ 04/ 2002 của Chính phủ. Địa hình phường Đông Sơn quanh co phức tạp, vừa là vùng núi đồi, vừa là vùng chiêm trũng. Phần lớn số hộ dân làm nông nghiệp, kinh tế vườn đồi hoặc công nhân xây dựng không có công ăn việc làm ổn định nên điều kiện kinh tế khó khăn hơn. Chính vì vậy mà sự quan tâm đến học tập của con em có phần hạn chế. Đây là một khó khăn trong công tác phổ cập GD ở địa phương. 1.2.Tình hình giáo dục của Phường Đông Sơn. Phường Đông Sơn có 4 trường 2 trường mầm non, 1 trường THCS, 1 trường tiểu học. Học sinh chủ yếu là con em nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn. Chính quyền địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, vì vậy giáo dục phường Đông Sơn đang trên đà khởi sắc, trong 10 năm giáo dục phường Đông Sơn luôn đạt được thành tích cao trong giảng dạy và học tập có nhiều bằng khen, cờ thi của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ, của Tỉnh 1.3. Tình hình đạo đức của trường THCS Xi Măng: Trường THCS Xi Măng được thành lập từ năm 1989, hiện nay trường có 11 lớp với 353 học sinh. Từ khi được thành lập trường đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Học sinh phần lớn chăm ngoan, có ý thức học tập tốt. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp tuy không nhiều học sinh cá biệt nhưng cũng có những lớp, những học sinh, những hành vi đạo đức của học sinh khiến phu huynh và thầy cô đau lòng. Hiện tượng học sinh đánh nhau, vỗ lễ với thầy cô giáo, học đòi bắt chước, bỏ học chơi games tuy không nhiều nhưng cũng là mối lo lắng cho mỗi gia đình và nhà trường. Phần lớn những học sinh này đều có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ mải mê làm ăn, chỉ lo kiếm tiền, đi làm ăn xa, bỏ con ở lại cho ông bà, anh chị em nuôi dạy vì thế các em thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, không có sự quản lý chặt chẽ nên thường lêu lỏng, chơi bời đua đòi theo bạn bè. Có những gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy” 4
  6. Công tác quản lý và giáo dục đạo đức của nhà trường đã gặp những khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức học sinh do những nguyên nhân sau: Về nhà trường, có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụ huynh. Về gia đình, thiếu sự quan tâm, buông lỏng con cái, phó mặc cho nhà trường và thầy cô. Về xã hội, những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ mở cửa, hội nhập, mặt trái của cơ chế thị trường có cơ hội xâm nhập làm cho học sinh suy thoái về đạo đức. Các tệ nạn đánh bài, chơi games, nghiện hút đã tác động xấu tới ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh. 1.4. Nhận thức của Cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua khảo sát cho thấy: - 80% Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các thầy cô giáo trong nhà trường rất quan tâm đến phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. - 20% Cán bộ quản lý và giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công, giữ gìn vệ sinh chung do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. 1.5.Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Phần lớn phụ huynh mong muốn giáo dục con cái trở thành những con ngoan, trò giỏi, phát triển giáo dục toàn diện, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phụ huynh đã hợp tác, chia sẻ cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức mỗi khi học sinh vi phạm kỷ luật. Song do điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh khách quan, do 5
  7. điều kiện công việc của cha mẹ tác động nên dẫn đến việc chăm lo cho con em mình còn hạn chế thiếu sự quan tâm đối với con cái. Nhiều phụ huynh thương con, nhìn nhận về con mình một cách phiến diện bệnh vực con khi nhà trường thông báo về hành vi đạo đức của học sinh. Hoặc có những phụ huynh quá nuông chiều con từ nhỏ, lớn lên không uốn nắn, không có biện pháp giáo dục thường hay bất lực với con mình và phó thác trách nhiệm cho nhà trường “Trăm sự nhờ thầy cô”. - Kết quả khảo sát: Phân loại tỷ lệ đạo đức học sinh theo xuất thân gia đình, cha mẹ của học sinh ( Học kỳ I - năm học 2012-2013) Xuất thân gia đình Loại Tốt Loại Khá Loại TB Loại Yếu Loại kém SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ % % lệ % lệ % lệ % Cán bộ công chức, 23 6,5 2 0,6 0 0 0 0 0 0 viên chức Doanh nhân, làm ở 10 2,8 3 0,8 0 0 0 0 0 0 doanh nghiệp Nông dân, công 136 38,4 35 9,9 0 0 0 0 0 0 nhân Ngành nghề khác 99 28,0 42 11,9 3 0,8 1 0,3 0 0 Cộng 268 75,7 82 23,2 3 0,8 1 0,3 0 0 2. Thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh ở trường THCS Xi Măng. 2.1.Ý thức thực hiện nội quy của học sinh. Kết quả khảo sát như sau: - 75,7% học sinh chăm chỉ, chuyên cần học tập, ý thức chấp hành nội quy của nhà trường tốt. - 23,2% học sinh có ý thức học tập, chấp hành nội quy nhà trường nhưng thỉnh thoảng vẫn vi phạm những lỗi như: quên vở bài tập, nói chuyện riêng, đi học muộn - 1,1 % nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra thi cử, 6