Chuyên đề Hướng dẫn về cách viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

doc 6 trang sangkien 27/08/2022 11980
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn về cách viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_huong_dan_ve_cach_viet_mot_sang_kien_kinh_nghiem_g.doc

Nội dung text: Chuyên đề Hướng dẫn về cách viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

  1. Chuyên đề HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH VIẾT MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Nhiều tài liệu về “phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” đã đề cập đến các nguyên tắc, phương pháp luận, phương pháp làm đề tài. Nhưng thực tiễn cho thấy có nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKNGD), có nhiều giáo viên vẫn thường thắc mắc: “Chúng tôi làm được (tức là thực hiện nhiệm vụ được giao có kết quả tốt, có thành tích), nhưng không biết trình bày, không viết ra được”. Vậy muốn viết một bản SKKNGD, nói cách khác là đúc kết được những việc làm của mình đạt kết quả tốt, giáo viên cần nắm được cách thức thực hiện qui trình sau: 1-Chọn đề tài: Đọc các bản SKKNGD lâu nay, thường có tình trạng đề tài được chọn có nội hàm quá rộng, vượt quá khả năng và thực tế tác giả đã làm, nên nội dung SKKN chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài. Do đó, bản SKKN đó trở thành hời hợt, chung chung, thậm chí chép lại những tài liệu người khác đã nghiên cứu, đề xuất Vậy căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD và chọn như thế nào cho thích hợp ?Đó là hai vấn đề giáo viên đang đặt ra. Trước hết là căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD ? Có mấy căn cứ sau: - Một là sau năm học, hay nhiều năm học, bản thân giáo viên nhận thấy học sinh mình dạy có tiến bộ rõ rệt, có những biến đổi cụ thể theo chiều hướng phát triển so với thực trạng ban đầu về một mặt nào đó, ví như sự lĩnh hội tri thức bộ môn, thái độ học tập, đạo đức, thể lực Kết quả này đều được đồng nghiệp thừa nhận. Nên giáo viên có thể rút từ kết quả công việc mình làm (hay là thành tích nổi bật của bản thân), thành một đề tài SKKN, rồi để tâm thu thập tư liệu và đúc kết. Thí dụ: Giáo viên X, dạy bộ môn Văn ở lớp 10. Sau 1, 2 năm học, học sinh có tiến bộ rõ rệt về môn này, biểu hiện trong các kỳ kiểm tra chất lượng, thi cử so với các lớp khác. Như vậy, giáo viên X đã thành công trong việc giảng dạy môn Văn 10 và có thể đúc kết thành SKKN. Giáo viên đó chọn được các đề tài xoay quanh nội dung sau: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Văn của học sinh lớp 10 trường THPT A.” hoặc “Những biện pháp giảng dạy môn Văn lớp 10 trường THPT A đạt kết quả tốt” - Đề tài SKKN cũng có thể rút ra từ những vấn đề mà giáo viên thấy lý thú, tâm đắc, muốn tìm cách thực hiện, giải quyết. Thí dụ: Trường ở trên một địa phương có nhiều di tích lịch sử. Giáo viên rất muốn tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp mình tham quan, tìm hiểu, để mở rộng kiến thức, giáo dục đạo đức cho các em. Giáo viên có thể xác định tên đề tài: “Tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 12 tham quan tìm hiểu di tích lịch sử địa phương như thế nào, để giáo dục các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước ?” hoặc: “Mở rộng kiến thức lịch sử cho học sinh lớp 10 trường THPT A, bằng cách tổ chức cho các em tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương” Khi đã có đề tài rồi thì giáo viên đầu tư suy nghĩ, tìm ra những biện pháp thực hiện. Cuối cùng thấy đạt được kết quả cụ thể, rõ rệt, thì đề tài trở thành một SKKN, cần đúc kết. - Đề tài còn được manh nha từ thực trạng ban đầu của đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, yếu kém giáo viên cần phải tìm cách giải quyết. Thí dụ: được giao chủ nhiệm một lớp 4, giáo viên thấy học sinh rất lười học, biểu hiện rõ trong giờ học trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà, ở kết quả kiểm tra kiến thức Giáo viên đã đặt thành đề tài “Thử tìm các biện pháp giáo dục học sinh lớp 4A trường Tiểu học A”. Từ chỗ chểnh mảng trở thành rất chăm chỉ, hứng thú học tập Có đề tài rồi, giáo viên tìm tòi, sáng
  2. tạo những biện pháp cụ thể để khắc phục những biểu hiện lười học của học sinh. Dần dần cuối năm học, những biểu hiện ban đầu đó đều biến mất. Các em đạt kết quả học tập tốt và tất cả những giáo viên đó đã làm, những thành công đã đạt cần gia công để đúc kết thành SKKNGD. - Cũng có thể đề tài là những vấn đề nêu lên trong nhiệm vụ năm học mà yêu cầu giáo viên phải thực hiện. Thí dụ một số vấn đề hiện nay ngành Giáo dục đang đặt ra là: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, hoặc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hoặc phát huy năng lực tự học của học sinh Giáo viên có thể dựa vào đó để đưa ra những đề tài có nội dung cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp công tác, làm sao khắc phục được thói quen “Thầy đọc, trò chép” trong các giờ giảng trên lớp, phát huy tối đa tính độc lập, sáng tạo của học sinh, khai thác được các khả năng tiềm tàng cụ thể của trẻ, mà cách học cũ đã kìm hãm, biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục bản thân Ví dụ đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học Nêu vấn đề - Ơrixtic (ơrixtic nghĩa là tìm tòi, phát kiến) để nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Sự điện li trong chương trình Hoá học 11 THPT, hoặc: Một cách tiếp cận bài trong chương trình Văn học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả Bằng cách trên, có thể gợi ý cho giáo viên hàng loạt đề tài thích hợp, vừa thực hiện được các nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục của trường, vừa phát huy được khả năng sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của giáo viên, đẩy mạnh được công tác đúc kết SKKN, NCKHGD. Bây giờ chúng tôi đề cập đến vấn đề thứ hai: “Làm cách nào để chọn được đề tài thích hợp ? ”. Hiện tượng phổ biến hiện nay là giáo viên thường chọn đề tài quá rộng. Nội dung trình bày quá hẹp, nghèo nàn, chung chung, rơi vào tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”, hoặc chắp nhặt tài liệu, kinh nghiệm của người khác, chứ không phải kinh nghiệm của chính tác giả. Một đề tài vượt quá khả năng người viết về trình độ hiểu biết, về thời gian, kinh phí và nhất là về nội dung giáo dục thực tế đã đạt được thì người ta gọi là đề tài chưa thích hợp. Phương pháp lập mô hình theo hiểu hình tháp sau đây, sẽ giúp giáo viên có thể tự chọn cho mình các đề tài SKKN thích hợp: Thoạt đầu, giáo viên nêu lên vấn đề giáo dục mà mình quan tâm, căn cứ vào thực trạng đối tượng học sinh, cần tìm cách giải quyết. Sau đó giáo viên chia vấn đề này thành các vấn đề có nội dung hẹp hơn và cứ tiếp tục chia cho đến khi nào thấy vấn đề đặt ra đã phù hợp, thì chọn vấn đề đó làm đề tài. Mô hình (1) có thể diễn đạt như sau: Thí dụ: A là vấn đề “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh THPT”. Đây là một vấn đề luôn luôn mang tính thời sự của giáo dục, nhưng nội dung rất rộng và đã có nhiều tài liệu, sách vở, nhiều nhà nghiên cứu KHGD đề cập. Các giáo viên cũng đều đã được học trong nhà trường sư phạm, hoặc có thể tìm đọc ở các sách tham khảo. Nội dung trên là cả một công trình nghiên cứu KHGD lớn, đòi hỏi nhiều điều kiện, vượt quá khả năng của một, hoặc một số giáo viên. Vì vậy chúng ta cần chia tiếp vấn đề trên, thành các nhánh nhỏ hơn trên sơ đồ, có nội dung hẹp dần từng mức. Chẳng hạn các nhánh Ah1, Ah2, Ahn, sẽ biểu đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ở trên lớp, ở nhà, trong giờ nội khoá hay ngoại khoá ”. Vấn đề mới vẫn đang còn quá rộng, nên chúng ta lại “chẻ ” nhỏ thành các nhánh Ah 1I1, Ah2I2 AhnIn. Vấn đề bây giờ sẽ là: “Phát huy tính tích cực học tập trên lớp (hoặc ở nhà, nội khoá hay ngoại khoá ), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12” Trong thực tế, vấn đề vừa được giới hạn vẫn còn rộng, chưa thích hợp đối với giáo viên, nên chúng ta lại phân thành những nhánh nhỏ: Ah1I2M1, Ah1I2M2 Ah1I2Mn. Ký hiệu này đã diễn đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh phổ thông ở trên lớp, (ở nhà, trong giờ nội
  3. khoá hay ngoại khoá ), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12 về bộ môn Toán, Văn (hay Sử, Địa, Lí, Hoá ). Đến đây, vấn đề A đã được giới hạn thành nhiều vấn đề nhỏ. Giáo viên có thể chọn một trong rất nhiều vấn đề nhỏ trên một đề tài nghiên cứu KHGD, hoặc SKKN của mình. Giáo viên cần sắp xếp, chọn lọc các từ ngữ sao cho chính xác, gọn ghẽ, chặt chẽ, để đặt tên cho đề tài. Nhưng có giáo viên thấy các nhánh sơ đồ trên biểu diễn các vấn đề còn quá rộng, chưa phù hợp với khả năng, trình độ, thời gian, phương tiện hoặc phạm vi công tác của minh, thì họ có thể tiếp tục phân thành các nhánh nhỏ hơn. Chẳng hạn I 1, I2 In, nghĩa là đi vào từng chương, từng bài hoặc từng ’ ’ ’ lớp học cụ thể, phân thành nhánh nhỏ m 1, m 2 m n có thời hạn hẹp Cuối cùng sơ đồ đã phân ra rất nhiều nhánh. Cuối cùng là một vấn đề đã được giới hạn khá hẹp và cụ thể, giáo viên có thể chọn lấy một trong số các vấn đề đó cho thật phù hợp làm đề tài SKKN hoặc NCKHGD. Kiểu sơ đồ trên hoặc bất cứ kiểu sơ đồ nào khác, cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc thiết lập sau: tất cả các nhánh, các bậc đều phải xoay quanh nội dung vấn đề chung đầu tiên nêu ra, không được để nội dung các vấn đề ở các nhánh nhỏ, bậc dưới, mâu thuẫn với nội dung của nhánh trên, bậc trên. Đồng thời sơ đồ phải đảm bảo chặt chẽ tính lôgíc và tính hệ thống của nó. Vậy là, sau khi đã có nhu cầu viết SKKN về một vấn đề nào đó, giáo viên nên sử dụng cách lập sơ đồ hình tháp trên, để chọn đề tài cho phù hợp. Tránh tình trạng đề tài quá rộng, vượt khả năng của mình, nên diễn đạt lúng túng, nội dung chung chung, mơ hồ, mà các Hội đồng KHGD thường gặp khi xét duyệt, xếp loại. 2- Cách trình bày. * Phần hình thức. Một bản SKKNGD, tuy không phải tuân thủ một thể thức khắt khe như công trình NCKHGD, song cũng phải thực hiện theo qui trình nhất định, thì mới thể hiện được giá trị khoa học và thực tiễn của nó, nhằm phân biệt với bản tường trình, kê khai thành tích. Đồng thời cũng thể hiện được mức độ đầu tư mặt sáng tạo của tác giả, giúp các Hội đồng KHGD đánh giá, xếp loại đúng đắng, chính xác. Bản SKKN viết dài hay ngắn là tuỳ vấn đề khả năng của tác giả. Nhưng thường gồm một số trang viết tay, đánh máy hoặc vi tính có đánh số từ trang đầu đến trang cuối, sử dụng giấy cỡ A4 (210 x 297mm), Font chữ Times New Roman 14 , giãn dòng ở chế độ 1,5 Line, lề trên trừ 2 – 2,5 cm, lề dưới 2 – 2,5 cm, lề trái 3 - 3,5cm, lề phải 2,0cm. SKKN có 2 bìa, bìa chính và bìa phụ. Bìa chính bằng giấy cứng. Ở phía trên cùng của trang bìa, phải ghi: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN HOÀ Ở giữa bìa ghi: Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn A Tổ bộ môn: Trường: (nếu cơ quan chuyên môn y/c dấu tên trường, tên tác giả thì làm bìa rời) Tên đề tài: (viết bằng chữ hoa) Dưới cùng: ghi năm học thực hiện. Mặt trong của trang bìa ghi đề cương của đề tài SKKN, gồm mấy phần sau, mỗi mục cần ghi số trang (từ trang mấy đến trang mấy), để người đọc dễ tìm.