SKKN Văn hoá lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai

doc 17 trang sangkien 7100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Văn hoá lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_hoa_le_hoi_cong_chieng_tay_nguyen_xuc_tien_quang_ba.doc

Nội dung text: SKKN Văn hoá lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP A.MỞ BÀI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước,biết bao biến cố thăng trầm đã chứng minh được sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc ta tạo nên cội nguồn của nền văn hoá phong tục việt nam với hàng nghìn năm lịch sử, kiên trì, bền bỉ, gạn đục khơi trong đã bảo tồn và phát triển những nết phong tục tập quán của người dân việt nam giữ được cho nền văn hoá dân tộc một cốt cách một dáng vể việt nam với bản lĩnh, rạng rỡ lịch sử.Việt nam một quốc gia đa dân tộc góp phần phong phú thêm nền văn hoá đồng thời giữ thêm sự bình đẳng, đa dạng về văn hoá các dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu văn hoá các dân tộc nói chung và văn hoá dân tộc Gia Lai.cũng là vấn đề quan trọng không chỉ ở việc bảo vệ gìn giữ di sản văn hoá dân tộc mà còn có sự đòi hỏi cấp bách của chiến lược đại đoàn kết của các dân tộc trong thời đại hiện nay. Nhằm góp phần xây dựng vì mục đích sẽ xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giúp không chỉ bản thân tôi mà các bạn có thêm những thông tin về việc nghiên cứu một phần dân tộc ở Gia Lai và những nét đặc sắc về phong tục tập quán của ngưòi này làm phong phú thên những tài liệu trong quá trình nghiên cứu về dân tộc thái ở Việt Nam. Với tinh thần học tập, nghiên cứu và sự đam mê về các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc ở Gia Lai nói riêng với những sự tìm kiếm và vận dụng tôi cũng đã tìm được sâu hơn về dân tộc đặc biệt này, nó đã giúp ích tôi rất nhiều được hiểu thêm về dân tộc anh em của chúng ta. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài : “Văn hoá lễ hội cồng chiêng tây nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai.” Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng các thông tin thu thập dữ liệu từ sách ,báo, internet.Do thời gian thực hiện tương đối ngắn,nên bài tiểu luận không tránh được những thiếu xót.Nên mong được sự đóng góp của mọi người để bài tiểu luận đước hoàn thiện hơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu giá trị của các lễ hội và cả về giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Gia Lai . cồng chiêng đã trở thành biểu tượng để khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng các tộc người ở Tây Nguyên, là tiếng nói chung của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên; là nguồn giao lưu văn hóa, là phương tiện để các dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 1
  2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP tồn và phát huy các giá trị của văn hóa cồng chiêng trong bộ phận dân cư này. Thực tế chứng minh bất kì một dân tộc nào cũng đều trải qua quá trình lịch sử góp phần tạo nên diện mạo cốt cách văn hoá của một dân tộc về tinh thần tự tôn dân tộc của mình. III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về giá trị nhân văn và gia trị tiềm tàng của dân tộc Tây nguyên sống và đã để lại cho ta những giá trị văn hóa vất chất và tinh thần của dân tộc trong 45 dân tộc anh em. Và cũng được sinh viên trong chúng tôi tìm hiểu về nó đặc biệt là khoa Địa Lý, và khoa Địa Lý - Du Lịch chúng tôi. IV. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. 1.Khái quát lịch sử 2.Giá trị lễ hội truyền thống 3.Lễ hội cồng chiêng Tây nguyên với xúc tiến và quảng bá du lịch SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 2
