Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ky_nang_s.doc
Nội dung text: Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
- Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng Tổ Ngữ văn I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 1
- Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức, sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi mỗi người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết một cách hiệu quả. Trường học có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp xúc với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương , đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần phải có bản lĩnh, có những kĩ năng riêng để xử lí. Bởi vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy nội dung kiến thức sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh thiếu các kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa giải căng thẳng Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2 chương 3 đã quy định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe , thẩm mỹ và nghề Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 2
- Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Theo tổ chức UNESCO, Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: - Học để biết - Học làm người - Học để sống với người khác - Học để làm Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại. Giúp con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh. Mặt khác, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kĩ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người xung quanh; khả năng ứng phó thích hợp trước những tình huống phức tạp của cuộc sống. Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như sau: - Kĩ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giãn, giải tỏa stress - Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên - Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống. - Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp, so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 3
- Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT 2. Giải pháp thay thế Đưa các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 3. Vấn đề nghiên cứu Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp giáo dục tích cực có nâng kết quả giáo dục KNS cho học sinh không? 4. Giả thuyết nghiên cứu Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp giáo dục tích cực sẽ nâng cao kết quả giáo dục KNS cho học sinh THPT. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 11B3 và 11B4 Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà năm học 2019- 2020 do cô giáo Hoàng Thị Giang và Hà Thị Ngọc Dũng làm chủ nhiệm. Lớp 11B3 gồm 44 học sinh, lớp 11B4 gồm 42 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập và rèn luyện. 2. Thiết kế Chúng tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra sau tác động. 3. Quy trình nghiên cứu Giáo viên chủ nhiệm sử dụng các giải pháp tích cực giáo dục kĩ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt hàng tuần. Nội dung cụ thể như sau: 3.1. Kỹ năng sống là gì? 3.1.1 Khái niệm kỹ năng sống Các tổ chức trên thế giới đã đưa ra rất nhiều quan niệm về kĩ năng sống: * Theo UNESCO Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. *Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO) Kỹ năng sống là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 4
- Đề tài NCKHSP ứng dụng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT *Theo UNICEF Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố. *Kết luận: - Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Một kỹ năng có thể có những tên gọi khác nhau: Kỹ năng hợp tác còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản lí cảm xúc; kỹ năng thương lượng còn gọi là kỹ năng đàm phán, kỹ năng thương thuyết. - Các kỹ năng thường không tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kỹ năng không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tâp, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục. Kỹ năng sống vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của giai đình, cộng đồng, dân tộc. - Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THPT hiện nay là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại, thích ứng, vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 3.1.2. Phân loại kỹ năng sống Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. *Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v *Kỹ năng nâng cao: Là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây: + Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống. + Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí. 3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 3.2.1. Nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống Người thực hiện: Hoàng Thị Giang, Hà Thị Ngọc Dũng – Tổ Văn, trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 5