Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm theo CV 470

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm theo CV 470", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_sang_kien_kinh_nghiem_theo_cv_470.doc

Nội dung text: Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm theo CV 470

  1. UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 470/SGDĐT-VP Quảng Nam, ngày 08 tháng 4 năm 2016 V/v hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo Kính gửi: - Trưởng các Phòng, ban thuộc Sở GD&ĐT; - Trưởng Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; - Hiệu trưởng các trường THPT, PTDTNT; - Giám đốc TTGDTX, TTGDTX-HN&DN. Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Quy định về quản lý và khuyến khích hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Căn cứ Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục. Sở GD&ĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai việc viết và đánh giá SKKN năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo theo hướng mới; đồng thời nhanh chóng áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng như sau: I. Nội dung nghiên cứu sáng kiến, giải pháp cần tập trung vào các lĩnh vực sau - Công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động của đơn vị. - Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. - Tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, thư viện điện tử; xây dựng cơ sở thực hành, thực tập. - Công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là CNTT nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy - Các nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có hiệu quả cao. II. Các điều kiện công nhận sáng kiến
  2. 1. Sáng kiến được công nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây a) Có tính mới trong phạm vi một cơ sở theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ. b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ. 2. Các đối tượng sau đây không được công nhận sáng kiến a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng trái với pháp luật hiện hành, trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội. b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến. c) Giải pháp là đối tượng đang có tranh chấp giữa các tác giả. 3. Các trường hợp được đặc cách công nhận sáng kiến a) Các trường hợp được đặc cách công nhận sáng kiến cấp tỉnh được thực hiện tại Điều 5 Quyết định số 32/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/11/2015 về việc Ban hành Quy định về quản lý và khuyến khích hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. b) Các trường hợp được đặc cách công nhận sáng kiến cấp cơ sở: Thực hiện hiện Điều 10 và Điều 11 tại Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2015 thì giáo viên đạt một trong các thành tích sau được tính là sáng kiến kinh nghiệm, cụ thể: - Giáo viên thuộc trường THPT, PTDTNT, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên. - Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng 01 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh trở lên. Riêng giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh trở lên. - Giáo viên là tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu. - Công chức, viên chức và người lao động tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền. - Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền. III. Hội đồng sáng kiến 1. Đối với Sở GD&ĐT (Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở) 2
  3. - Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do Giám đốc Sở quyết định thành lập gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên Thư ký và các Ủy viên Hội đồng, cụ thể: - Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng. - Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giáo dục Trung học làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng. - Ủy viên Thư ký Hội đồng là thành viên thuộc Phòng Giáo dục Trung học. - Thường trực Hội đồng sáng kiến cơ sở là Phòng Giáo dục Trung học và giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động sáng kiến. - Các Ủy viên là lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, ban thuộc Sở và các chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến. - Số lượng thành viên Hội đồng do Giám đốc Sở quyết định thành lập Hội đồng quyết định, phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế và nội dung liên quan đến sáng kiến. 2. Đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT - Tùy theo số lượng thực tế đề nghị công nhận Sáng kiến có thể thành lập tổ thẩm định sơ bộ các đề tài sáng kiến và giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động sáng kiến của đơn vị mình. - Thành phần, số lượng tổ thẩm định là những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến và có thể mời các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu đơn vị. - Những sáng kiến thẩm định "đạt", đơn vị tổng hợp phiếu yêu cầu và lập hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 2 mục IV của công văn này. 3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 9 tại Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 thì việc đăng ký xét sáng kiến cấp tỉnh phải có văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố đề nghị công nhận sáng kiến; biên bản và quyết định công nhận sáng kiến của Hội đồng sáng kiến cơ sở. Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Chủ tịch UBND ban hành những văn bản liên quan về quản lý và hoạt động sáng kiến của ngành mình quản lý. 4. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng a) Chủ tịch Hội đồng: Phụ trách chung, chủ trì điều hành và kết luận các phiên họp, chỉ đạo giải quyết các công việc của Hội đồng; quản lý mọi hoạt động của Hội đồng và quản lý, khuyến khích hoạt động sáng kiến ở cơ quan, đơn vị. 3
