Tóm tắt SKKN Một số ý tưởng trong việc giảng dạy Tiếng Anh 10 cho học sinh miền núi

doc 2 trang sangkien 9820
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt SKKN Một số ý tưởng trong việc giảng dạy Tiếng Anh 10 cho học sinh miền núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctom_tat_skkn_mot_so_y_tuong_trong_viec_giang_day_tieng_anh_1.doc

Nội dung text: Tóm tắt SKKN Một số ý tưởng trong việc giảng dạy Tiếng Anh 10 cho học sinh miền núi

  1. Trường THPT Bình Yên Tổ Địa - Ngoại Ngữ Giáo Viên: Lương Thị Thanh Bản tóm tắt Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 1. Tên đề tài: Một số ý tưởng trong việc giảng dạy Tiếng Anh 10 cho học sinh Miền núi. 2. Bố cục: Đề tài gồm có 5 phần Phần I: Lí do chọn đề tài: Phần II: Nội dung Phần III: Kết quả Phần IV: Kết Luận Phần V: Mục Lục 3. Nội dung cụ thể: Phần I: Lí do chọn đề tài Chương trình SGK mới nói chung, bộ môn Tiếng Anh nói riêng đã có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên qua 2 năm thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT tôi cũng như rất nhiều các đồng nghiệp khác nhận thấy rằng chương trình Tiếng Anh mới thật sự khó đối với học sinh, đặc biệt là đối với các học sinh dân tộc miền núi. Hiểu được những khó khăn mà đối tượng học sinh của mình gặp phải trong quá trình học tập, tôi đã mạnh dạn áp dung một số phương pháp giảng dạy để thích ứng quyển sách Tiếng Anh 10 với đối tượng học sinh của mình. Qua một thời gian áp dụng những kinh nghiệm này, tôi thấy những kinh nghiệm này thật sự hữu ích đối với học sinh của mình. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm này với các đồng nghiệp khác cho nên tôi đã chọn viết về đề tài này. Phần II. Nội dung: (Gồm 5 phần nhỏ ) Trong quyển sách Tiếng Anh 10, mỗi đơn vị bài học có 5 tiết và được chia làm 5 phần (Đọc, Nói, Nghe, Viết và Kiến thức ngôn ngữ ) . 1.Trong việc giảng dạy kĩ năng đọc: Ở phần này tôi nêu nên cấu trúc và các bước của một bài dạy đọc. Sau đó tôi đưa ra những kinh nghiệm của mình bằng một giáo án cụ thể . ( Bài 3: A . Reading ) – Đây là bài giảng tôi đã tham gia dự thi trong kì thi GVDG cấp cơ sở và đã được đánh giá tốt. 2. Trong việc giảng dạy kĩ năng nói: Ở phần này tôi đưa ra cấu trúc của một tiết dạy nói và mục đích của từng phần trong một giờ dạy . Qua nội dung, mục đích của từng phần tôi đã đưa ra một số ý tưởng của mình như thay đổi vị trí các bài tập, thiết kế lại một số phần , thay đổi một số câu hỏi trong sách để làm cho bài giảng dễ dàng hơn, phù hợp hơn với học sinh. Để minh hoạ cho phần này tôi đã đưa một bài giảng mà tôi đã thiết kế để dạy cho HS.(Bài 7 phần B ) 3. Trong giờ dạy kĩ năng nghe. Trước hết tôi nêu những khó khăn mà học sinh của tôi gặp phải trong quá trình học nghe sau đó tôi nêu cấu trúc chính của một bài dạy nghe và mục đích cho từng phần sau đó tôi đưa ra một giáo án của mình để minh hoạ .Trong giáo án này tôi cũng đã áp dụng những ý tưởng của mình trong việc thiết kế lại một số phần để bài giảng phù hợp với đối tượng HS cùa mình. Đây là bài giảng tôi đã thao giảng trong chuyên đề của tổ và đã được các đồng nghiệp trong tổ góp ý, ủng hộ và đánh giá tốt. 4. Trong giờ dạy kĩ năng viết. Tương tự như 3 phần trên phần này tôi cũng nêu nên cấu trúc của một bài dạy viết, mục đích các phần bài tập trong SGK cho mỗi bài giảng sau đó tôi đưa ra một giáo án cụ thể.( Bài 12: C . Writing ) 5. Trong giờ giảng về kiến thức ngôn ngữ: Mỗi bài giảng về kiến thức ngôn ngữ gồm hai phần: Phần ngữ âm và phần Ngữ pháp- từ vựng.
  2. Trước tiên tôi đưa ra những kinh nghiệm giảng dạy ngữ âm , sau đó đưa ra một số phương pháp dạy ngữ pháp như đơn giản hoá bài học, giảng ngữ pháp qua các ví dụ cụ thể, sát thực tế. sau đó đ ưa ra những bài tập do giáo viên tự thiết kế hoặc sưu tầm từ các tài liệu khác. Cuối cùng GV làm mẫu và hướng dẫn HS làm bài tập trong sách cho phần bài tập về nhà. Trong phần này tôi đã đưa ra một giáo án mà tôi đã giảng dạy cho học sinh của mình và đ ã được các đồng nghiệp khác dự giờ và đánh giá tốt trong lần thanh tra toàn diện của trường trong năm học vừa qua. ( Bài 7: Language Focus) Phần III. Kết quả: Qua một thời gian áp dụng những kinh nghiệm của mình tôi nhận thấy rằng học sinh của tôi học tập có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các học sinh ở những lớp tôi giảng dạy đều có kết quả học tập khá hơn, mỗi học sinh không còn cảm thấy quá nặng nề trong các giờ học Tiếng Anh. Chính vì vậy mà việc giảng dạy của tôi trở nên dẽ dàng và hiệu quả hơn. Phần IV: Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy Tiếng Anh lớp 10 cho đối tượng HS miền núi. Những kinh nghiệm này đã thật sựcó ích trong các bài giảng của tôi. Tôi muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp khác nên tôi chọn viết về đề tài này. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp khác để tôi có những phương pháp hay hơn trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong trường phổ thông. Phần V: Mục lục Bình Yên Ngày 19 / 5 / 2008 Người viết: Lương Thị Thanh