  3. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÙNG I.KHÁI QUÁT LỊCH SỬ: 1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ: Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số là những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưởng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không khỏe nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Sau đó người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei là một cái làng, Ku là người em. Pleiku nghĩa là làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với địa danh nay suốt bao năm tháng qua. Gia Lai là một vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Gia Rai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ. Các lễ hội đặc sắc ở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, múa xoang trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian và âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như tù và, đàn đá, cồng chiêng Đến Gia Lai du khách còn được xem những khu nhà mồ dân tộc với những bức tượng đủ loại và những nghi lễ còn rất hoang sơ với tôn giáo đa thần (Tô Tem) còn nhiều nét nguyên thủy. 1.2 VÙNG ĐẤT VĂN HOÁ LỊCH SỬ: Trên Cao Nguyên miền Trung Việt Nam, tỉnh Tây Nguyên Gia Lai nay đã thêm nhiều dân tộc định cư. Đó là người Kinh (chiếm xấp xỉ 50% dân số), người Tày, Thái, Nùng ở các tỉnh phía Bắc, tận biên giới vào làm ăn sinh sống. Còn người "bản thổ" lâu đời ở đây gồm 30 dân tộc cùng sinh sống được người Việt ở đồng bằng, ven biển gọi là "người Thượng", "Thượng" có nghĩa là ở trên cao, trên vùng núi, đối lại với miền "xuôi" (thấp) ở đồng bằng ven biển v.v Trong đó người Thượng Bana và Gialai là 2 dân tộc chiếm số đông, xấp xỉ hơn 40% dân số trong tỉnh. Nói chung các dân tộc Thượng đều có những sắc màu trang trí, nghệ thuật hoa văn cơ bản giống nhau. Cái chi tiết không nhiều, chỉ là thể hiện sự phong phú. Vì vậy, nói đến sắc màu trang trí, nghệ thuật hoa văn của người Thượng người ta cũng thường lưu ý đến loại hình này của người Bana và Giarai là chủ yếu. SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 3
  4. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Người dệt vài người Thượng thường dùng chỉ sợi nhuộm màu rồi dùng đồ dệt bằng gỗ, tre chuyên dùng nhưng tháo rời. Khi làm họ mới dùng nó với sợi chăng lên liên kết lại để thực hiện. Vì thế, dệt vải tạo hoa văn trang trí là một điểm cơ bản nhất tác thành kết quả. Khung dệt của họ không phải là loại cố định như người dân tộc miền núi phía Bắc hay như người Kinh nên không dệt được những tấm vải dài. Nhưng họ có thể dệt các khổ vải rộng có khi đến hơn cả mẻ hay rất hẹp mà khung cửi cố định chưa thực hiện được. Thường tấm vải dệt của người Thượng chỉ dài cỡ 6 mét. Trên cơ sở ấy, người dệt vải (chủ yếu là phụ nữ) thực hiện kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc với tay nghề quen thuộc và tài hoa người dệt tạo nên sản phẩm. Thường thì họ tạo nên những hoa văn cơ bản gồm các đường hình học, kỷ hà, là những đường thẳng song song sắc màu, đường gấp khúc, những hình tam giác, hình vuông v.v chạy dọc theo tấm vải. Cũng nhiều người tài hoa hơn thì sáng tạo thêm nhiều hình họa dệt phong phú hơn, hình người, chim thú. Vải dệt cho may y phục lễ hội được chú ý tạo dệt hoa văn trang trí sặc sỡ hơn, phong phú hơn, đẹp, bền hơn đồ thường dùng. Ơở những mép biên vải hay hai đầu và cuối tấm vải, người dệt vải có khi dùng tay buộc cột sợi chỉ với nhau tạo hoa văn một cách chậm chạp mà chắc chắn, vừa làm đẹp vừa "khóa" mối sợi, chỉ cho tấm vải tốt hơn. Khi tấm vải đã được dệt xong tùy theo các kích cỡ rộng hẹp có chủ định trước, họ cắt can, nối với nhau tạo thành áo vấn quanh người, khố hoặc váy cũng thế. Và các hoa văn trang trí đương nhiên được hình thành chạy dọc tấm vải, hay chảy dọc trên xuống theo chiều vài đóng khố (ở đàn ông). Hoa văn, sắc màu được tạo thành Ơở đồ dùng "gùi" để mang tải trên lưng cũng được dùng nan tre chuốt vót kết đan