Bố cục và cách trình bày một Sáng kiến kinh nghiệm

doc 8 trang sangkien 01/09/2022 9680
Bạn đang xem tài liệu "Bố cục và cách trình bày một Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_cuc_va_cach_trinh_bay_mot_sang_kien_kinh_nghiem.doc

Nội dung text: Bố cục và cách trình bày một Sáng kiến kinh nghiệm

  1. BỐ CỤC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY MỘT SKKN 1. Cấu trúc (Bố cục bài viết) SKKN gồm hai phần chính: *Phần 1: Phần lí lịch gồm: - Họ và tên tác giả (nếu là một nhóm tác giả ghi rõ thành phần: chủ trì đề tài và cộng sự). - Chức vụ, chức danh. - Đơn vị công tác. - Tên đề tài SKKN (phải phải ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề cập, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu, không viết tắt; phải dùng tiếng Việt) *Phần 2: Phần nội dung bài viết, gồm các phần cơ bản sau: MỞ ĐẦU (hoặc tổng quan, một số vấn đề chung, ) a. Đặt vấn đề - Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. - Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài. b. Phương pháp tiến hành - Cở sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. - Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp NỘI DUNG (giải quyết vấn đề) a. Mục tiêu: nêu rõ nhiệm vụ của đề tài b. Mô tả giải pháp của đề tài - Thuyết minh tính mới (tính sáng tạo): Mô tả ngắn gọn, đầy đủ nội dung giải pháp, nêu rõ những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp (có đối chiếu, phân tích, so sánh với cách làm cũ) các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới ) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn - Đây là phần trọng tâm của SKKN (Tuỳ theo đặc điểm của từng SKKN mà thực trạng vấn đề nghiên cứu và mô tả giải pháp có thể viết riêng hoặc có thể kết hợp làm một) - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm: nêu rõ ở đâu? Phạm vi nào? thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm và kết quả đạt được ra sao? khả năng thay thế giải pháp hiện có; khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc ở ngành. - Lợi ích (hiệu quả) kinh tế - xã hội: thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được; tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng cao; tác động tích cực đến quá trình giáo dục; tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động. - Kết quả thực hiện, nên dùng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh ), những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài SKKN. KẾT LUẬN (kết thúc vấn đề) - Nêu những nhận định chung có tính chất bao quát toàn bộ SKKN như: nội dung, ý nghĩa, hiệu quả, tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn ; Nêu kết luận rút ra được qua thực nghiệm, thực tiễn thành nguyên tắc chung; - Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp; - Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp; - Những đề xuất, kiến nghị (với cấp nào? nội dung gì? nhằm mục đích gì?) * Cuối bản viết phải ghi lời cam đoan “đây là SKKN của bản thân tôi (tập thể tác giả) viết, không sao chép nội dung của người khác”; họ, tên, chữ ký của tác giả.
  2. Lưu ý: những mục sau có thể đưa lên trên trang phần mở đầu hoặc sau trang phần kết luận. - Danh mục các tài liệu tham khảo (nếu có), những tài liệu tham khảo cần phải được dẫn chứng nêu cụ thể trong đề tài SKKN nêu rõ tên tài liệu, tên tác giả, số trang, số dòng đã dẫn. - Mục lục. - Danh mục các cụm từ viết tắt hoặc giải thích một số từ ngữ viết tắt sử dụng trong báo cáo Ghi chú: Cấu trúc trên chỉ là một trong những cách trình bày một báo cáo khoa học, nếu CB, GV, NV viết theo cách khác mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí đánh giá thì vẫn được điểm tối đa. 2 Những yêu cầu về hình thức Một SKKN phải đạt cả yêu cầu về nội dung và hình thức, người viết phải tuân thủ các quy định sau; 1. Dung lượng, định dạng trang giấy, kiểu chữ, cỡ chữ: - SKKN được trình bày trên giấy khổ A4. Đánh máy vi tính, không được sai chính tả, kiểu chữ Time New Roman, Size 14, dãn dòng 1,5 line. - Định dạng trang giấy như sau: Lề trái 3,0 3,5 cm; Lề phải 1,5 2,0 cm Lề trên 2,0 2,5 cm; Lề dưới 2,0 2,5cm - Số trang được ghi ở góc phải lề dưới. - Bìa theo mẫu SK.2 và trang cuối SKKN mẫu SK.3 (đính kèm). - Về dung lượng, nếu một SKKN viết dưới 15 trang thì không thể chứa đựng được những nội dung yêu cầu cần trình bày, SKKN đó coi như chưa đạt. Tùy từng đề tài cụ thể, SKKN có thể viết dài hơn nhưng phần lời nói đầu không nên viết dài quá mà chỉ nên viết vừa đủ những điều cần thiết mà thôi. - Từ “văn bản điện tử” được in ra giấy đóng thành quyển và đặt tên tệp SKKN theo quy định như sau: [Môn/lĩnhvực]_lớp/ngànhhọc_têntácgiả_tênđơnvicôngtác_[tênPhòngGDĐT].doc. Ví dụ: SKKN môn Văn lớp 8 của cô Hoài, trường THCS Phạm Huy Thông, thuộc huyện Ân Thi sẽ được đặt tên tệp: Van8_Hoai_THCSPhamHuyThong_HuyenAnThi.doc; Lưu ý: [Môn/lĩnh vực] theo bảng “Phân loại lĩnh vực SKKN theo cấp học” (Phụ lục 1 đính kèm). 2. Phần trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo: + Phần trích dẫn: Người viết khi cần trích dẫn một nguyên lý, một câu nói của lãnh đạo thì phải trích đầy đủ nguyên văn, trích dẫn đó nằm ở văn bản nào? do ai nói, vào thời điểm nào, ở đâu? để trích dẫn cho chính xác. Nếu chỉ trích dẫn một vế của nguyên lý, một phần của câu nói hoặc trích dẫn không có cơ sở, do người viết chỉ nghe nói lại hay chưa được tiếp xúc với văn bản gốc nên phần trích dẫn chưa rõ, chưa chính xác thì phần này coi như phạm quy, làm giảm giá trị tác phẩm. + Phần ghi chú cuối trang: Yêu cầu bắt buộc chỉ ghi chú ngay dưới mỗi trang những thông tin trích nguyên văn, phần trích nguyên văn này phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“) và được ghi bên cạnh bằng số (số ) hoặc dấu (*) để trích dẫn bên dưới. Ví dụ: “ Non sông các em” (1) + Phần ghi danh mục tài liệu tham khảo: - Trình tự ghi một danh mục tài liệu tham khảo gồm: Tên tác giả, tên tác phẩm được đặt trong dấu ngoặc kép, nhà xuất bản, năm xuất bản.
