Tóm tắt SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1

doc 13 trang sangkien 10380
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctom_tat_skkn_kinh_nghiem_boi_duong_chuyen_mon_cho_giao_vien.doc

Nội dung text: Tóm tắt SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1

  1. KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1 ( Bản tóm tắt) A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. I.Cơ sở lý luận: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. II. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên thời gian qua: - Lãnh đạo nhà trường đã có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn mang tính đối phó và tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên. - Đa số giáo viên có sự nhiệt tình, tận tuỵ, ham học hỏi, cầu tiến song vẫn còn một bộ phận không nhỏ ý thức tự học chưa cao. Tỉ lệ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn thấp (năm 2006 là 33 %), trình độ đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau, năng lực chuyên môn không đồng đều. Chất lượng giáo dục thấp. 1/ Nguyên nhân chủ quan: 2/ Nguyên nhân khách quan: B. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng tại đơn vị trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 từ năm học 2005-2006 đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ tình hình chất lượng giáo dục của trường và tình hình đội ngũ giáo viên. Qua đó tôi nhận thức sâu sắc rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ giáo viên. Quá trình quản lý chỉ đạo suốt 5 năm qua tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng nhiều biện pháp và đạt được hiệu quả tốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên tôi xin trình bày một số biện pháp tốt nhất đã thực hiện thành công tại đơn vị cụ thể như sau: I/ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN: 1.Đối với lãnh đạo trường: 2. Đối với giáo viên: II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 1. Sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý: a. Lập kế hoạch đưa giáo viên đi đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn: b. Phân công nhiệm vụ hợp lý: 2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tư tưởng, chính trị cho đội ngũ giáo viên: 3. Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình dạy học một cách linh hoạt, phù hợp: 4. Bồi dưỡng qua dự giờ, thao giảng: 5. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả: 6. Chỉ đạo công tác soạn, giảng: 7. Thực hiện tốt công tác kiểm tra:. 8. Tổ chức viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm. 9. Một số biện pháp khác: 1
  2. C. KẾT LUẬN: I. Kết quả áp dụng kinh nghiệm: ( có bảng thống kê số liệu) Cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và có ý thức trách nhiệm cao trong công tác tự học, tự bồi dưỡng của mình. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên dần được nâng cao, một số giáo viên có tiến bộ vượt bậc đạt giáo viên giỏi các cấp. Đến năm học 2009-2010 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, có 90% giáo viên có chứng chỉ A tin học và ngoại ngữ; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn Khá và Giỏi trong đó có 50% giáo viên giỏi cấp huyện và tỉnh. Giáo viên tích cực và thường xuyên đọc báo ngành, các tạp chí, tài liệu về chuyên môn, tra cứu tài liệu trên mạng Internet để phục vụ cho công tác soạn giảng. Nhiều giáo viên bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ soạn giảng. Việc đổi mới phương pháp trong dạy học được giáo viên chú trọng đầu tư, giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, phù hợp với tình hình cụ thể của lớp. Chất lượng giờ dạy của giáo viên qua kiểm tra, dự giờ đã tiến bộ nhiều. Chất lượng giáo dục của nhà trường năm sau cao hơn năm trước góp phần xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 11 năm 2009. II. Bài học kinh nghiệm: III. Kết luận: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là nhiệm vụ cơ bản nhằm đem lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, là một nhiệm vụ không phải là dễ, nó đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ giáo viên phải vừa làm, vừa học, vừa rèn luyện tay nghề bằng sự sáng tạo và lòng say mê yêu nghề của mình. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng cho công tác quản lý của mình và đã có những kết quả tốt. Rất mong các đồng chí trao đổi góp ý, bổ sung cho nội dung kinh nghiệm tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tiến bộ. Người viết Vũ Biên Cương 2