thành hoa văn theo kiểu tương tự như dệt vải. Đáng chú ý là sắc màu của vải sợi dệt kết can thành y phục. Ơở đây còn tàng chứa, ẩn tích nhiều bản sắc như là đầu mối cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu hiểu biết đối với các dân tộc Thượng và nhân loại học. Nói chung sự tồn tại đến nay thì vải dệt hoa văn người Thượng thường lấy màu đen làm nền. Trên đó họ kết sợi lên các màu đỏ, vàng (đa số) rực rỡ ở "gam màu" nóng tương phản rõ nét với nền đen. Cũng có màu trắng nhưng dường như nó xuất hiện đột khởi nhắc nhở sự tiềm ẩn như đã mờ phai theo thời gian năm tháng để phù hợp với hoàn cảnh sống, canh tác, nơi núi rừng. Sắc màu, dệt sợi màu là những tạo hình hoa văn và bố cục rất quen, thành công thức với những đường hình học, kỷ hà nói trên. Màu xanh cũng được họ sử dụng nhưng không choán chiếm lấn át nổi các màu đen, đỏ, vàng rực rỡ (nóng) xuất hiện trên vải là y phục. Có thể những màu này là dạng phát triển, biến thể của nền trắng xa xưa, nay được hoà quyện với màu không gian núi rừng cây xanh xung quanh để lẫn chìm trong nó. Nó không SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 4
  5. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP giống như sắc màu, màu nền y phục, vải dệt của một số dân tộc thiểu số phía Nam Cao Nguyên hay ven biển như những dân tộc, Chàm, Châu Ro, người Stiêng (ở đây nền màu trắng vẫn còn tồn tại mạnh, tựa như để hòa lẫn với sóng biển bạc đầu của dân đi biển hay sa mạc từng được biết đến trên thế giới). Nói đến Gia Lai với các dân tộc, người "Thượng" (khác với người miền núi thiểu sô ở các tỉnh phía Bắc lại thường được gọi chung là "dân tộc thiểu số" hay "người miền núi" hoặc gọi thẳng tên dân tộc họ như Tày, Thái, Nùng, Mèo, Dao v.v ) Tây Nguyên cũng như người Ba Na, Giarai là nói đến nghệ thuật cồng chiêng nhạc khí, trường ca chuyện cổ sử thi, là văn hóa lễ hội, là nghệ thuật điêukhắc gỗ nhà mồ, là xây dựng nhà ở, là nói đến nghệ thuật trang trí, hoa văn, sắc màu đặc biệt . SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 5
  6. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II : GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 1.LỄ HỘI: có mặt trong tất cả các sinh hoạt, nghi lễ trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Buôn làng biểu dương sức mạnh của mình bằnglễ hội. Con người gửi gắm vào tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình về quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa người với người. 2.LỄ HỘI - PHONG TỤC Ở GIALAI 2.1. Lễ hội đâm Trâu Đồng bào Jrai, Bahnar thường tổ chức lễ hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Người Bahnar tổ chức trong 3 ngày, còn người Jrai tổ chức trong một ngày rưỡi. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng , mừng thắng lợi của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, lễ xoá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng hoặc tạ ơn thần linh. Hàng năm dân làng tổ chức một lần lễ hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ đánh chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Khi già làng khấn xong, tiếng chiêng, cồng bắt đầu nổi lên hòa với tiếng hú của dân làng. Cảnh buôn làng trở nên rộn ràng, sinh động. Những ngày ở lễ hội đâm trâu, là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng vì nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của mình tới tham dự. Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, tiếng cồng chiêng càng nổi lên rộn rã, Quang cảnh lễ hội đâm trâu những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn để lừa dịp đâm trâu. Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã tắt thở, thầy cúng mang chiêng, nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hòa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông. SVTH: Đặng Thị Thanh Trâm 6