Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp đóng vai trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS

doc 6 trang sangkien 30/08/2022 12101
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp đóng vai trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp đóng vai trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS

  1. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn giáo dục công dân ở nhà trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.Nhưng đó là một môn phụ, học sinh ít thời gian vào môn học này,cũng chính vì lẽ đó giáo viên phải tìm cho mình một phương pháp dạy tạo hứng thú cho học sinh trong qúa trình học. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, tôi đã tiếp thu và vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới ngoài phương pháp truyền thống (diễn giảng, đàm thoại, kể chuyện ) như thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi đóng vai trong đó đóng vai là một phương pháp có nhiều ưu điểm. Nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả của nó rất rõ dệt. Việc đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân để phân tích, lí giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em tự rút ra bài học và khắc sâu kiến thức. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm của phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định. 2. Tác dụng của phương pháp đóng vai Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn có nhiều tình huống đạo đức, pháp luật sẽ có những tác dụng sau: Thứ nhất: Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học. Thứ hai: Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
  2. 2 Thứ ba: Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực. Thứ tư: Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Thứ năm: Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để chuẩn bị bài trên lớp, điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn. 3. Các bước tiến hành Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. Phương pháp đóng vai có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy. Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai. Bước 2. Thể hiện kịch bản(tình huống) Bước 3. Học sinh nhận xét rút ra bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá III. BÀI DẠY MINH HOẠ Đóng vai tình huống phần củng cố bài : Tuần 7 Tiết 7 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH (BÀI 6 – GDCD:8 ) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh; biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh.
  3. 3 2. Thái độ: - HS có thái độ quý trọng tình bạn, mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. 3. Kĩ năng: - Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh; tránh xa tình bạn thiếu lành mạnh. B. Nội dung HS nắm được Thế nào tình bạn? Biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh? ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. C. Tài liệu và phương tiện - SGK, SGV GDCD 8 - Phiếu học tập - Truyện, thơ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn - Đồ dùng để hóa trang khi đóng vai. D. Tiến trình dạy học Hoạt động 1 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là pháp luật kỉ luật? Em đã thực hiện pháp luật và kỉ luật như thế nào trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống? 2. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống ai cũng cần có tình bạn,mỗi người mỗi vẽ rất phong phú đa dạng;nếu muốn được bền lâu thì tình bạn đó phải được xây dựng trên cơ sở nào? Hoạt động 2 đọc truyện I. Đặt vấn đề Hướng dẫn học sinh: trong sgk - Ăng ghen là người bạn thân Chia nhóm thảo luận: Thảo luận thiết, giúp đỡ Mác trong lúc khó Nêu những việc mà Ăng khăn, làm kinh doanh để lấy tiền ghen đã làm cho Mác? giúp Mác. - Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, Nhận xét về tình bạn của thông cảm sâu sắc Mác và Ăng ghen? Tình bạn vĩ đại, cảm động nhất. - Đồng cảm sâu sắc, có chung xu Tình bạn của Mác và Ăng hướng hành động, chung lí tưởng. ghen dựa trên cơ sở nào? Hoạt động 3 trả lời II.Nội dung bài học H/s thảo luận nhóm 1. Thế nào là tình bạn trong sáng Thế nào là tình bạn? lành mạnh? Sgk: 16-17 Tình bạn trong sáng lành 2. Đặc điểm của tình bạn trong mạnh có đặc điểm gì? sáng lành mạnh. Em cho biết ý kiến và giải Sgk:16-17 thích vì sao? Có người cho
