Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_de_phat_trien_van_hoa_doc_cho_sinh_vien_cac.doc
Nội dung text: Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học
- Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trường đại học phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó vấn đề hiện đại hóa hoạt động thông tin, thư viện, phát triển văn hóa đọc được đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong bài viết này, qua phân tích thực trạng văn hóa đọc trong các trường đại học, chúng tôi đề xuất những giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 1. Sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc trong trường đại học 1.1. Văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào trong các bộ từ điển. Trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, sách báo, tài liệu và các vật mang tin tăng theo cấp số mũ, ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, do đó việc đọc ngày nay không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc. Theo Thạc sĩ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ “văn hóa đọc” là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp, “văn hóa đọc” là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc, các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi cá nhân có những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh. Giáo sư Chu Hảo trong Hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” đã đề cập đến 3 yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc, đó là thói quen đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc, các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của cộng đồng xã hội. 1.2. Sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
- Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa đọc trong nhân dân. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hoá đọc của các tầng lớp nhân dân Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết ở cơ sở”. Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã yêu cầu: “Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thời cho bạn đọc. Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”. Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường đại học phải có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành”[3]. Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học. Như vậy có thể thấy phát triển văn hóa đọc trong các các trường đại học là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và đào tạo để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010; Chỉ thị số 296/CT- TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, hiện nay các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm, thực hành. Giờ tự học của sinh viên tăng gấp đôi so với đào tạo theo niên chế. Triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy - học; chuyển từ cách dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi sang tích cực hóa quá trình dạy học, trong đó giảng viên trình bày những nội dung cơ bản của học phần và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Để giải quyết tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sử dụng thông tin, có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, bởi đọc sách chính là cách học tập tốt nhất, là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng. Bên cạnh đó, giảng viên chính là người chọn lọc và định hướng cho sinh viên đến
- những giáo trình, tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức; cần tham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu, tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện, khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệu của thư viện để đạt được những kết quả: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngoài giáo trình được quy định. 2. Thực trạng văn hóa đọc trong trường đại học 2.1. Hiện nay, hầu hết các trường đại học đã tạo môi trường đọc khá thuận lợi cho sinh viên với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đồng bộ và hiện đại. Số lượng giáo trình, sách tham khảo đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đọc của cán bộ và sinh viên. Nhận thức của sinh viên về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được quan tâm. Một số trường đại học đã có nhiều hình thức hoạt động để tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa đọc cho sinh viên, góp phần tạo thói quen mua sách, đọc sách và từng bước hình thành văn hóa đọc trong nhà trường. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây đó là xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách của công chúng, trong đó đáng chú ý đến giới trẻ và sinh viên. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/4/2013 dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ thì người Việt Nam đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỷ lệ sách bình quân/ đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Theo thống kê tại một trường đại học cho thấy có 63,82% sinh viên đã có nghe nói về văn hóa đọc thông qua các phương tiện truyền thông, tuy nhiên khi được hỏi, bạn hiểu “Thế nào là văn hóa đọc?” thì chỉ có 25% sinh viên hiểu được khái niệm về văn hóa đọc, số còn lại trả lời có nghe nói đến nhưng không rõ lắm. Có 6,99 % sinh viên thích đọc sách kinh điển và 10,63% sinh viên thích đọc sách lý luận. 80,85% sinh viên đã dành thời gian cho việc đọc sách chuyên ngành, tài liệu tham khảo. 31,91% sinh viên thích đọc truyện tranh, 44,37% sinh viên thích đọc tiểu thuyết, truyện ngắn. 61,39% sinh viên thường mua thêm sách để đọc, 29,48 % không mua sách. Số lượng sinh viên sử dụng thời gian đọc sách mỗi ngày từ 30 phút trở lên là 86,32%, 1 giờ trở lên là 71,42%, 3 giờ trở lên là 12,15%. Bên cạnh việc đến thư viện để đọc sách, 55,92% sinh viên còn tìm đến các nguồn khác như đọc miễn phí tại các nhà sách, 65,04% sinh viên mượn bạn bè, 7,62% thuê sách tại các quầy sách tư nhân, đặc biệt 68,69 % sinh viên đọc sách trên mạng internet [7]. Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Văn hóa đọc trong trường đại học bị suy giảm và có những thay đổi. Bên cạnh những tấm gương có ý chí phấn đấu trong học tập, ham đọc sách, nghiên cứu tài liệu và sử dụng thư viện tích cực, một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là tình trạng phần lớn sinh viên chỉ học và đọc khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó - học để thi. Tài liệu, sách, báo, sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu
- cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Cách học đó khiến người học không tạo được tính chủ động tích cực trong học tập, nghiên cứu và thói quen đọc sách, mà đọc theo nhu cầu hoặc sở thích. Chính vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm trong đó những kiến thức phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu khoa học. Có thể nói sự thụ động trong văn hóa đọc đã và đang làm nghèo tri thức, tâm hồn và văn hóa của sinh viên. 2.2. Mặt khác, xét về mặt đáp ứng nhu cầu đọc, có thể nói mặc dầu có sự quan tâm đầu tư của nhà nước trong những năm gần đây, hệ thống thư viện của các trường đại học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như: nguồn lực thông tin vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên; chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá đọc; công tác tuyên truyền, hướng dẫn và phát động phong trào đọc sách trong sinh viên chưa thường xuyên; nhiều trường chưa xây dựng được hệ thống thư viện số để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đọc tài liệu. Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2012 cũng đã chỉ rõ: “Thư viện các trường còn nghèo, giáo trình tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng”[1]. Tại Hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (10/2008), đã nhận định: “Thư viện các trường đại học đang phải đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, những khó khăn tập trung vào: Nguồn lực thông tin còn nghèo nàn, cần được tăng cường; công nghệ phát hiện tài nguyên thông tin hiện đại, qui trình và nghiệp vụ quản lý chưa được thống nhất và chuẩn hóa; Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết, liên thông giữa các thư viện còn yếu nên chưa tạo ra được một sức mạnh tập trung”[4]. Qua phân tích trên, chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quát về thực trạng của văn hóa đọc trong các trường đại học xét từ hai góc độ, người đọc và mức độ đáp ứng nhu cầu đọc tại các thư viện. Từ đó, có thể đề xuất những giải pháp để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đại học giai đoạn hiện nay. 3. Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học 3.1. Ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường Chính phủ cần tăng cường quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa đọc phát triển. Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung, phát triển hệ thống thư viện và văn hóa đọc nói riêng. Triển khai thường xuyên các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa đọc trong các trường đại học. Chính phủ cần thành lập một Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc Việt Nam gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới hoạt động thông tin - thư viện như Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển