Báo cáo tham luận Xây dựng cơ sở vật chất trường học xã miền núi
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tham luận Xây dựng cơ sở vật chất trường học xã miền núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_xay_dung_co_so_vat_chat_truong_hoc_xa_mien.ppt
Nội dung text: Báo cáo tham luận Xây dựng cơ sở vật chất trường học xã miền núi
- Bình Khê là một xã miền núi của huyện Đông Triều, có diện tích tự nhiên 57,79km2, dân số 2764 hộ, 9956 khẩu, địa bàn hành chính được phân chia thành 14 thôn, có 10 dân tộc cùng chung sống. Trên địa bàn xã có các cơ quan đơn vị đứng chân như: các đơn vị quân đội Trung đoàn 405, công ty cổ phần giống vật nuôi cây trồng 2006. Nhà máy nhiệt điện Mạo khê. Trong những năm qua thực hiện công cuộc mới dưới sự lãnh đạo của Huyện Đông Triều, của Đảng uỷ, sự điều hành năng động có hiệu quả của chính quyền, sự đồng thuận của MTTQ, các ban ngành đoàn thể từ xã đến các cơ sở thôn và nhân dân đã tích cực thi đua lao động sản xuất vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm, coi trọng.
- TRƯỜNG THCS BÌNH KHÊ NĂM 1994
- Năm học 2010- 2011 bên cạnh thuận lợi xong cũng gặp nhiều khó khăn như: Tổng số trường học trong xã có 6, trong đó chỉ có 4 trường cơ sở vật chất tạm ổn, 2 trường Tiểu học Bình Khê II, mần non Hoa Anh Đào, cơ sở vật chất phòng học tạm, chưa đủ và đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn chông chờ ỉ lại coi việc học tập của con em mình là trách nhiệm của nhà trường, giá cả thị trường biến động, tăng cao, đã phần nào tác động đến công tác giáo dục. Xong được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ- HĐND- UBND huyện, sự tạo điều kiện của các ngành, phòng, ban chuyên môn và phòng giáo dục và đào tạo huyện nhà, ngành giáo dục xã Bình Khê đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi như: chất lượng giáo dục được nâng lên trong mỗi cấp học, tỷ lệ học sinh giỏi, thi chuyển lớp, chuyển cấp đạt và vượt theo yêu cầu kế hoạch đề ra, đặc biệt năm 2010 toàn xã có 16 em thi đỗ đại học và 22 em thi đỗ cao đẳng hệ chính quy, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, do vậy đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- * Có được kết quả trên, trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện xã Bình Khê rút ra một số bài học kinh nghiệm là: - Trước hết phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của nhân dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện. - Làm tốt công tác tuyên truyền, vận đông để nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên phải có trình độ, nhiệt tình tâm huyết với nghề, làm đổi mới được môi trường và chất lượng giáo dục, làm tốt được công tác xã hội hoá giáo dục.
- Để công tác dạy và học thu được kết quả cao ngoài lĩnh vực chuyên môn thì việc đầu tư cơ sở vật chất như: địa điểm, xây dựng trường, lớp, phòng học, phòng chức năng đạt tiêu chuẩn theo quy định, dụng cụ phục vụ dạy và học đảm bảo theo quy định, cổng, tường bao, nhà bảo vệ cảnh quan môi trường hết sức cần thiết cho các trường học. Trong năm học qua được sự quan tâm của cấp trên, Đảng uỷ có nghị quyết lãnh đạo, chính quyền địa phương trực tiếp làm việc với Ban giám hiệu các trường trong xã, trước đầu năm học về những thuận lợi, khó khăn của nhà trường và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân trong công tác xã hội hoá giáo dục, do vậy việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, lớp học của xã thu được kết quả đáng phấn khởi như: - Tổng số kinh phí xây dựng cơ sở vật chất là: 3.9 tỷ đồng Trong đó: - kinh phí cấp trên cấp là: 3.7 tỷ đồng - ngân sách địa phương là: 50 triệu đồng - xã hội hoá nhân dân tự đóng góp là: 150 triệu đồng - nhân dân đóng góp công lao động là: 350 ngày công
- - Tổng chi xây dựng cơ sở vật chất là: Trong đó: - chi xây dựng 8 phòng học là: 3.2 tỷ đồng - chi mua sắm dụng cụ dạy và học là: 480 triệu đồng - chi xây mương mở rộng trường hoạ mi là: 50 triệu đồng - chi sửa chữa phòng học: 120 triệu đồng - chi khác là: 50 triệu đồng Ngoài kinh phí ngân sách địa phương chi xây dựng cơ sở vật chất còn chi hỗ trợ khai giảng đầu năm học, công tác thi đua - khen thưởng động viên khích lệ cho 6 trường chi trên 15 triệu đồng/ năm Để có diện tích đất xây dựng các trường, lớp học, địa phương đã vận động nhân dân tự nguyện đổi đất sang vị trí canh tác khác, nhân dân tự thu hoạch cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây ăn quả, không phải đền bù với tổng giá trị lên tới gần 1,5 tỷ đồng.
- TRƯỜNG THCS BÌNH KHÊ NĂM 1994
- * Về phần phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm học 2011- 2012: tôi nhất trí như trong báo cáo đã nêu và xin đề xuất - kiến nghị một số nội dung sau: - Đề nghị huyện tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đặc biệt là hệ thống giáo dục mầm non đối với xã Bình khê, các lớp hầu như chưa có bếp nấu ăn cho trẻ phải đi nấu nhờ, tạm bợ, một số lớp học không có tường bao bảo vệ, không có cổng rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. - Quan tâm tạo điều kiện tiếp nhận nguồn nhân lực người địa phương đã được đào tạo chuyên môn ở các trường và đủ tiêu chuẩn về công tác, sẽ có thuận lợi cho địa phương về nguồn nhân lực lâu dài ở các cấp học trong xã. Trên đây là tham luận của xã Bình Khê về công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học tại xã miền núi, trước khi dừng lời xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp