Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn cấp THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

pdf 10 trang honganh1 15/05/2023 7561
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn cấp THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn cấp THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn cấp THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện: Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, của các trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng. Ở huyện Nam Trà My, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đại bộ phận cha mẹ học sinh, học sinh còn nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của việc học, chưa thực sự kiên trì vượt mọi khó khăn để cho con em và chính bản thân mình vươn lên học hành tiến bộ để đạt kết quả cao. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên và học sinh. Với sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh, nề nếp thi đua dạy tốt - học tốt đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của các trường. Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện trong những năm qua đã nỗ lực vượt qua những khó khăn và thách thức để đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm học qua đang là một bài toán khó chưa tìm được lời giải để đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông nói chung, cấp trung học cơ sở nói riêng phải xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các trường, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  2. 2 Qua thời gian gần ba năm phụ trách công tác chuyên môn cấp trung học cơ sở tại Phòng Giáo dục và Đào tạo, tôi nhận thấy rằng chất lượng giáo dục cấp THCS chưa có sự chuyển biến đáng kể và chưa đánh giá được thực chất. Để thực hiện sáng kiến này, trước tiên tôi nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo dục (học lực) của học sinh ở các trường có cấp THCS trực thuộc để nắm bắt tình hình chất lượng giáo dục ở các trường THCS. Đồng thời, thống kê kết quả tham gia các hội thi cấp huyện và cấp tỉnh, nhất là thi học sinh giỏi để có giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở các trường THCS nói riêng và toàn huyện nói chung. Thống kê học lực và hạnh kiểm cuối năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020: Tổng Năm Giỏi Khá TB Yếu Kém số học HS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2018- 2113 125 5.9 586 27.7 1249 59.1 139 6.6 14 0.7 2019 2019- 2205 141 6.4 623 28.3 1325 60.1 105 4.8 11 0.5 2020 Từ thực trạng trên, tôi đã đề ra các giải pháp sau: 1.1.1 Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện: - Chất lượng giáo dục đại trà vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh cũng như so với các huyện khu vực miền núi. Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một việc làm thường xuyên gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngay từ đầu năm học, Phòng GDĐT giao chỉ tiêu và yêu cầu các trường đăng ký chỉ tiêu, mức chất lượng của nhà trường để cuối năm học có sự đối sánh, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của các trường. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng, đặc biệt là kết quả cuối học kì để có sự nhắc nhở đối với các trường, xem xét các tỉ lệ xếp loại học lực so với các tiêu chí về đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia. - Cuối năm học, phân công kiểm tra, giám sát việc tổ chức kiểm tra cuối học kì của các trường để có sự góp ý, chấn chỉnh kịp thời, đồng thời để tạo ra sự
  3. 3 công bằng, khách quan và chính xác trong việc đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường, phòng GDĐT phân công giáo viên giám sát, chấm chéo đối với ba môn chính ở khối lớp 9. Đây cũng là bước đầu thay đổi suy nghĩ và nhận thức của giáo viên và học sinh trọng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Học sinh sẽ có ý thức học tập hơn, không ỷ lại. Giáo viên sẽ có trách nhiệm, nỗ lực hơn trong công tác giảng dạy, ôn tập cho học sinh. Từ kết quả bài kiểm tra học kì, lãnh đạo nhà trường thấy được chất lượng học sinh ở mức độ nào để năm học sau xây dựng kế hoạch, giải pháp dạy và học phù hợp hơn, hiệu quả hơn. 1.1.2. Tổ chức sinh hoạt các nhóm chuyên môn: Năm học 2020-2021, chuyển từ sinh hoạt cụm chuyên môn thành sinh hoạt nhóm chuyên môn để tạo điều kiện cho các giáo viên có cùng chuyên môn trong tất cả các trường trung học cơ sở có cơ hội tổ chức thao giảng, chuyên đề. Đầu năm học, các nhóm chuyên môn rà soát chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn để thống nhất trong việc tổ chức dạy học bộ môn trong toàn huyện, xây dựng khung bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9. Qua sinh hoạt thao giảng, chuyên đề, dự giờ, cán bộ, giáo viên thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh cũng như học hỏi được kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đồng thời, khi tổ chức thao giảng, chuyên đề, cán bộ, giáo viên có cơ hội được tham quan, chọn lọc học tập được mô hình hay mà mỗi trường đã xây dựng về xây dựng cảnh quan, công tác bán trú, tổ chức lớp học 1.1.3. Tổ chức các Hội thi cấp huyện: - Xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội thi và triển khai sớm đến các trường để có sự chủ động trong việc bồi dưỡng, tập luyện. Đối với mỗi kế hoạch, trước khi ban hành đều gửi dự thảo đến các trường để có sự góp ý và thống nhất trong cách thực hiện. Tổ chức tất cả các Hội thi theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, không rập khuôn máy móc mà có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với điều kiện của địa phương, phù hợp với đối tượng giáo viên và học sinh trên địa bàn.