  4. 4 rằng: Không có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa hai người khác giới. H/S: Có tình bạn giữa hai người khác giới. đọc nội 3.ý nghĩa của tình bạn trong sáng Xây dựng được tình bạn dung bài lành mạnh. lành mạnh trong sáng sẽ học trong sgk đeo lại được điều gì ? sgk Hoạt động 4 làm phiếu III. Bài tập Hướng dẫn học sinh làm học tập Bài 1. hs giải thích lí do bài tập Bài 2. ý đúng: 1, 2, 3 Hoạt động 5. Củng cố dặn dò *. Tiểu phẩm MÓN QUÀ TUYỆT VỜI NHẤT (Tiểu phẩm được biên soạn phỏng theo câu chuyện cùng tên trong cuốn sách Qùa tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành) Nhân vật: ▪ trong vai Kyle ▪ trong vai San- côp ▪ trong vai học sinh 1 ▪ trong vai học sinh 2 ▪ Dẫn chuyện: Vào giờ tan học, trên đường phố có một bạn nhỏ trên vai mang cặp sách một cách rất nặng nề. Bất chợt có một nhóm học sinh chạy rượt theo cậu bé. HS 1: Thằng kia, đứng lại tao bảo! Kyle: Dừng lại HS2: Đưa tao cặp sách! Kyle: Không được. HS2: Không này(giằng cặp của Kyle xổ tung sách vở xuống đất) Cho mày nhặt này, đáng đời thằng gù. HS1+2: bai bai! Kyle: (khóc, ngồi xuống nhặt sách vở) San- cốp: Đi đến:
  5. 5 Bạn để mình nhặt cho. San- cốp: Kéo Kyle dậy, an ủi bạn: Bọn nhóc ấy đùa giỡn thật ngốc nghếch. Nhưng chúng chẳng có ác ý gì đâu! Kyle: Vâng! Cảm ơn bạn! San- cốp: Nào chúng ta cùng đi! Trên đườg đi về cả hai cùng trò chuyện vui vẻ. Hoá ra cậu bé ở gần nhà San – cốp. Sau lần làm quen ấy Kyle đã nhận lời mời tham gia đội bóng của San cốp. Những cuộc chơi bóng sôi nổi vào những ngày cuối tuần làm Kyle vui hơn và đám trẻ cũng hiểu Kyle và đều tỏ ra quý mến cậu bé. Cuối năm học Kyleđược chọn là đại diện học sinh đọc lời phát biểu rước toàn trường. Kyle bước lên bục cao, trông cậu ấy thật chững chạc Kyle: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn! Ngày lễ tổng kết năm học là một dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với những người đã tận tuỵ nuôi dạy chúng ta nên người. Đó là cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em của các bạn và nhất là những người bạn của các bạn. Tôi muốn nói rằng, tình bạn là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng cho người khác. Nhân dịp này tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyệncó thật. “Có một cậu bé nọ đang toan tính tự tử vì cậu quá mặc cảm, buồn khổ và tuyệt vọng bởi đôi vai bị dị tật của mình. Cậu luôn bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, khinh bỉ. Cho đến một ngày nọ, bất chợt cậu bé nhận được một nụ cười cảm thông và gíup đỡ từ một người bạn chưa từng quen biết trên đường từ trường học trở về nhà. Vâng, tôi xin cảm ơn những người bạn từng giúp đỡ tôi. giúp đỡ một cách tận tuỵ, thầm lặng mà không cần một lời cảm ơn.” Đó chính là bạn Sancốp. Sancốp: (đứng dậy) Kyle: Quay xuống ôm lấy bạn, cả hai đều dưng dưng nước mắt Toàn trường như lặng đi sau đó tiếng vỗ tay nổi lên H/S phát biểu cảm nghĩ Qua câu chuyện về tình bạn giữa Kyle và Sancốp em thấy chúng ta đừng bao giờ quên ý nghĩa của những việc làm. Chỉ một cử chỉ nho nhỏ thôi, bạn có thể làm thay đỏi cuộc đời của một người khác. Cuộc đời người khác trở nên tốt đẹp hơn hay xấu đi, rất có thể là do hành động của bạn đối xử với họ như thế nào. IV. KẾT QUẢ Qua việc theo dõi tình huống , học sinh tự rút ra bai học cho bản thân mình. Đây là một cách để học sinh tiếp cận kiến thức, vận dụng một cách nhẹ nhàng không gò bó ép buộc nhưng kết quả thật tuyệt vời để đi đến hành động đúng trong cuộc sống nhờ vậy mà giờ học GDCD trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó,
  6. 6 các em học sinh tham gia đóng vai rất phấn khởi tự tin và lôi cuốn nhiều em khác xung phong nhận vai diễn cho tình huống ở các giờ học tiếp theo. V. KẾT LUẬN Bên cạnh những ưu điểm của phương pháp đóng vai cũng còn không ít khó khăn như: Thời gian một tiết học ngắn nếu không chuẩn bị sẵn ở nhà thì phương pháp này khó có thể thực hiện được. Để phương pháp đóng vai này mang lại hiệu quả và thực hiện đúng quy trình thống nhất, cần tuân thủ một số bước như trên. Ngoài ra,khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý tính mục đích của tình huống phải thật rừ ràng,phải dễ đóng vai,không nên quá phước tạp.Mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình thảo luận,xây dựng kịch bản,được dong vai hoặc phục vụ cho việc đóng vài của các bạn trong nhóm.Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.Trong khi các nhóm thảo luận,giáo viên phải đến từng nhóm,quan sát,lắng nghe,kịp thời phát hiện những khó khăn,lúng túng của học sinh để có sự hỗ trợ,giúp đỡ điều chỉnh kịp thời Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy bộ môn GDCD. Tôi rất mong được sự tham gia góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp để phương pháp này thật sự mang lại hiệu quả.