  3. Tiêu chuẩn đánh giá - xếp loại 1 Tiêu chuẩn - Biểu điểm: thống nhất các Hội đồng tổ chức chấm đề tài SKKN theo biểu điểm 100 như sau: a.Về nội dung (90 điểm) - Có tính mới (sáng tạo): Nội dung nhằm giải quyết vấn đề đổi mới hiện nay. Đưa ra những giải pháp mới hoặc giải quyết một vấn đề mới hoặc có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc (20 điểm); - Tính khoa học và sư phạm: Nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, quản lý phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, phù hợp với khoa học giáo dục và các chuyên ngành khoa học khác. Không được trái với nguyên lý, phương châm sư phạm). (30 điểm); - Tính hiệu quả: Mang lại kết quả thiết thực trong thực tế khi áp dụng (có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng SKKN đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ); thể hiện cách làm tối ưu; cho kết quả bền vững, ít hao phí công sức, tiền của, thời gian (20 điểm); - Tính ứng dụng, phổ biến: Dễ ứng dụng; Dễ phổ biến; Có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế (phổ biến cho nhiều người, áp dụng ở nhiều đơn vị giáo dục). (20 điểm). b. Về hình thức: (10 điểm) - Trình bày vấn đề logic (viết gọn, rõ các bước thực hiện, có phân tích, đối chiếu, so sánh), từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. - Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp (trang bìa và trang cuối cùng thống nhất theo Mẫu SK.2 và Mẫu SK.3 đính kèm) 2. Xếp loại - Loại A: Đạt từ 80 điểm đến 100 điểm; - Loại B: Đạt từ 65 điểm đến 79 điểm; - Loại C: Đạt từ 50 điểm đến 64 điểm; - Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm. (xem “Phiếu đánh giá, thẩm định SKKN” theo mẫu SK 4 đính kèm).
  4. Mẫu bìa SKKN- SK.2 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN ĐƠN VỊ: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm (Yêu cầu viết ngắn ngọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề cập, độ dài không quá 30 từ, tên SKKN phải dùng tiếng việt) Lĩnh vực/Môn: Ghi lĩnh vực/môn học theo bảng phân loại Tên tác giả: Giáo viên môn hoặc chức vụ Tài liệu kèm theo (nếu có) (Ví dụ: đĩa CD, mô hình, sản phẩm, phụ lục . Năm học
  5. Mẫu trang cuối đóng vào SKKN - SK.3 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Tổng điểm: Xếp loại: TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN ÂN THI Tổng điểm: Xếp loại: TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Tổng điểm: Xếp loại: TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Nguyễn Văn A Các đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện có thêm nội dung sau: XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN ÂN THI Tổng điểm: Xếp loại: TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
  6. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHIẾU ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH Trường SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 201 - 201 - Tên SKKN: - Họ và tên: Đơn vị: . - Họ và tên người đánh giá: Đơn vị: . - Điểm cụ thể: Điểm Điểm Tiêu chuẩn Tiêu chí đánh giá tối đa đạt được - Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, Tính 1 giảng dạy, giáo dục phát hiện và xây dựng được nội 10đ tính mới dung, phương pháp mới. (sáng tạo) - Nội dung, phương pháp mới có tính đột phá, phù (20 điểm) 2 hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá 10đ trình thực hiện công tác của mình. - Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được 3 khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những 5đ giới hạn cần có. - Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ 4 5đ thể. Tính - Có luận cứ khoa học, xác thực: Thông qua các khoa học 5 5đ phương pháp hoạt động thực tế. và sư Nội - Có luận chứng: Những minh chứng cụ thể (số liệu, phạm 6 5đ dung hình ảnh ) để thuyết phục được người đọc. (30 điểm) (90 - Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt điểm) chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, 10đ vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên. - Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy 7 và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay 10đ Tính hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. hiệu quả - Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, (20 điểm) 8 với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, 10đ tiết kiệm nhất. Tính Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng trong đơn vị 9 10đ ứng dụng hoặc trong ngành. phổ biến - Được CB-GV trong đơn vị (hoặc trong ngành) vận 10 10đ (20 điểm) dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. Kết cấu, - Trình bày nội dung theo bố cục như đã nêu trên, từ ngôn ngữ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; 11 5đ Hình (5 điểm) các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ thức phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. (10 Trình bày - Đề tài, SKKN được soạn thảo và in trên khổ A4, điểm) hoàn trang trí khoa học. Thể thức văn bản theo đúng quy 12 5đ thiện định (5 điểm) Tổng số điểm 100đ