Để trở thành một giáo viên giỏi

doc 6 trang sangkien 27/08/2022 9820
Bạn đang xem tài liệu "Để trở thành một giáo viên giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tro_thanh_mot_giao_vien_gioi.doc

Nội dung text: Để trở thành một giáo viên giỏi

  1. ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN GIỎI 1. Khép vào kỷ luật, tách riêng và chinh phục. Tôi đã hiểu được rằng, nếu đối diện với một học sinh trong lớp, trong khi có các bạn cùng lớp ở xung quanh, thì học sinh đó sẽ trả lời một cách và khi có một mình chúng thì sẽ trả lời hoàn toàn khác. Nếu khi tôi cần hiểu đúng về một học sinh, tôi đề nghị em đó ở lại sau buổi học, sau đó tôi nói với cậu (cô) ta. Thường thì chúng bày tỏ sự kính trọng và chấp thuận những yêu cầu tôi vừa nói. Nếu tôi làm việc này trước cả lớp, đặc biệt là với các học sinh nam, thì tôi thật khó mà thu được kết quả tương tự. 2. Sự hài hước. Hài hước có thể là cách truyền đạt cho học sinh những điều mà đôi khi những cách khác không thể đạt được. Tôi đã luôn vui đùa với các học trò của mình. Khi thầy và trò đã hiểu nhau thì việc vui đùa, trêu chọc lẫn nhau là có thể chấp nhận được. Chỉ vui đùa chứ tuyệt đối không bao giờ được giễu cợt hay tỏ ra châm chọc bọn trẻ. Vì thế, hãy luôn mỉm cười với chúng. Một nụ cười thân thiện với các học trò, thậm chí có thể là nụ cười với chính bạn, cũng đủ giúp bạn tạo được thiện cảm với các học trò của mình. 3. Hãy làm những gì mà bạn nói là sẽ làm. Giáo viên hoặc cha mẹ thường nói với bọn trẻ rằng nếu làm được việc này, việc kia, thì đổi lại, các em (hoặc con) sẽ nhận được một thứ gì đó. Nhưng khi chúng đã làm điều đó, giáo viên hay cha mẹ lại không làm đúng như những gì mình đã hứa trước đó. Đây chính là vấn đề mà các bạn nên chú ý. Nếu bạn không thể làm điều gì đó thì đừng nói đến nó, hoặc nếu bạn đã nói thì hãy gắng thực hiện. 4. Thái độ vui tươi. Tại sao lại phải cố gắng làm điều này và nếu bạn thực sự không thích thì bạn phải làm gì? Nhiều giáo viên đáng lẽ ra nên nghỉ việc ngay khi họ bắt đầu cảm thấy sợ phải đến trường. Bọn trẻ có thể hiểu được thái độ này dù giáo viên có thú nhận hay không. Tôi đã ở gần một số giáo viên – họ thực sự không yêu thích học trò của mình. Vậy tại sao họ lại có mặt ở giảng đường? Hãy để cho bọn trẻ hiểu rằng bạn đến trường là vì chúng. 5. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là người, chỉ khác là chúng nhỏ hơn chúng ta. Tôi chưa bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà tôi dùng để nói với chúng cũng giống như với người khác và các học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn. Hãy dành riêng cho chúng thời gian để làm việc này. 6. Nhận lỗi. Đây là việc làm rất khó đối với người lớn. Nhưng nếu bạn cần phải nhận lỗi thì hãy làm điều này ngay, càng nhanh càng tốt. Chẳng hạn, khi tôi đang vui đùa với các học trò của mình và tôi nhận thấy mình đã khiến một cô hay cậu nhỏ nào đó ngượng ngùng hay cảm thấy bị tổn thương, tôi sẽ dừng lại ngay và xin lỗi chúng. 7. Trung thực và cởi mở. Bởi vì nếu bạn không trung thực, trước sau gì bọn trẻ cũng biết. Nếu một điều gì đó được nêu lên và bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận là bạn không biết và cố gắng tìm lời giải, hãy làm điều này cùng với các học trò của mình nếu có thể. Bạn hãy là một người kiên nhẫn để làm mẫu cho bọn trẻ và nếu bạn rơi vào tình huống không thoải mái thì đừng cố nói dối hay quanh co lảng tránh điều đó. 8. Không so sánh một cách thiếu cơ sở. Chẳng hạn, bạn đừng nghĩ rằng cậu em cũng sẽ ngỗ ngược chỉ vì anh trai của nó cũng đã từng làm những chuyện như thế. Hãy nghĩ rằng bọn trẻ cũng sẽ lớn lên và chúng cũng sẽ thay đổi, chúng sẽ hiểu những việc làm của chúng ta và tại sao chúng ta lại phải nghiêm khắc với chúng. Phương pháp giuos HS yếu kém Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: 1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ Các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới.
  2. 3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 4. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Các phương pháp ghi nhớ 1.Ghi Thành Dàn Bài: Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao - Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề bằng những chữ số:1, 2, 3 " - Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng. - Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ. - Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó. 2.Nhẩm trong óc Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho hết toàn bài. -Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. - Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên để sót rồi học lại cho nhuần nhuyễn -Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. * Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn: - Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra. - Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài. - Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được. Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ vv Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài. Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học. - Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác. - Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v 3. Ghi ra giấy: Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem. Nhưng phải ghi bằng cách nào? Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải thuộc.học Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương
  3. pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp. (Theo Bí quyết học bài mau thuộc) 1.Câu hỏi BIẾT - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương - Tác dụng đối với học sinh : Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua. - Cách thức dạy học Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai ? Cái gì ? ở đâu ? Thế nào ? Khi nào ? Hãy định nghĩa ? Hãy mô tả Hãy kể lại .- 2. Câu hỏi HIỂU Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin. Tác dụng đối với học sinh Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài họBiết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học Cách thức dạy học Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao ? Hãy giải thích ? Hãy so sánh , Hãy liên hệ . 3. Câu hỏi ÁP DỤNG - Mục tiêu :Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ) vào tình huống mới. - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật. * Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - Cách thức dạy học * Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học. * Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực. 4. Câu hỏi PHÂN TÍCH - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận. - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lôgic . - Cách thức dạy học: * Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm) * Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải. 5. Câu hỏi TỔNG HỢP - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo - Tác dụng đối với học sinh : Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng em tìm ra nhân tố mới - Cách thức dạy học * Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình * Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi giáo viên phải có nhêu thời gian chuẩn bị. 6. Câu hỏi ĐÁNH GIÁ - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng dựa trên các tiêu chí đã đưa ra - Tác dụng đối với học sinh : Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xách định giá trị của học - Cách thức dạy học: Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?. Cảm giác khi phải kết thúc buổi học vội vã và dở dang thật không dễ chịu chút nào. Vậy làm thế nào để không phải nhồi nhét học viên trong những phút cuối của tiết học? Bạn hãy thử tham khảo những cách sau đây để có thể bỏ qua những hoạt động quá kéo dài và tập trung vào những nội dung quan trọng trong tiết học. . Tính toán thời gian hợp lý: Hãy cố gắng tính toán thời gian ngay từ đầu. Điều này giúp bạn có đủ thời gian để đưa ra những quyết định hợp lý và hiệu quả theo đúng trình tự trong giáo án. Bạn cũng sẽ tránh được việc