Bài thuyết trình SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_ren_ky_n.pptx
Nội dung text: Bài thuyết trình SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG Rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS PHẦN I : ĐẶT VÂN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: - Qua theo dõi kết quả phần nghe trong các kỳ kiểm tra học sinh đạt kết quả rất thấp. - Qua phỏng vấn học sinh trong nhà trường đa số các em đều sợ nghe.
- PHẦN I : ĐẶT VÂN ĐỀ 2.Thời gian thực hiện: Tôi đã thực hiện sang kiến kinh nghiệm này trong suốt năm học 2019- 2020. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này có thể áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 7 và lớp 9B trong suốt năm học 2019- 2020 ở trong nhà trường . Vào đầu năm học khi nhận giảng dạy tiếng Anh lớp 7 vàlớp 9, sau vài tiết học đầu tiên, tôi cho học sinh lớp các lớp làm bài kiểm tra nghe, tôi yêu cầu các em viết chính tả bằng tiếng anh. Tôi thu được kết quả như sau:
- KẾT QUẢ LỚP SĨ SỐ 0 < 2 2 < 5 5 < 9 9,10 SL % SL % SL % SL % 7A 44 10 22,7 20 45.5 14 31.8 0 0 7B 44 15 34.1 24 54.5 5 11.4 0 0 9A 38 8 21 24 63.2 6 15.7 0 0 CỘNG 126 33 26.1 68 54 25 19.8 0 0 Qua kết quả khảo sát tôi tìm ra 5 nguyên nhân chính sau. 1. Các em bị quên các thủ thuật nghe. 2. Khả năng phát âm của học sinh bị hạn chế. 3. Thời gian các em được luyện nghe ít. 4. Tài liệu luyện nghe còn hạn chế. 5. Học sinh chưa nắm được mức độ nghe của từng cấp học.
- PHẦN I : ĐẶT VÂN ĐỀ 4. Phạm vi nghiên cứu,ứng dụng: - Phạm vi nghiên cứu: Khối 7, lớp 9A. - Đề tài này có thể áp dụng giảng dạy cho các học sinh các khối trong chương trình của trường Trung học cơ sở Trung Lương.
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Qua một năm giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm và các giải pháp sau. A. Xác định rõ cho học sinh thế nào là nghe hiểu. Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng phụ khác. Khi chúng ta dạy cho các em nghe một ngoại ngữ, chúng ta phải dạy cho các em nghe theo nhiều cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe là: 1. Thủ thuật nghe. a. Thuộc ngày tháng năm và cách viết tắt. - Ngày trong tuần: - Tháng trong năm. Ngày Viết tắt Tháng Viết tắt 1. January Jan Monday Mon 1. February Feb 1. March Mar Tuesday Tues 1. April Apr 1. May May Wednesday Wed 1. June Jun 1. July Ju Thusday Thus 1. August Aug Friday Fri 1. September Sep 1. October Oct Saturday Sat 1. November Nov 1. December Dec Sunday Sun
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ b. Cách đánh vần chữ cái - Double ═ nhân đôi, kép, hai Ví dụ: Double two ═ 22 - Chú ý số 0 có 2 cách đọc là zero và o - Phân biệt giữa danh từ và tính từ Short ( adj) ngắn và Shorts( n) cái quần đùi c. Cách đọc số và số thứ tự - đuôi teen và ty - First và third d. Cách đọc giờ. - Past giờ hơn - To Giờ kém - A quarter ═ 15‘ - Half ═ 30‘ - Đôi khi người ta đọc tắt: Ten fifteen ═ 10 giờ 15 phút - Three forth of an hour ═ 45 phút. e. Cách xác định thông tin cần nghe ( đáp án) - Thông tin cần để xác định đáp án thường đi sau các từ: but, all right, yes, that's right. - Chú ý các động từ tương đương: start ═ begin, finish ═ end, go on ═ continue
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2. Rèn cách phát âm - Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. - Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. - Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin không được cho ra trực tiếp.
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3. Tăng thời lượng nghe cho học sinh trong các giờ dạy trên lớp và trong các buổi ôn tập. 4. Cung cấp cho học sinh tài liệu nghe: Photo tài liệu nghe phát cho học sinh. 5. Học sinh cần nắm được mức độ nghe của từng cấp học. Khối 7 flyer 4,5,6, ket 1 và khối 9 ket ,5,6,7,8
- B. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe: 1- Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe 2- Cho học sinh đoán , nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. 3- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: 4- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe. 5- việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh hoà kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe.