  4. b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Giúp Chủ tịch Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng đi vắng hoặc ủy quyền. Chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung, chương trình họp; sao gửi hồ sơ sáng kiến; chỉ đạo tổng hợp và hoàn tất thủ tục hồ sơ sáng kiến trước khi trình Hội đồng họp xét. c) Ủy viên Hội đồng: Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác họp xét sáng kiến; nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan và tham gia thẩm định, bình chọn sáng kiến. Ý kiến của các thành viên Hội đồng được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ sáng kiến. d) Ủy viên Thư ký Hội đồng: Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp Hội đồng; kiểm tra tài liệu phục vụ họp Hội đồng; tổng hợp nhận xét, thẩm định, bình chọn sáng kiến của các thành viên Hội đồng và dự thảo thông báo kết quả cuộc họp đảm bảo chính xác, kịp thời. Phân loại các đề tài thành các nhóm đề tài cùng loại; phân chia đề tài đến các thành viên HĐKH thành các nhóm phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên. 5. Nhiệm vụ của Tổ thẩm định sáng kiến, nguyên tắc chấm điểm và sơ loại sáng kiến a) Nhiệm vụ của Tổ thẩm định - Tổ thẩm định sáng kiến có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá, chấm điểm sáng kiến theo thang điểm đã được quy định tại Mẫu 4 (kèm theo công văn này). - Tổ thẩm định sáng kiến có quyền yêu cầu tác giả, đồng tác giả trực tiếp báo cáo sáng kiến hoặc tiến hành kiểm tra, thẩm định thực tế sáng kiến tại cơ sở nếu thấy cần thiết. - Tổ thẩm định sáng kiến có trách nhiệm sơ loại các sáng kiến không đạt yêu cầu thông qua việc đánh giá chấm điểm sáng kiến trước khi trình ra Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xem xét, quyết định. b) Nguyên tắc chấm điểm - Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa quy định cho từng nội dung đánh giá. - Chủ tịch Hội đồng phân công ít nhất 2 thành viên cùng lĩnh vực chấm chọn 1 sáng kiến theo 2 vòng độc lập, mỗi thành viên 1 phiếu chấm điểm, xếp loại riêng. Sau khi thực hiện chấm chọn 2 vòng độc lập, 2 thành viên chấm thống nhất xếp loại đề tài. Nếu không thống nhất được, Chủ tịch HĐKH phân công thành viên thứ 3 thuộc lĩnh vực cùng tham gia thẩm định, chấm điểm và xếp loại. Căn cứ kết quả của 3 thành viên chấm, Chủ tịch HĐKH quyết định xếp loại đề tài. Quyết định của Chủ tịch HĐKH là quyết định cuối cùng. c) Sơ loại sáng kiến 4
  5. Căn cứ vào kết quả chấm điểm sáng kiến, tổ thẩm định sơ loại sáng kiến thành 02 mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”. - Mức “Đạt” phải có tổng số điểm từ 50 trở lên. - Mức “Không đạt” có tổng số điểm dưới 50 điểm. 6. Chế độ làm việc - Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. - Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở tổ chức họp theo đợt do Chủ tịch Hội đồng triệu tập để xem xét hồ sơ công nhận sáng kiến. - Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới được coi là hợp lệ. Trường hợp đặc biệt không tổ chức được cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng tổ chức lấy phiếu nhận xét, thẩm định, bình chọn của các thành viên Hội đồng. 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng sáng kiến Thực hiện theo Quyết định 32/2015/QĐ-UBND tỉnh, ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về quản lý và khuyến khích hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. IV. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 1. Thẩm quyền công nhận sáng kiến - Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở quyết định công nhận sáng kiến trên cơ sở biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng. - Giám đốc Sở quyết định công nhận sáng kiến theo đề nghị của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở. 2. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến a) Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu. b) Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến được đánh máy, trình bày rõ ràng, không tẩy xóa trên khổ giấy A4, theo mẫu quy định gồm: - Đối với những Sáng kiến đề nghị cấp cơ sở: + Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến của Thủ trưởng đơn vị (Mẫu 1) + Danh sách tổng hợp số lượng sáng kiến đề nghị (Mẫu 2) + 02 quyển đề tài viết sáng kiến và các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan được đóng tập hoặc các hồ sơ được đặc cách (gửi kèm theo file). + Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến của tổ thẩm định (theo mẫu 4). - Đối với những Sáng kiến đề nghị cấp tỉnh: + Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến của Thủ trưởng đơn vị (theo mẫu 1) 5