Hướng dẫn đề cương Sáng kiến kinh nghiệm
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn đề cương Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- huong_dan_de_cuong_sang_kien_kinh_nghiem.doc
Nội dung text: Hướng dẫn đề cương Sáng kiến kinh nghiệm
- PHỤ LỤC 4 HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng kiến - kinh nghiệm có thể hiểu là ý kiến mới, là sự hiểu biết của cá nhân do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn, phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt. Điều 2 Luật Khoa học và Công nghệ xác định: “Hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành. Sở GD&ĐT giới thiệu cấu trúc viết báo cáo SKKN hiện đang được sử dụng nhiều nhất để cán bộ, giáo viên tham khảo: I. CẤU TRÚC NỘI DUNG 1. Tên đề tài: Tên SKKN viết gọn, rõ, không quá 30 từ, khúc chiết, một nghĩa, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu. 2. Phần Mở đầu - Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn vấn đề nghiên cứu. Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả. - Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật. - Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu. - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian nghiên cứu, thời gian bắt đầu và kết thúc) 3. Nội dung - Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. - Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới ) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn- Đây là phần trọng tâm của SKKN. (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới) - Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh ) đã được vận dụng trong thực tiễn. 4. Kết luận và kiến nghị
- - Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả ). - Các đề xuất và kiến nghị. 5. Tài liệu tham khảo (nếu có). II. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY SKKN Bản SKKN được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm, lề phải: 2 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. Độ dày của SKKN tùy thuộc vào lượng thông tin tối thiểu cần trình bày, phạm vi vấn đề nghiên cứu, quy mô và hướng phát triển của sáng kiến, giới hạn từ 06 đến 10 trang A4. Bìa SKKN theo mẫu quy định. Cấu trúc hình thức của SKKN trình bày hợp lý, có đủ các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo (nếu có), lượng thông tin trình bày hợp lý giữa các phần, chương, mục và các tiểu tiết. Cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo trong báo cáo SKKN thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 6. Phần Mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên SKKN: 2. Tác giả: Đơn vị công tác: 3. Họ và tên Giám khảo: Chức vụ và đơn vị công tác: I. Nhận xét của giám khảo: 1. Hình thức: (1,0 điểm) 2. Mở đầu: (1,0 điểm) - Lý do (căn cứ) chọn đề tài: (Phải nêu được căn cứ về lý luận và thực tiễn ) - Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Phương pháp nghiên cứu: - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 3. Nội dung: (5,0 điểm)(đánh giá thực trạng, đưa ra được giải pháp ) - Thực trạng vấn đề nghiên cứu: . . - Mô tả, phân tích các giải pháp (đánh giá trước tác động và sau tác động): - Kết quả thực hiện: .
- 4. Kết luận: (1.0 điểm) (Nội dung, ý nghĩa, hiệu quả ) 5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài: (2.0 điểm) (tính mới, tính khả dụng của đề tài ) II. Đánh giá chung (Về tính mới, tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng (phạm vi) ứng dụng của đề tài): . III. Điểm và xếp loại: 1. Hình thức (1đ): 2. Phần mở đầu (1đ) 3. Nội dung (5 đ): 4. Kết luận (1đ): 5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài (2đ): Tổng điểm: Xếp loại: GIÁM KHẢO (Chữ ký) IV. Điểm thống nhất: Điểm: Xếp loại: 1. Giám khảo 1: 2. Giám khảo 2: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Ghi chú: Xếp loại A: Từ 9 đến 10 điểm Xếp loại B : Từ 7 đến < 9 điểm Xếp loại C : Từ 5 đến < 7 điểm Xếp loại D: Dưới 5 điểm. Không xếp loại: Vi phạm quy định về NCKH.
- MẪU BÌA SKKN/ĐỀ TÀI NCKH TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐƠN VỊ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (HOẶC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC) TÊN SÁNG KIẾN/ĐỀ TÀI Lĩnh vực/ Môn: Ghi lĩnh vực/ môn học theo bảng phân loại SKKN Tên tác giả: GV môn hoặc chức vụ Đơn vị công tác: Tài liệu kèm theo (nếu có): Ví dụ: đĩa CD minh họa cho SKKN, mô hình, sản phẩm, phụ lục NĂM HỌC .