  4. 4 - Việc tính toán, sắp xếp, bố trí thời gian tổ chức các Hội thi cũng rất quan trọng, vừa cho các trường có thời gian chuẩn bị, bố trí nhân lực, vừa có thời gian tuyển chọn học sinh đăng ký tham gia Hội thi cấp tỉnh kịp thời và có thời gian để bồi dưỡng tham gia thi cấp tỉnh có chất lượng. - Việc tổ chức các Hội thi cần có sự thảo luận, bàn bạc kĩ, công tác tổ chức chuẩn bị chu đáo, đánh giá kết quả khách quan, chính xác sẽ tạo động lực cho các đơn vị. 1.1.4. Tham gia các Hội thi, Kỳ thi cấp tỉnh: - Đăng ký tham gia tất cả các Hội thi do Sở GDĐT tổ chức về cơ cấu bộ môn, nội dung và số lượng học sinh. Phòng GDĐT căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Sở GDĐT, tổ chức tất cả các hội thi ở cấp huyện nhằm tạo sân chơi, môi trường để cho học sinh cọ xát, qua đó tuyển chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc nhất tham gia dự thi cấp tỉnh. - Trên cơ sở kết quả các Hội thi cấp huyện, tuyển chọn học sinh và đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm tham gia bồi dưỡng, tập luyện. Trong thời gian chuẩn bị, chuyên môn Phòng GDĐT luôn theo dõi sâu sát, đôn đốc việc tập luyện, bồi dưỡng, nắm bắt tình hình và góp ý cho giáo viên trong việc tập luyện ở các đơn vị. Trong việc tuyển chọn học sinh tham gia, cần có sự bao quát, tránh trường hợp một sinh tham gia nhiều Hội thi gây áp lực và quá tải trong quá trình tập luyện, bồi dưỡng. - Tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh: Bộ phận chuyên môn Phòng GDĐT tổng hợp tất cả các dự án các trường đăng ký; Nghiên cứu kĩ từng đề tài về bố cục và nội dung, sau đó chọn dự án đăng ký dự thi cấp tỉnh và chỉnh sửa, góp ý cho các đề tài này điều chỉnh để đảm bảo hồ sơ theo quy định, nộp về Sở GDĐT tham gia dự thi vòng sơ loại. Sau khi có kết quả chấm vòng loại, Bộ phận chuyên môn tiếp tục góp ý đối với các đơn vị được chọn để hoàn thiện các đề tài, chuẩn bị sản phẩm dự thi vòng 2 (vòng chung kết cấp tỉnh).
  5. 5 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: - Việc sinh hoạt chuyên môn: Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2019- 2020, Phòng GDĐT triển khai, chỉ đạo các trường sinh hoạt theo cụm chuyên môn tạo điều kiện cho các tổ chuyện môn, giáo viên cùng chuyên môn trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Mỗi cụm chuyên môn gồm 3-4 trường gần nhau, tương đồng về điều kiện địa lý. Tuy nhiên, việc sinh hoạt cụm chuyên môn không mang lại hiệu quả do đội ngũ giáo viên mỏng, một số bộ môn khuyết giáo viên nên có bộ môn sinh hoạt theo cụm chuyên môn rất khó khăn, có bộ môn chỉ có 01 giáo viên hoặc không có giáo viên như môn Âm nhạc, Mĩ thuật. Dẫn đến sinh hoạt chuyên đề các bộ môn này thì chủ yếu là cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tham gia, không có giáo viên chuyên để cùng thảo luận, trao đổi chuyên môn nên không giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Công tác kiểm tra, đánh giá: Trong các năm học trước, Phòng GDĐT tổ chức phân công cán bộ quản lý, giáo viên đi giám sát kiểm tra học kì tại các trường, sau đó niêm phong bài kiểm tra đem về Phòng GDĐT. Phòng GDĐT tiến hành làm phách và triệu tập giáo viên về tại Phòng, phân công giáo viên chấm chéo và vào điểm. Việc làm này vừa tốn nhân lực, thời gian nhưng việc chấm bài không được chính xác do số lượng bài tập trung quá nhiều, việc rọc phách, hồi phách của Phòng cũng chiếm nhiều thời gian. - Việc tổ chức các Kỳ thi, Hội thi cấp huyện: Chưa xây dựng kế hoạch dài hạn để các trường chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và chọn lựa học sinh vì số lượng học sinh khá, giỏi ở các trường trực thuộc còn hạn chế, nhất là học sinh lớp 9 (do số học sinh khá, giỏi hầu hết đã tuyển sinh vào lớp 9 trường PTDTNT huyện). Trước đây, thi học sinh giỏi lớp 9 chỉ tổ chức thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử, đối tượng tham gia là học sinh lớp 9; Điều kiện đạt giải toàn đoàn thi học sinh giỏi cấp huyện: các trường tham gia đầy đủ các bộ môn mà không tính đến việc có trường thiếu giáo viên chuyên dẫn đến không có học sinh tham gia nên không đủ điều kiện. Chưa mạnh dạn tổ chức thi học sinh giỏi môn Tin học và Thí nghiệm thực hành cấp huyện mà chỉ chọn
  6. 6 học sinh ở một trường tham gia thi cấp tỉnh ba môn Hóa học, Sinh học và Vật lý. Việc khen thưởng cá nhân đạt giải ở các Hội thi cũng hạn chế vì thang điểm khá cao nên ít học sinh đạt giải. Vì vậy không tạo được động lực, phong trào học tập, thi đua ở các trường. - Việc tham gia các Kỳ thi, Hội thi cấp tỉnh: Chỉ chọn những học sinh đạt giải Khuyến khích trở lên tham gia Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh nên số lượng học sinh tham gia rất ít nên phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao chất lượng mũi nhọn còn hạn chế. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: - Tổ chức sinh hoạt nhóm chuyên môn: Năm học 2020-2021, chuyển từ sinh hoạt cụm chuyên môn thành sinh hoạt nhóm chuyên môn. Phòng GDĐT tổ chức thành lập các nhóm chuyên môn: Toán, Ngữ văn-GDCD, Tiếng Anh, Hóa- Sinh, Lý-Công nghệ, Âm nhạc-Mỹ thuật, Thể dục, Lịch sử, Địa lí, Tin học nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên có cùng chuyên môn trong tất cả các trường trung học cơ sở có cơ hội tổ chức thao giảng, chuyên đề, thống nhất trong việc tổ chức dạy học bộ môn. Các nhóm chuyên môn còn rà soát chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn, xây dựng khung bồi dưỡng học sinh giỏi Các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thao giảng, chuyên đề. Khi tổ chức sinh hoat, sau khi dự giờ đều tổ chức thảo luận và ghi chép biên bản, báo cáo về bộ phận chuyên môn THCS hồ sơ gồm nội dung thao giảng/chuyên đề và biên bản thảo luận. - Công tác kiểm tra đánh giá kết quả lớp 9: Phân công chéo giáo viên theo bộ môn (Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh) tham gia giám sát công tác kiểm tra, làm phách, chấm bài, vào điểm các môn. Việc làm này không mất nhiều thời gian vì khi chấm tại trường, tổ làm phách của trường tiến hành cắt phách và bàn giao cho giáo viên chấm tại trường, giáo viên chỉ nhập điểm và báo cáo kết quả về Phòng GDĐT.