Hướng dẫn viết Đề tài Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm năm 2015

doc 10 trang sangkien 01/09/2022 8220
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn viết Đề tài Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_sang_kien_kinh_ngh.doc

Nội dung text: Hướng dẫn viết Đề tài Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm năm 2015

  1. UBND TỈNH CAO BẰNG CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Së gi¸o dôc vµ ®µo T¹O §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Số: 2338/SGD&ĐT- GDCN Cao Bằng, ngày 07 tháng 10 năm 2015 V/v hướng dẫn thực hiện công tác NCKH, viết SKKN năm học 2015- 2016 và những năm tiếp theo. Kính gửi: - Phòng GD&ĐT huyện, thành phố; - Các đơn vị trực thuộc Sở. Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp học, bậc học; Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2013 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục (khoản 1, 2, Điều 11); Căn cứ Quyết định số 1579/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Ban hành Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Cao Bằng (Khoản 2, mục C, Điều 12; Khoản 1, 2, Điều 13); Căn cứ Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh Ban hành Quy định công nhận sáng kiến, giải pháp hữu ích trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 25/11/2011của UBND tỉnh Ban hành Quy định công nhận sáng kiến, giải pháp hữu ích trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Căn cứ Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Thực hiện Nghị quyết số 29/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc viết, áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và làm cơ sở cho việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn các đơn vị đăng ký, tổ chức đánh giá đề tài NCKH, SKKN năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo như sau: 1
  2. A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU I. Mục đích Nâng cao năng lực NCKH, SKKN ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho CBQL, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành. II. Yêu cầu Các đơn vị thực hiện đầy đủ các nội dung công tác NCKH, SKKN; tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường phổ biến, áp dụng kết quả đề tài NCKH, SKKN vào thực tiễn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác NCKH, SKKN thực sự có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. B. NỘI DUNG I. NCKH, SKKN là kết quả nghiên cứu, sáng tạo của cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Viết và áp dụng đề tài NCKH, SKKN trong dạy học và quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trên cơ sở đó, Hội đồng khoa học (HĐKH) Ngành sẽ lựa chọn những đề tài NCKH, SKKN có giá trị, mang lại hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành; kết quả công nhận đề tài NCKH, SKKN là một trong những căn cứ để xét, công nhận danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. II. Nội dung đề tài NCKH, SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực đổi mới giáo dục như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, thực hiện xã hội hóa giáo dục, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cụ thể: 1. Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường. 2. Ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy, các phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực giáo dục; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm quản lý, hỗ trợ giảng dạy. 3. Hoạt động tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên. 4. Công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động giáo dục. 5. Công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí. 6. Hoạt động xã hội hoá giáo dục trong các đơn vị trường học. 7. Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 8. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. 2
  3. 9. Tổ chức khai thác, sử dụng các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập. 10. Phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại trong dạy và học. 11. Nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của Ngành. 12. Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể và các hoạt động đoàn thể. C. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc phòng đăng ký đề tài NCKH, SKKN với UBND huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở đăng ký đề tài NCKH, SKKN với Sở GD&ĐT. Kinh phí thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở và cấp ngành do cá nhân, đơn vị tự chủ. Kinh phí đề tài NCKH cấp tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt, mức cấp kinh phí tuỳ theo nội dung nghiên cứu của từng đề tài, Sở hướng dẫn triển khai các nội dung như sau: I. Công tác Nghiên cứu khoa học (gồm NCKH, NCKHSPƯD) 1. Đăng ký đề tài NCKH đầu năm học 1.1. Đề tài NCKH: * Các cá nhân đăng ký đề tài NCKH (theo hướng dẫn và Đề cương NCKH đính kèm – xem phụ lục 1, mẫu số 1, 2); trên cơ sở số lượng đề tài đã đăng ký, HĐKH Trường (hoặc Hội đồng xét duyệt đề tài NCKH do Thủ trưởng đơn vị thành lập) họp, xét duyệt và tuyển chọn, gửi hồ sơ đăng ký NCKH về HĐKH Ngành để thẩm định. Hồ sơ gồm: - Biên bản họp xét duyệt của HĐKH trường (hoặc Hội đồng xét duyệt); - Danh mục các đề tài NCKH; - Phiếu đề xuất và Đề cương chi tiết NCKH (01 bản/01 đề tài NCKH); * Thời gian nộp hồ sơ về Sở trước ngày 30/10 hàng năm. 1.2. Đề tài NCKH sư phạm ứng dụng: Các CBQL, giáo viên cốt cán đã được tập huấn về Phương pháp NCKH sư phạm ứng dụng, nếu đăng ký thực hiện nghiên cứu đề tài thì theo mẫu Đề cương NCKH sư phạm ứng dụng (xem phụ lục 1, mẫu số 3, 4). Trên cơ sở số lượng đề tài đăng ký, HĐKH trường (trung tâm) họp, xét duyệt, Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận và gửi về HĐKH Ngành. Hồ sơ gồm: - Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xét duyệt; - 01 Bản đề cương NCKHSPƯD/01 đề tài; - Thời gian nộp hồ sơ về Sở trước ngày 30/10 hàng năm. 3
  4. 2. Đề tài NCKH cấp Tỉnh Thực hiện theo Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND, ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng. 3. Tổ chức thẩm định đề cương, nghiệm thu đề tài NCKH HĐKH cơ sở căn cứ vào trình độ, chuyên ngành của từng giáo viên, giảng viên trong đơn vị, phân công đánh giá đề tài theo đúng chuyên ngành và gửi danh sách các Hội đồng nghiệm thu đề tài cơ sở về Hội đồng khoa học ngành để thẩm định. Trong trường hợp thiếu giám khảo đánh giá ở một số chuyên ngành, Thủ trưởng đơn vị chủ động liên hệ với các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh đảm bảo nhân sự có đủ trình độ, năng lực để tham gia đánh giá đề tài. 4. Hồ sơ, thời gian nộp kết quả đánh giá đề tài NCKH Hồ sơ gồm: - Bảng tổng hợp kết quả nghiệm thu đề tài NCKH (05 bản); - Biên bản họp công nhận kết quả nghiệm thu đề tài của HĐKH nhà trường (05 bản); - Số lượng đề tài: 01 bản/01đề tài NCKH (đề tài phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị); - Thời gian nộp kết quả đánh giá đề tài NCKH: Trước ngày 10/5 hàng năm. II. Sáng kiến kinh nghiệm 1. Cấu trúc viết SKKN: Báo cáo SKKN viết theo hướng dẫn tại Quyết định số 739/QĐ-UBND (trình bày theo mẫu số 2), có thể viết theo gợi ý như sau: BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Ghi rõ tên sáng kiến I. Tác giả sáng kiến, hoặc đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả (ghi rõ chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác). II. Lĩnh vực áp dụng Ghi rõ lĩnh vực áp dụng trong sáng kiến, ví dụ: Lĩnh vực Quản lý giáo dục, lĩnh vực công tác chủ nhiệm III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu Phân tích thực trạng của đơn vị về vấn đề cần áp dụng SKKN, những tồn tại, bất cập từ thực tiễn công tác so với yêu cầu thực tế thì cần đổi mới, cải tiến những vấn đề gì? Nếu không đổi mới sẽ có tác hại như nhế nào đến chất lượng hiệu quả công việc? (dự báo sự phát triển của mối nguy hại nếu không đổi mới thực trạng). 4
  5. 2. Giải pháp đã sử dụng - Khi chưa cải tiến đã áp dụng những giải pháp nào (liệt kê những giải pháp, nêu những hạn chế có liên quan đến kết quả thấp khi chưa áp dụng sáng kiến). - Nguyên nhân của những hạn chế khi chưa có sáng kiến (nêu các nguyên nhân, phân tích nguyên nhân chủ yếu). IV. Mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học 1.1. Tính mới Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới có tính thay đổi chuyển biến tích cực (so với cái cũ), phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng giáo dục trong quá trình thực hiện công tác của mình. 1.2. Tính sáng tạo - Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong sáng kiến. - Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng. 1.3. Tính khoa học - Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có ) - Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể - Có luận cứ khoa học, xác thực: Thông qua các phương pháp hoạt động thực tế - Có luận chứng: Những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh ) để thuyết phục được người đọc. Tính khoa học của SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này. Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên. 2. Hiệu quả: Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng kiến. 5