SKKN Việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7

doc 21 trang sangkien 26/08/2022 16722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_viec_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_do_dung_thi_nghiem_tron.doc

Nội dung text: SKKN Việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7

  1. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 mục lục Mục lục Trang 1 Danh sách các chữ viết tắt Trang 2 Tài liệu tham khảo Trang 2 1. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề Trang 4 1.1. Lý do chọn đề tài. Trang 4 1.2. Mục tiêu của đề tài. Trang 4 1.3. Nhiệm vụ của đề tài. Trang 5 1.4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu. Trang 5 1.5. Những biện pháp và giải pháp thực hiện. Trang 5 1.5.1. Chuẩn bị thí nghiệm. Trang 5 1.5.2. Tiến hành thí nghiệm. Trang 6 1.5.3. Trao đổi ở tổ nhóm. Trang 7 2. Phần thứ hai: giải quyết vấn đề. Trang 8 2.1. Cơ sở lý luận. Trang 8 2.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng Vật lý ở trường THCS Cẩm Tân. Trang 8 2.3. Điều tra kết qủa học tập đầu năm. Trang 9 2.4. áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Trang 10 3. Phần thứ ba: kết luận. Trang 13 3.1. Kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I. Năm học 2009- 2010: Trang 13 3.2. Bài học rút ra. Trang 13 3.3. ý kiến đề xuất, đề nghị. Trang 13 Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 1
  2. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 Danh sách các chữ viết tắt TT Chữ viết thường Chữ viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Khoa học tự nhiên KHTN 4 Sách giáo khoa SGK 5 Sách giáo viên SGV 6 Sách bài tập SBT 7 Trung học cơ sở THCS Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 2
  3. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 Tài liệu tham khảo 1. Chưong trình trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục năm 2002. 2. Tài liệu thay SGK lớp 7. 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III môn Vật lý (quyển 1+2) . Nhà xuất bản giáo dục năm 2006 + 2007. 4. Đổi mới phương pháp dạy học của tác giả Trần Kiều. 5. SGK, SGV, SBT Vật lý 7. 6. Phân phối chương trình Vật lý THCS. Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 3
  4. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 Phần thứ nhất: đặt vấn đề 1.1. Lý do chọn đề tài. Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 4
  5. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 Thế giới của chúng đã đi được 1/10 chặng đường của thế kỷ 21 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Trước bối cảnh thế giới đang tiến gần đến một nền kinh tế trong phạm vi toàn cầu, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin. Việt Nam cũng trên đà phát triển và xem giáo dục là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục - Đào tạo đều nhấn manh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS ”. Năm học 2009 - 2010 là năm thứ sáu thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ - thụ động ” thầy đọc - trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như hầu hết thầy các thầy cô giáo khác những năm học vừa qua bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý THCS luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra. Bởi chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động hiệu quả và phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 5
  6. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên bậc THCS nói riêng và đội ngũ nhà giáo viên nói chung, luôn học hỏi tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh thấy thích được học môn học nói chung cũng như bộ môn Vật lý nói riêng và ham muốn khám phá tri thức nhân loại. Từ những suy nghĩ, trên tôi đã nghiên cứu trao đổi với các nhóm bộ môn cũng như với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các thí nghiệm trong các giờ học Vật lý, nhất là thí nghiệm vật lý 7. Đây là khối lớp mà bước đầu các em đã được làm quen với phương phát đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong chuyên đề này tôi muốn đề cập đến việc hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 để giờ học có hiệu quả . 1.2. Mục tiêu của đề tài. Tìm hiểu những hạn chế của học sinh lớp 7 khi sử dụng đồ dùng thí nghiệm từ đó có nhữnh biện pháp khắc phục để giờ học có hiệu quả hơn. 1.3. Nhiệm vụ của đề tài. Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau:.Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Cơ sở thực tế và hiện trạng của việc giảng dạy, sử dụng đồ dùng thí nghiệm Vật lý của HS trường THCS Cẩm Tân. Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 7 sử dụng đồ dùng thí nghiệm Vật lý. Kết quả đạt được. 1.4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu. - Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Hồng Dương. - Học kỳ I năm học: 2009 - 2010. Để khai thác các thí nghiệm làm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh một cách cao nhất cần có một số biện pháp và giải pháp sau: Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 6
  7. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 1.5. Những biện pháp và giải pháp thực hiện. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí hoá là sự khái quát hoá các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện được các thao tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm kích thích óc tò mò khám phá khoa học, ham hiểu biết, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh. Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn Vật lý lớp 7 và dạy - học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi để đề ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm hướng dẫn học sinh biết phân loại, sử dụng thành thạo và làm tốt các thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa. Sau đây tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như được trao đổi với các đồng nghiệp về biện pháp tổ chức học sinh tiếp thu kiến thức và đặc biệt là việc hướng dẫn HS sử dụng và làm thí nghiệm để đạt hiệu quả trong bài học: Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 7
  8. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 1.5.1. Chuẩn bị thí nghiệm. Nói chung thí nghiệm phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của học sinh. Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy, các thí nghiệm sẽ làm. Ví dụ: Khi nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng tức là phải trả lời được câu hỏi: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? Từ đó giáo viên xác định rõ mục đích thí nghiệm, lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm phải đơn giản dễ làm và chất lượng tốt đảm bảo độ chính xác cao. Trong quá trình giáo dục rất cần có óc sáng tạo của giáo viên để có được các dụng cụ thí nghiệm phù hợp, vì không phải dụng cụ thí nghiệm nào cũng có và cũng hoạt động tốt, nhiều khi giáo viên phải tự tạo ra các dụng cụ thí nghiệm phục phụ cho giảng dạy. Để kích thích thị giác giáo viên cũng cần phải chọn các thí nghiệm có đồ dùng màu sắc tương phản “bắt mắt” giúp học sinh quan sát tốt hơn. Thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, làm đi làm lại nhiều lần nếu thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học gây tâm lí hoang mang thất vọng đối với học sinh. Điều không thể thiếu được là giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logic. 1.5.2. Tiến hành thí nghiệm. Bước 1: Thu thập thông tin. Giáo viên hướng cho học sinh quan sát các sự kiện, hiện tượng, thí nghiệm, tìm được những thông tin cần thiết từ thực tế, sách giáo khoa, báo Lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thiết bị thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm. Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 8
  9. Đề tài : Hướng dẫn HS sử dụng hiệu qủa đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 Tiến hành thí nghiệm: Bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra. Ghi kết quả khám phá. Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng kết quả, biểu diễn kết quả bằng đồ thị , sơ đồ Bước 2: Xử lí thông tin. Ví dụ như : Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của chúng. Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm từ biểu bảng đồ thị. Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát , so sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận . Bước 3: Thông báo kết quả làm việc. Mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng đồ thị nêu kết luận đã tìm thấy được. Bước 4: Vận dụng ghi nhớ kiến thức. Vận dụng giải các bài tập ( định tính, định lượng, thực nghiệm) làm đồ chơi, dụng cụ học tập , học thuộc lòng. Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở những mức độ khác nhau (có thể GV thực hiện, có thể giáo viên điều khiển học sinh thực hiện một vài phần, có thể để học sinh tự thực hiện hoàn toàn ) Ví dụ: ở bài “Sự truyền ánh sáng” Khi nghiên cứu về đường truyền ánh sáng đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thu thập thông tin để tìm hiểu mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 2.1 trong SGK và quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin bằng ống thẳng và ống cong sau đó yêu cầu học sinh trả lời Thực hiện: Giáo viên Trường THCS Hồng Dương 9