  3. KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1 A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. I.Cơ sở lý luận: Chúng ta đều biết rằng trong giáo dục một trong những yếu tố quyết định nên chất lượng chính là đội ngũ nhà giáo. Thầy giáo, cô giáo có uy tín, có tài năng sư phạm sẽ tạo cho học sinh hứng thú học tập và mọi hoạt động của học sinh, từ đó sẽ định hướng, tác động các em trong việc xây dựng ý thức, thái độ học tập, hình thành nhân cách. Người thầy, người cô cũng là điểm tựa vững chắc để giúp các em vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong học tập nhằm đạt kết quả cao. Để trở thành một giáo viên có tay nghề giỏi, đạo đức tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực cố gắng thật nhiều trong học tập, rèn luyện và thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn của mình. Hiện nay, Ngành Giáo dục đang tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên ngày càng trở nên cấp bách. Có thực hiện tốt điều này thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Kết quả giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng dạy và học. Chính vì vậy mà người giáo viên phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phải nắm vững đường lối đổi mới đất nước trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông. Bản thân giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện suốt đời. Đồng thời phải nhận được sự chăm lo, bồi dưỡng của tập thể nhà trường dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. II. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên thời gian qua: Trong thời gian trước đây, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng giáo viên nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Ngành. Dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao thể hiện cụ thể là: - Lãnh đạo nhà trường đã có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song thực hiện chưa thật đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn mang tính đối phó và tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên. - Đa số giáo viên có sự nhiệt tình, tận tụy, ham học hỏi, cầu tiến song vẫn còn một bộ phận không nhỏ ý thức tự học chưa cao. Tỉ lệ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn thấp (năm 2006 là 33 %), trình độ đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau, năng lực chuyên môn không đồng đều. Trình độ tin học của đa số giáo viên còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, nghiên cứu chưa được chú trọng. - Hiện nay các loại sách, tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy, thiết kế bài giảng có rất nhiều, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều lựa chọn để nghiên cứu, học hỏi. Tuy nhiên, không ít giáo viên đã ỉ lại, lệ thuộc vào tài liệu, không nghiên cứu, tìm tòi; thậm chí có giáo viên tải bài giảng trên mạng về làm giáo án của mình không cần 3
  4. chỉnh sửa. Điều đó đã làm mai một năng lực chuyên môn, hiệu quả tiết dạy thấp, không phù hợp với thực tế tình hình của lớp, của trường. - Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, áp dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới của giáo viên đôi khi còn lúng túng. - Chất lượng giáo dục học sinh trong các năm học trước chưa cao. Tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp năm 2005-2006 là 73 em chiếm 14,8%, học sinh lưu ban bỏ học còn nhiều lưu ban 24 em chiếm 4,9 %, bỏ học 9 em chiếm 1,8%. 1/ Nguyên nhân chủ quan: -Ban Lãnh đạo nhà trường chưa xác định đúng tầm quan trọng và chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trong kế hoạch năm học đều có xây dựng công tác này nhưng kế hoạch thì chung chung, không có lộ trình cụ thể và khi thực hiện thì không thường xuyên, có lúc tự phát không theo kế hoạch. - Công tác chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu chưa mạnh và chặt chẽ, chưa có biện pháp tốt, chưa tạo được động lực để giáo viên phấn đấu. -Bản thân một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chưa tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, bản lĩnh chính trị. Một số giáo viên ngại khó, ngại khổ, lười suy nghĩ tìm tòi để đổi mới, không muốn thay đổi cách dạy quen thuộc lâu nay để áp dụng cách dạy mới. - Công tác sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối còn yếu chưa giúp đỡ được giáo viên trong tổ vươn lên. 2/ Nguyên nhân khách quan: - Đời sống của một số giáo viên còn gặp khó khăn, chưa có kinh phí để tham gia học tập các lớp đào tạo trên chuẩn theo hình thức tự túc. -Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và Ngành Giáo dục Đào tạo về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả tuy nhiên thời gian bồi dưỡng ngắn thường vào dịp hè, nội dung triển khai không nhiều, điều kiện bồi dưỡng tập trung một nơi nên việc đi lại, tiếp thu của giáo viên còn hạn chế. -Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Ngành chưa đầy đủ và kịp thời. Nguồn tài liệu, hệ thống thông tin chưa đầy đủ để giáo viên tham khảo làm ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên. B. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng tại đơn vị trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 từ năm học 2005-2006 đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ tình hình chất lượng giáo dục của trường và tình hình đội ngũ giáo viên. Qua đó tôi nhận thức sâu sắc rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ giáo viên. Quá trình quản lý chỉ đạo suốt 5 năm qua tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng nhiều biện pháp và đạt được hiệu quả tốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên tôi xin trình bày một số biện pháp tốt nhất đã thực hiện thành công tại đơn vị cụ thể như sau: I/ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN: 1.Đối với lãnh đạo trường: 4