Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần ở học sinh bậc Tiểu học

doc 12 trang sangkien 27/08/2022 6780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần ở học sinh bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_de_duy_tri_si_so_va_dam_bao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần ở học sinh bậc Tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN XUYÊN MỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC o0o GVTPT: LÊ VĂN HIỀN NĂM HỌC: 2011 - 2012
  2. TÊN SÁNG KIẾN: BIỆN PHÁP ĐỂ DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ ĐẢM BẢO CHUYÊN CẦN Ở HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC . NGƯỜI VIẾT: LÊ VĂN HIỀN CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và trong việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện nay, một số học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, một số từ phương xa đến xã Xuyên Mộc tạm trú, đa phần là làm thuê, vì cuộc sống mưu sinh họ gửi con em vào trường tiểu học Xuyên Mộc để học. Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập yếu kém nên không thích đi học, không thích đến trường. Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Vì thế, qua nhiều năm công tác bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần? “. Đây cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và tiếp tục con đường học vấn của mình. 1. Cơ sở lý luận : + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Học sinh tiểu học lứa 6 đến 10 tuổi các em rất nghịch hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối tượng học sinh cũng khác nhau. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được cô khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv ). Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học
  3. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn và thích đi học hơn. 2. Cơ sở thực tiễn : Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu. Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với từng đối tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, dạy học và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo một bầu không khí, một môi trường thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trông đợi được đến trường. Xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục giống như THCS hay THPT cho học sinh tiểu học. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn hình mẫu phát triển của học sinh trong giai đoạn đó mà còn tuỳ thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như những tác động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có những cách thức giao dục thích hợp nhất cho chúng để chúng có thể phát triển một cách hài hoà trong học tập, nhận thức và hành vi khi chúng tham gia vào các mối quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương lai. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích : - Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém ở các trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc học sinh chán học và hiện tượng học sinh có nguy cơ bỏ học vì học yếu vẫn còn. - Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn, tạo môi trường học thân thiện gần gũi giúp học sinh ham thích học tập, thích đi học nhiều hơn 2. Phương pháp : + Phương pháp lấy tư liệu : Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu. Các ý kiến từ giáo viên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh vv Trong quá trình làm công tác giảng dạy, công tác đội,PCGD, một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp là nền tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này. + Phương pháp học mà chơi, chơi mà học :
  4. Tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi, đây là phương pháp giúp học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động nhóm và tập thể, giúp các em có hứng thú trong học tập, vui chơi từ đó bớt rụt rè, e thẹn và có thêm tự tin. + Phương pháp đàm thoại : Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực tiếp với các em tạo cho các em sự gần gũi, thương yêu, Từ đó các em nói lên tâm tư tình cảm của mình về sự học tập, từ đó hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu. Sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém cá biệt. + Phương pháp xử lý thông tin : Hàng ngày tôi kịp thời xử lý các thông tin, kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp không thích hợp, đi sâu các biện pháp có tác dụng tích cực. Có được những hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu. + Phương pháp thực nghiệm : Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh một số phương pháp đổi mới nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh yếu kém. Sau đó cùng nhau phối hợp đánh giá. + Phương pháp cải tiến : Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một số phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Khách thể nghiên cứu bao gồm : + Không gian : Địa bàn chính xã Xuyên Mộc chủ yếu ở trường TH Xuyên Mộc. + Thời gian : Năm học 2009 –2010 và năm học 2010-2011. + Học sinh các lớp thuộc trường tiểu học. Đội ngũ thầy, cô cùng thầy tổng phụ trách. Phụ huynh học sinh ở xã Xuyên Mộc. 2. Đối tượng nghiên cứu bao gồm : + Các phương pháp , biện pháp giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém ở lớp học do giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm. + Cách thức tổ chức các hoạt động phong trào của trường, của chuyên môn, của các tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh yếu kém. + Sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh học sinh đối với việc giúp đỡ học sinh học tập ở gia đình. IV. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: + Phải chăng trong công tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học vùng nông thôn giáo viên chưa quan tâm đến việc giảng dạy, giúp đỡ học sinh yếu kém. Trong nhu cầu đổi mới đất nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và làm việc trong cộng đồng cần phải biết học và tự học không ngừng, muốn vậy các em cần cố gắng trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo để phục vụ cho cuộc sống sau này. Và phải chăng trường học là môi trường giáo dục lý tưởng để giúp học sinh học tập tốt tiếp thu những kiến thức trong học tập và muốn như vậy thì học sinh không thể là học sinh yếu kém. + Có phải chăng ở các trường tiểu học trường nào càng tổ chức nhiều phong trào, những cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập thể, Giáo viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy
  5. học, tỏ thái độ quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh thì học sinh trường đó ham thích đến trường hơn, học tập tích cực hơn và việc học sinh bỏ học giữa chừng do học yếu kém sẽ không có? + Có phải hiện nay đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con em mình, luôn mong muốn con em mình hơn người, muốn con mình là học sinh giỏi, khá nhưng làm thế nào để phát huy hết khả năng của con em họ? Đặc biệt là làm sao cho con em mình không phải là học sinh yếu kém thì chưa có kinh nghiệm! Do đó người làm công tác giáo dục cần biết truyền đạt kinh nghiệm đến cho phụ huynh để cùng nhau phối hợp phát huy tối đa chất lượng giáo dục. Và có phải đó là phương pháp chia sẽ gánh nặng giáo dục của nhà trường cho phụ huynh, nhằm thực hiện tốt chủ trương “xã hội hoá giáo dục” tất cả vì tương lai con em chúng ta? Có phải việc học sinh học yếu kém là do những nguyên nhân sau: + Do trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, lớp không đủ ánh sáng, nóng bức, bàn ghế không thích hợp, nhà vệ sinh hôi thối hoặc không có. Sân trường không sạch sẽ, mưa sình lầy đọng nước, nắng bụi bay mất vệ sinh Trường thiếu cây xanh, bóng mát, thiếu chỗ học sinh vui chơi. + Do giáo viên ứng xử không sư phạm: Còn mắng chửi, đánh đập, dùng hình phạt mà thiếu sự động viên khích lệ học sinh. Giáo viên chưa chăm lo đến học sinh yếu kém, còn để các em bên lề lớp học + Do học sinh mất căn bản về kiên thức nên lên lớp không hiểu bài, giáo viên không giảng dạy kiến thức vừa sức với các em, để các em yếu bên ngoài giờ học. + Do hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên không đổi mới. Giáo viên vẫn dạy theo cách xưa kia thầy nói, trò nghe và ghi chép. Chỉ có tiết hội giảng, dự giờ mới có đồ dùng dạy học, mới có học nhóm, trò chơi, dạy máy + Do trường không có hoạt động, phong trào gì vui, hấp dẫn học sinh đến trường chỉ có học và học. Sự học trở nên quá tải gây nhamg chán ở học sinh. + Do phụ huynh chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học tập, vui chơi. Chưa quản lý con em mình lúc ở nhà, việc chơi bạn bè xấu, cưng chiều con cái. Và việc khắc phục những nguyên nhân trên sẽ giúp học sinh học tập có tiến bộ hơn. B. NỘI DUNG I. THỰC TRANG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN: Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xuyên Mộc, là trường thuộc vùng nông thôn, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đông chiếm 10% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều số em giỏi thì rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường học yếu kém, các em không thích đến trường, tới lớp (các em đi học vì sự bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ cho ăn đòn nhiều hơn tự nguyện đến trường). Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, chán học và trốn học đi học không đều. II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :