SKKN Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

doc 73 trang honganh1 15/05/2023 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_to_chuc_thuc_hien_hieu_qua_cac_hinh_thuc_gi.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

  1. 1 I. TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. II. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục với nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội". Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ở trường tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua HĐGDNGLL những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách, đây là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Giữa hoạt động dạy học các môn học và HĐGDNGLL có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động bổ sung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi HĐGDNGLL được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Ở bậc tiểu học, việc tổ chức HĐGDNGLL có khả năng cùng lúc hướng tới ba đích, đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin ), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm ) và giáo dục hành vi, kỹ năng sống cho học sinh. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn quá trình quản lý và tổ chức các HĐGDNGLL của nhà trường và đi sâu về nội dung “Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, góp phần bổ sung những phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp, từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và góp phần rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh khi còn học ở bậc tiểu học.
  2. 2 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Kỹ năng sống (KNS) là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Giáo dục KNS là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất. Đối với học sinh bậc tiểu học thì HĐGDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện KNS. HĐGDNGLL có ba nhiệm vụ, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy, chúng ta phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ này của HĐNGLL để tổ chức cho các em được hoạt động. Chính từ đó mà trẻ em hoạt bát hơn, nhanh nhẹn và trưởng thành hơn; và qua đó giáo viên còn phát hiện được chính xác những học sinh có năng khiếu, năng lực quản lí để bồi dưỡng và rèn luyện. Căn cứ vào các HĐGDNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD-ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”. Mặc khác hoạt HĐGDNGLL còn giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả họat động. Rèn thói quen tốt trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
  3. 3 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục – đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đưa nội dung "Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học" thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn. KNS được hình thành từ HĐGDNGLL giúp các em rèn luyện KNS thông qua các môn học trên lớp như Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học một cách rất hiệu quả. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và một số năm làm công tác quản lý tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, tìm hiểu thực trạng về HĐGDNGLL ở trường cũng như một số trường tiểu học khác trên địa bàn Núi Thành, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề trong lĩnh vực HĐGDNGLL chưa được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên và kể cả các cán bộ chủ chốt của nhà trường nhận thức đúng. Thực trạng: - Học sinh: Học sinh ở lớp còn bỡ ngỡ về các hoạt động, kỹ năng thao tác trong sinh hoạt, kiến thức về Đội cũng như các mặt có hướng tập thể các em còn rất thụ động nhút nhát khi tham gia các hoạt động ngoài giờ. Học sinh hầu hết là ở vùng nông thôn, ngoài giờ cắp sách đến trường, phần đông các em còn phải làm nhiều việc giúp đỡ gia đình nên thời gian vui chơi của các em còn rất hạn chế. - Phụ huynh học sinh: Họ rất bận rộn công việc đồng áng và kinh tế gia đình nên việc giáo dục con em gần như họ khoán trắng cho nhà trường, có chăng cũng chỉ xem điểm trong vở và nhắc việc học bài là đã quan tâm rồi. - Giáo viên: Giáo dục trong nhà trường đã từng bước đổi mới theo hướng tích cực, nhưng nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kỹ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Giáo viên quan tâm lo lắng cho tiết học chính khóa mà quên đi vai trò quan trọng của HĐGDNGLL. - Liên đội - nhà trường: Nhiều nhà trường cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học là nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nên ít quan tâm, để HĐGDNGLL cho Liên đội và TPT tự xây dựng chương trình theo quy trình của Hội đồng Đội huyện. Nhà trường chỉ triển khai khi các hoạt động có liên quan đến chuyên môn, các ngày lễ hội chính. Chương trình HĐGDNGLL ít xây dựng thành chương trình hành động xuyên suốt cả năm học. Nhiều chương trình cũ kỹ lặp đi lặp lại, khiến các em nhàm chán, ít muốn tham gia. Chính thực trạng như vậy nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hấp dẫn sẽ lôi cuốn các em "học đi đôi với hành", nhằm từng bước đưa giáo
  4. 4 dục KNS hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả cho học sinh tiểu học, giúp cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm giáo dục kỹ năng sống: “Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống có ích, sống vui tươi.”, qua đó giúp các em nắm những điều cơ bản trong bài học ở sách giáo khoa, biết vận dụng KNS gắn liền với thực tế cuộc sống. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ KHÂU QUAN TRỌNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh có một thái độ đúng đắn đối với chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng chương trình HĐGDNGLL cụ thể. Cung cấp sẵn chủ đề và nội dung hoạt động ngay từ đầu năm học. Nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, có biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh, định hình cho lớp mình các HĐGDNGLL theo từng chủ điểm của tháng, năm của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường không chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà định hướng cho giáo viên cần phải chú ý đến mối quan hệ với gia đình - xã hội để phối hợp có hiệu quả tốt hơn trong việc học tập của các em. 2. Xây dựng đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội - Ban cán sự lớp. Vào đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tốt tháng sinh hoạt chủ điểm “Xây dựng nề nếp lớp - trường học thân thiện” trong toàn trường cả giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ cán bộ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phát hiện học sinh có năng khiếu, xây dựng, bồi dưỡng và cung cấp kiến thức để các em thực hiện theo kế hoạch thực tế của giáo viên chủ nhiệm. Cứ 2-3 em có năng khiếu trong một nhóm chịu trách nhiệm chính trong việc chọn lựa, đề cử, giao nhiệm vụ cho thành viên trong từng tổ thực hiện. Đội ngũ Ban cán sự luân phiên làm việc, chỉ đạo tốt tất cả mọi thành viên cùng tham gia hoạt động. TPT và Ban HĐNGLL kiểm tra việc chuẩn bị góp ý, trên cơ sở học sinh ở các lớp đưa lên, chọn và bình chọn các học sinh xuất sắc vào hàng ngũ của Liên đội nhà trường, các em được Ban HĐNGLL nhà trường hướng dẫn các bước tổ chức, dẫn chương trình và cách thức điều khiển hướng dẫn cho học sinh toàn trường hoạt động. Làm tốt khâu này, nhà trường sẽ có đội học sinh cốt cán từ Ban chỉ huy Liên đội và Ban cán sự lớp trực tiếp điều khiển, hướng dẫn Liên đội hoạt động. 3. Tạo môi trường tổ chức hoạt động. - Mô hình tổ chức tập thể toàn trường: Tùy theo nội dung các hình thức HĐGDNGLL mà cho học sinh tập hợp ngoài sân hoặc trong hội trường lớn. Có những hoạt động phải tổ chức ngoài trời như các hoạt động cắm trại, tham quan vườn trường, Các hoạt động giáo dục truyền thống, hội thi thì phải tổ chức trong hội trường.