Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp mới dạy kĩ năng đọc

doc 10 trang sangkien 31/08/2022 10540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp mới dạy kĩ năng đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_moi_day_ki_nang_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp mới dạy kĩ năng đọc

  1. A- Đặt vấn đề I/ Lý do chọn đề tài Chúng ta đã biết tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ nước ngoài được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia. Nhiều năm trước đây môn tiếng Anh đã được đưa vào Việt Nam và trở thành môn học tiếng nước ngoài. Qua quá trình phát triển và đi lên của xã hội. Để hội nhập và giao lưu với bạn bè quốc tế thì vai trò của môn tiếng Anh lại ngày càng được coi trọng hơn, và tới đây nó sẽ trở thành một trong những môn thi bắt buộc đối với học sinh. Song từ trước tới nay việc dạy và học tiếng anh còn có nhiều bất cập, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu. Đọc hiểu là tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những ngữ liệu đã học để tìm hiểu những nội dung thông tin chính của bài. Vì vậy trong quá trình dạy đọc cho học sinh, giáo viên không cần thiết phải phân tích sâu về kiến thức ngôn ngữ, tránh đọc và dịch sang tiếng mẹ đẻ từng từ, từng câu. Để có được kỹ năng đọc hiểu giáo viên chúng ta phải chú ý đến mọi cách đọc như đọc lướt để đoán ý chính, đoán nghĩa, suy đoán từ ngữ cảnh và đọc hiểu toàn bộ ý chính của bài. Cũng như chúng ta đã biết, chúng ta không thể phát triển được kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng viết nếu như kỹ năng đọc của chúng ta kém. Chính vì vậy để phát triển kỹ năng đọc học sinh cần có nhiều thời gian thực hành và kỹ năng đọc cũng phải được dạy ngay từ khi học sinh mới bắt đầu được học tiếng Anh và dạy đồng thời với các kỹ năng khác. Là một giáo viên tiếng Anh tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ để tìm ra những phương pháp giảng dạy hợp lý, giúp học sinh của mình hứng thú khi học đọc và giúp học sinh phát triển kỹ năng này. II/ Cơ sở thực tiễn Qua thực tế được trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình Tiếng Anh 6,7 ,8, 9 mới tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới và đặc biệt chú ý đến việc '' áp dụng phương pháp mới dạy kĩ năng đọc '' cho học sinh khó đối với học sinh Đọc hiểu là một kỹ năng khó đối với học sinh nên các em thường ngại học đọc và chính vì ngại đọc nên dẫn đến ngại nói tiếng Anh. Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn này và để giờ đọc có hiệu quả cao, tôi chia quá trình dạy đọc làm 3 giai đoạn: Trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn. 1
  2. B- Nội dung *Các bước tiến hành Trong một quá trình dạy đọc và cụ thể là trong mỗi bài học chúng ta đều lựa chọn các bài tập khác nhau cho các mục đích dạy đọc khác nhau. Thường thì một bài dạy kĩ năng đọc cần tải qua 3 giai đoạn : Trước khi đọc ( Pre -reading ) , trong khi đọc ( While – reading ) và sau khi đọc ( Post – reading ). Mỗi giai đoạn đều được tiến hành với mục đích khác nhau và bằng các thủ thuật khác nhau. I. Giai đoạn 1-Trước khi đọc. (Pre - reading) ở giai đoạn này giáo viên làm một số thủ thuật để hướng học sinh vào bài giảng, tập chung vào chủ đề của bài đọc. Chính vì vậy giáo viên cần đưa ra những lý do đọc cho học sinh. Giai đoạn này có một số thủ thuật sau: True/False statements prediction, open - prediction, ordering, pre - question. 1. True/False statements prediction: Đối với thủ thuật này giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Giáo viên viết 5 đến 10 câu lên bảng, các câu này có đánh số thứ tự. Những câu này có chứng đựng thông tin chính của đoạn văn mà học sinh sắp đọc, trong số những câu này thì có một nửa số câu là đúng còn một nửa là sai với nội dung của bài đọc. - Cho học sinh chép số của các câu đó vào vở. - Học sinh đoán xem câu nào đúng, câu nào sai (học sinh làm việc cá nhân trước, sau đó so sánh kết quả với bạn bên cạnh). - Giáo viên lấy kết quả dự đoán của học sinh. Cho học sinh đọc bài khoá để kiểm tra kết quả dự đoán của mình. Ví dụ: Khi dạy Unit 1 page 11 English 7. Hoa is a new student in class 7A. She is from Hue and her parents still live there. She lives with her uncle and aunt in Ha Noi. Hoa has lots of friends in Hue. But she doesn't have any friends in Ha Noi. Many things are different. Her new school is bigger than her old school. Her new school has a lot of students. Her old school doesn't have many students. Hoa is unhappy. She misses her parents and her friends. Tôi nêu yêu cầu của bài đọc như sau: You are going to read a, about Hoa. what will you think about her? Và tôi treo bảng phụ lên, trong bảng phụ tôi viết một số thông tin sau: 2
  3. 1. Hoa is from Huế. 2. She lives with her parents in Hà Nội. 3. She has a lot of friends in Hà Nội. 4. She misses her friends in Huế. 5. She is happy now. - Tôi cho học sinh chép số của câu vào vở và đoán câu đúng sai. 2. Open - prediction. - Với thủ thuật này giáo viên chỉ cần đặt vấn đề nêu ra tình huống hoặc là giới thiệu chủ điểm của bài đọc. Yêu cầu học sinh đoán những thông tin mà các em sẽ đọc (học sinh có thể làm việc theo cặp, nhóm, cá nhân). - Giáo viên lấy kết quả dự đoán của học sinh. - Sau đó cho học sinh đọc bài khoá để kiểm tra dự đoán của mình. Ví dụ: Khi dạy Unit 5 page 56 English 6. - Tôi nêu ra yêu cầu của bài đọc: You are going to read a text about Ba. You guess and fill in the times in the table for Ba. - Tôi treo bảng phụ lên bảng trong bảng phụ có viết một bảng biểu: Action Time get up go to school Classes start classes finish have lunch go home go to bed - Tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, sau đó đại diện các nhóm lên bảng trình bày dự đoán của mình. Cuối cùng là học sinh đọc bài để kiểm tra dự đoán của nhóm mình. 3. Pre - question: Với thủ thuật này giáo viên làm một số bước sau: - Giáo viên nêu tình huống, sau đó viết lên bảng một số câu hỏi (những câu hỏi này hỏi về nội dung chính của bài đọc). - Học sinh đọc câu hỏi và suy nghĩ về những câu hỏi đó (những câu hỏi này nhằm hướng sự tập trung của học sinh vào chủ điểm của bài đọc). Vì vậy học sinh chỉ nghĩ về câu hỏi mà không nhất thiết phải đoán câu trả lời. - Cho học sinh đọc bài khoá để trả lời câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy Unit 14 page 145 English 6. 3
  4. Minh and his friends are going to have a picnic near a lake. Nam is going to bring his camera. He is going to take some photos. Tuan is going to bring some food. Minh is going to bring some drinks. Tôi nêu ra tình huống như sau: Minh and his friends are going to have a picnic. Think of these questions. 1. Where are they going to go? 2. What three things are they going to bring? 3. What are they going to do there? Tôi cho học sinh suy nghĩ về câu hỏi trong 2 đến 3 phút, sau đó cho học sinh đọc bài để trả lời câu hỏi trên. 4. Ordering: Đối với thủ thuật này giáo viên làm một số bước sau. - Giáo viên đưa ra một số câu trần thuật hoặc một số bức tranh không theo thứ tự của câu truyện. - Học sinh đoán thứ tự của các câu hoặc các bức tranh (học sinh làm việc cá nhân, cặp hoặc nhóm), giáo viên lấy kết quả dự đoán. - Cho học sinh đọc bài khoá để kiểm tra lại việc sắp xếp của mình. Ví dụ 1: Khi dạy Unit 8 page 86 English 6. Tôi đưa ra tình huống: You are going to read a picture story about a truck driver. You guess and order statement. 1. He is going to Hà Nội. 2. He is meeting the farmer. 3. He is having breakfast. 4. He is going to a farm. 5. He is loading the truck. 6. He is unloading vegetables in the truck. - Cho học sinh thảo luận theo nhóm hoặc cặp để sắp xếp lại những câu trên theo trật tự câu truyện mà các em nghĩ sẽ xảy ra. Ví dụ 2: Khi dạy Unit 11 page 70 Enhlish 7. - Tôi phô tô một số bức tranh (có liên quan đến bài đọc) và dán những bức tranh này lên bảng (không theo trật tự của câu truyện). - Cho học sinh thảo luận theo cặp hoặc nhóm để sắp xếp những bức tranh theo trật tự mà các em nghĩ sẽ xảy ra trong câu truyện. II. Giai đoạn 2- trong khi đọc (While - reading). Mục đích của hoạt động này là làm cho bài đọc dễ dàng hơn và giúp học sinh hiểu được nội dung chính của bài đọc. Chính vì vậy tôi chọn một số thủ 4
  5. thuật sau: answers given, matching, multiple choice, gap fill, wh - questions, and grids. 1. answers given: Với thủ thuật này giáo viên làm như sau: - Giáo viên viết một số câu trả lời lên bảng. - Học sinh đọc bài khoá và đặt câu hỏi cho các câu trả lời. - Sau đó so sánh kết quả với bạn, giáo viên lấy kết quả. Ví dụ: Khi dạy Unit 12 page 130 English 6. Tôi viết lên bảng một số câu trả lời. a. about 3 times a year. b. twice a week. c. No, never. d. yes, always. - Cho học sinh đọc bài khoá để đặt câu hỏi cho các câu trả lời trên (học sinh làm việc cá nhân sau đó so sánh kết quả với bạn). - Giáo viên lấy kết quả và sửa lỗi cho học sinh (nếu có). 2. Grids: Đối với thủ thuật này giáo viên làm như sau. - Giáo viên kẻ một bảng biểu lên bảng và yêu cầu học sinh kẻ vào vở. - Cho học sinh đọc bài khoá để điền thông tin cần thiết vào bảng (học sinh làm việc cá nhân rồi so sánh kết quả với bạn). - Giáo viên lấy kết quả. Ví dụ: Khi dạy Unit 4 page 47 English 7. Tôi kẻ bảng biểu lên bảng và yêu cầu học sinh kẻ vào vở. The library opening time Books on the left Books on the right Books in English closing time - Học sinh đọc bài để điền thông tin cần thiết vào bảng (học sinh làm việc cá nhân, sau đó so sánh kết quả với bạn). - Giáo viên lấy kết quả. 3. Gap fill: Đối với thủ thuật này giáo viên làm như sau. 5
  6. - Giáo viên viết một đoạn văn ngắn lên bảng còn để vài khoảng trống (khoảng trống có thể là từ vựng hay ngữ pháp hay cũng có thể là phối hợp). Đoạn văn càng có nhiều chỗ trống càng khó. - Học sinh đọc bài khoá để điền vào chỗ trống (học sinh làm việc cá nhân rồi so sánh kết quả với bạn). - Giáo viên lấy kết quả và sửa lỗi (nếu có). Ví dụ: Khi dạy Unit 14 page 142 English 7. - Tôi viết một đoạn văn có một vài khoảng trống lên bảng phụ và treo bảng phụ lên. In 1960s, most _(1)_ in Viet Nam did _(2)_ have a _(3)_set. The people with TVs were _(4)_. In the _(5)_, the neighbors would _(6)_ round the TV. _(7)_ would stay until the TV programs finished. Viet Nam is different _(8)_. more families _(9)_ a TV set and _(10)_ is mone comfortable. But neighbors don't _(11)_ each other as well as they did in the past. - Tôi yêu cầu học sinh đọc bài khóa để điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên (học sinh làm việc cá nhân). - Học sinh so sánh kết quả với bạn của mình, giáo viên lấy kết quả và sửa lỗi (nếu có). 4. Wh - questions: Đối với thủ thuật này giáo viên làm như sau. - Giáo viên viết câu hỏi vào bảng phụ chỉ dùng wh - questions và treo bảng phụ lên. - Yêu cầu một vài học sinh đọc to các câu hỏi này. - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi (làm việc cá nhân sau đó so sánh kết quả với bạn mình). - Cho học sinh chơi trò chơi "Lucky number" để trả lời câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy Unit 4 page 49 English 7. One of the world's largest libraries is the united States' library of congress. it is in washington D.C, the capital of the usa. it receives copies of all American books. it contains over 100 million books. it has about 1,000 km of shelves. it has over 5,000 employees. Tôi viết câu hỏi vào bảng phụ. a. Where is the library of congress? b. how many books does it have? c. how long are its shelves? d. Hom many people work there? e. Why is it so large? - Gọi một vài học sinh đọc to câu hỏi. 6