Kinh nghiệm ôn thi Đại học môn Hóa học

doc 2 trang sangkien 9880
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm ôn thi Đại học môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_on_thi_dai_hoc_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Kinh nghiệm ôn thi Đại học môn Hóa học

  1. Kinh nghiệm ôn thi ĐH Môn Hóa: Trong hai năm thi vừa qua, nội dung kiến thức bao quát toàn chương trình hóa phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. Trong đề thi, các câu tính toán khó thường là các câu tính theo công thức hóa học, bào toàn khối lượng, bào toàn electron Sau đây là một vài ví dụ mà thí sinh cần lưu ý: Ví dụ 1a: Câu 29 – Mã đề 263 – Khối A (2008) Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36. Có nhiều cách để giải câu này, có thể làm như sau : Gọi x là số mol Fe(NO3)3 Hỗn hợp + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O 11,36 (gam) (3x + 0,06)(mol) x(mol) 0,06 mol (3x + 0,06)/2 (mol) Ta có : số mol HNO3 = 3x + 0,06 (mol) Bảo toàn khối lượng : 11,36 + 63(3x + 0,06) = 242x + 0,06.30 + 9(3x + 0,06) Giải ra : x = 0,16 Suy ra : m = 38,72 => Chọn A Ví dụ 2a: Câu 2 – Mã đề 263 – Khối A – 2008 Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag 2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2. Có nhiều cách để giải câu này, có thể làm như sau : Công thức chung hai ancol trong X : CnH2n + 2O CnH2n + 2O + CuO → CnH2n O + H2O + Cu _ (14n 16) 18 (Y) có CnH2n O và H2O theo tỷ lệ mol 1 : 1 nên M = 13,75.2 = 2 Giải ra : n = 1,5 Suy ra : hai ancol là CH3OH và C2H5OH có tỷ lệ mol 1 : 1 CH3OH → HCHO → 4Ag x(mol) 4x(mol) C2H5OH → CH3CHO → 2Ag x(mol) 2x(mol) 4x + 2x = 64,8/108 = 0,6 x = 0,1 m = 0,1.32 + 0,1.46 = 7,8 gam => Chọn A + Các câu lý thuyết khó là các câu tổng hợp, yêu cầu học sinh phải biết phân tích, khái quát hóa và tổng hợp kiến thức, nắm kỹ bản chất của quá trình . . . Ví dụ 1b : Câu 50 – mã đề 195 – khối B – 2008 Tiến hành 4 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
  2. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Chọn B Ví dụ 2b: Câu 1 – mã đề 195 – khối B – 2008 Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 Phát biểu đúng là: A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. 3+ D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe . Chọn D Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày thi, do đó để làm tốt đề thi sắp đến, thí sinh nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin, ôn tập lần cuối các kiến thức bằng cách : - Tự ôn tập và củng cố kiến thức lý thuyết theo chuyên đề . - Tự ôn tập phương pháp giải bài tập trắc nghiệm định lượng. - Sau đó, làm lại các đề thi ĐH-CĐ khối A và B của Bộ GD-ĐT các năm 2007 và 2008 để rút kinh nghiệm về phân bố thời gian làm bài và kiểm tra lần cuối trình độ của mình để chính thức chọn trường dự thi phù hợp nhất. - Không nên làm thêm những bài tập quá khó, thách đố để rồi bi quan, mất tự tin. * Về cách làm bài trong phòng thi : Đối với thi trắc nghiệm thì ngoài kiến thức ra, việc phân bố thời gian hợp lý cũng rất quan trọng; mỗi câu trung bình chỉ có 1,8 phút nên yêu cầu thí sinh phải làm bài nhanh chóng và chính xác. Khi làm bài cần chú ý: Không nên dừng lại quá lâu ở một câu nào đó. Cố gắng làm hết tất cả các câu để có cơ hội đạt điểm cao hơn. Nên làm các câu từ dễ đến khó vì điểm của các câu như nhau. Cẩn thận đối với các câu hỏi có nghĩa phủ định.