- B. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe: 6- Tiến hành nghe theo ba giai đọan: trước khi, trong khi và sau khi nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước: + Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán. + Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe. + Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng. * Nếu học sinh nghe không rõ thì ở mỗi từ, cấu trúc quan trọng, giáo viên cho băng tạm ngừng và cho các em nghe lời. 7- Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe. 8- Đảm bảo chất lượng mẫu nghe. +Băng đài có chất lượng tốt +Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
- C. Các kỹ năng cần có: 1- Phát âm tiếng Anh chuẩn xác. 2- Chọn phương pháp phù hợp . 3- Có tâm lý thoải mái và khả năng dự đoán các tình huống trong bài nghe. 4-Nâng cao vốn từ vựng .
- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CUỐI NĂM . Với việc dạy một tiết nghe hiểu phương pháp trên, kết quả kiểm tra nghe của học sinh cũng có tiến triển rõ rệt. KẾT QUẢ LỚP SĨ SỐ 9,10 5 < 9 2 < 5 0 < 2 SL % SL % SL % SL % 7A 44 10 22.7 25 56.8 8 18.2 1 2.3 7B 44 3 6.8 20 45.5 19 43,1 2 4.6 9A 38 8 21 20 52.6 9 23.7 1 2.2 CỘNG 126 21 16.7 65 51.6 36 28.5 4 3.2
- PHẦN III- KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác như: Pháp, Trung, Nhật nhằm giúp học sinh hình thành phát triển và cuối cùng là đạt được mục đích giao tiếp. Vậy giáo viên cần làm gì để hình thành, rèn luyện và phát triển tốt kỹ năng nghe cho học sinh? Theo tôi chúng ta không chỉ áp dụng mỗi bài nghe trong sách giáo khoa mà còn phát triển các bài hát tiêng anh theo các chủ đề để học sinh tự tin, hứng thú, vui học nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng nghe cho học sinh một cách tự nhiên, có kết quả cao. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên cần phải thường xuyên tự học sáng tạo, tìm tòi tham khảo tài liệu để có kiến thức tổng hợp, sự nhìn nhận đúng về tính chất các kỹ năng, từ đó có phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động bổ trợ phù hợp với từng kỹ năng, từng đối tượng học sinh ở các đơn vị trường học cũng như đặc điểm kiến thức bộ môn của các em học sinh để các em tiếp nhận bộ môn nói chung và các kỹ năng nói riêng một cách cởi mở, vui học mà hiệu quả. Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt một tiết từ nghe, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Do vậy tôi đã đưa ra một số yêu cầu đối với học sinh như: Chuẩn bị bài ở nhà. Trong giờ học phải nghiêm túc. Học thuộc các thủ thuật khe nghe.
- PHẦN III- KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 2 Kiến nghị và đề xuất: Giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo ,đầu tư nhiều thời gian vào bài giảng , đi vào chi tiết các bước lên lớp ,tạo hứng thú cho học sinh bằng các trò chơi,các bài thơ tiếng anh,bài hát tiếng anh. Học sinh cần chuẩn bị bài trước ở nhà ,học trong lớp phải tập trung ,nghiêm túc. Tiếng Anh đã trở nên phổ biến và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Do đó nó là một môn học rất quan trọng đối với học sinh các cấp trong đó có cấp THCS. Vì vậy tôi mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, các cơ quan ban ngành quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất cũng như những trang thiết bị thiết yếu cho bộ môn Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9 như: bổ sung đồ dùng dạy học, tranh ảnh để nhà trường có một cơ ngơi trường lớp phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. Học sinh phấn khởi đến trường yên tâm học tập cũng như có phương tiện hỗ trợ để học tốt bộ môn hơn. Qua chuyên đề " Rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh THCS" Tôi rất mong các bạn đồng môn giành thời gian tham khảo đồng thời áp dụng chuyên đề này vào quá trình giảng dạy là cơ sở để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp dạy bộ môn Tiếng Anh ngày càng hiệu quả hơn. Với những suy nghĩ và việc làm của mình có thể chuyên đề này còn có mặt hạn chế nên những vấn đề tôi nêu ra mong muốn được trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng chí giáo viên dạy Tiếng Anh cấp THCS trong huyện Bình Lục nói chung và trong nhà trường nói riêng. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, đồng môn để có phương pháp rèn luyện nghe cho học sinh , cũng như phương pháp dạy bộ môn Tiếng Anh ngày một tốt hơn.